Home News Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

by admin
Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 37/2021/TT-BGDĐTHà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021

THÔNG TƯ

BAN HÀNH DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TIỂU HỌC

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, bao gồm: Môn Tiếng Việt, môn Toán, môn Ngoại ngữ, môn Đạo đức, môn Tự nhiên và Xã hội, môn Lịch sử và Địa lí, môn Khoa học, môn Tin học, môn Công nghệ, môn Giáo dục thể chất, môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật), Hoạt động trải nghiệm và Thiết bị dùng chung.

Điều 2. Căn cứ vào Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư này, các Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc mua sắm, bảo quản và sử dụng thiết bị phục vụ dạy học tại các trường Tiểu học.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2022.

1. Thông tư này thay thế Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 04 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 và Thông tư số 43/2020/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học theo lộ trình như sau:

a) Thay thế Danh mục thiết bị lớp 3 từ năm học 2022-2023;

b) Thay thế Danh mục thiết bị lớp 4 từ năm học 2023-2024;

c) Thay thế Danh mục thiết bị lớp 5 từ năm học 2024-2025.

3. Các quy định trước đây, trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ;
– Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Ủy ban VHGD của Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương các đoàn thể;
– Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
– Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo;
– Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
– Ban Tuyên giáo Trung ương;
– UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ;
– Bộ trưởng;
– Như Điều 4 (để thực hiện);
– Công báo;
– Cổng TTĐT của Chính phủ;
– Cổng TTĐT của Bộ GDĐT;
– Lưu: VT, Cục CSVC, Vụ GDTH, Vụ PC (10b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Ngọc Thưởng


DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TIỂU HỌC – MÔN TIẾNG VIỆT
(Kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bị dạy họcĐối tượng sử dụngĐơn vịSlượngGhi chú
GVHS
ATranh ảnh      
IChủ đề 1: Tập viết      
1 Bộ mẫu chữ viếtGiúp học sinh thực hành quan sát, ghi nhớ mẫu chữ viết để viết cho đúng, đẹp.a) Bộ mẫu chữ viết quy định trong trường tiểu học được phóng to, in 2 màu. Gồm 8 tờ, kích thước (540×790)mm, dung sai 10mm, in trên giấy couche, định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ, trong đó: – 4 tờ in bảng chữ cái viết thường, dấu thanh và chữ số; – 4 tờ in bằng chữ cái viết hoa. b) Mẫu chữ cái viết thường và chữ cái viết hoa đều được thể hiện ở 4 dạng: Chữ viết đứng, nét đều; chữ viết đứng, nét thanh, nét đậm; chữ viết nghiêng (15°), nét đều; chữ viết nghiêng, nét thanh, nét đậm.xxBộ01/lớpDùng cho lớp 1, 2
2 Bộ chữ dạy tập viếtGiúp học sinh thực hành quan sát mẫu chữ để hình thành biểu tượng về chữ cái, nhận biết các nét cơ bản và quy trình viết một chữ cái trước khi thực hành luyện tập bằng nhiều hình thức khác nhau.Bộ mẫu chữ viết quy định trong trường tiểu học được phóng to, in 2 màu. Gồm 39 tờ, kích thước (210×290)mm, dung sai 10mm, in từng chữ cái, chữ số trên giấy couche, định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ. Trong đó: – 29 tờ in các chữ cái tiếng Việt (một mặt in chữ cái viết thường, một mặt in chữ cái viết hoa kiểu 1); – 5 tờ in chữ số kiểu 1 (gồm 10 chữ số từ 0 đến 9, in ở hai mặt); – 5 tờ một mặt in chữ cái viết hoa kiểu 2, một mặt in chữ số kiểu 2.x Bộ01/GVDùng cho lớp 1, 2
IIChủ đề 2: Học vần      
1 Bộ thẻ chữ học vần thực hànhGiúp học sinh thực hành ghép vần, ghép tiếng, từ khóa, từ ngữ ứng dụng và thực hành vận dụng sáng tạo (ghép tiếng, từ mở rộng).Bộ mẫu chữ viết quy định trong trường tiểu học được phóng to, in 2 màu. Bao gồm: – 80 thẻ chữ, kích thước (20×60)mm, in 29 chữ cái tiếng Việt (Font chữ Vnavant, cỡ 72, kiểu chữ đậm), in màu trên nhựa, gỗ (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu tươi sáng, an toàn trong sử dụng; trong đó: d, đ, k, p, q, r, s, v, x, y (mỗi chữ cái có 2 thẻ); a, ă, â, b, c, e, ê, g, i, l, n, o, ô, ơ, u, ư (mỗi chữ cái có 3 thẻ); h, m, t (mỗi chữ cái có 4 thẻ); – 12 thẻ dấu ghi thanh, in màu trên mảnh nhựa trong, dùng để cài lên thẻ chữ; trong đó: hỏi, ngã, nặng (mỗi dấu có 2 mảnh), huyền, sắc (mỗi dấu có 3 mảnh). (Ghi chú: Các thẻ chữ có thể sử dụng với thanh cài hoặc bảng cá nhân có từ tính. Bảng cá nhân học sinh có 2 mặt, một mặt có thể viết phấn, một mặt có từ tính và viết được bút dạ.) xBộ01/HSDùng cho lớp 1
2 Bộ chữ học vần biểu diễnHướng dẫn quá trình học tập âm vần mới bằng trực quan sinh động, hấp dẫn.Bộ mẫu chữ viết quy định trong trường tiểu học. Bao gồm: – 97 thẻ chữ, kích thước (60×90)mm, in 29 chữ cái tiếng Việt (Pont chữ Vnavant, cỡ 150), in đậm trên giấy couche, định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ: b, d, đ, e, l, ơ, r, s, v, x (mỗi chữ cái có 2 thẻ); ă, â, q (mỗi chữ cái có 3 thẻ); a, c, ê, g, i, k, m, o, ô, p, u, ư, y (mỗi chữ cái có 4 thẻ); n, t (mỗi chữ cái có 5 thẻ); h (6 thẻ); – Dấu ghi thanh (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng); dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi); in trên mảnh nhựa trong để cài lên thẻ chữ; mỗi dấu có 2 mảnh; – Các thẻ được in 2 mặt (chữ màu đỏ), một mặt in chữ cái thường, mặt sau in chữ cái hoa tương ứng; – Bảng phụ có 6 thanh nẹp để gắn chữ (6 dòng), kích thước (1.000×900)mm (hoặc bảng có từ tính để gắn thẻ chữ có nam châm).x Bộ01/GVDùng cho lớp 1
IIIChủ đề 3: Chính tả      
1Tên chữ cái tiếng ViệtBảng tên chữ cái tiếng ViệtGiúp học sinh thuộc tên chữ cái tiếng Việt.Bảng ghi tên chữ cái tiếng Việt in 2 màu, 1 tờ kích thước (540×790)mm, dung sai 10mm, in trên giấy couche, định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ. Thiết kế 3 cột như sau: TT Chữ cái Tên chữ cái 1 a a 2 ă á 3 â ớ 4 b bê 5 c xê 6 d dê 7 đ đê 8 e e 9 ê ê 10 g giê 11 h hát 12 i i 13 k ca 14 l e-lờ 15 m em-mờ 16 n en-nờ 17 o o 18 ô ô 19 ơ ơ 20 p pê 21 q quy 22 r e-rờ 23 s ét-sì 24 t tê 25 u u 26 ư ư 27 v vê 28 x ích-xì 29 y i dàixxBộ02/lớpDùng cho lớp 2, 3
BVIDEO/ CLIP      
IChủ đề 1. Tập viết      
1 Video dạy viết các chữ viết thường cỡ nhỏ theo bảng chữ cái tiếng Việt (2 kiểu: chữ đứng, chữ nghiêng)Giúp học sinh thực hành quan sát, ghi nhớ mẫu các nét chữ viết để viết cho đúng, đẹp, kích thích hứng thú luyện viết chữ đẹp của học sinh.Video có nội dung dạy viết các chữ viết thường cỡ nhỏ theo bảng chữ cái tiếng Việt kèm âm thanh hướng dẫn cách xác định độ cao, độ rộng cách chấm các điểm tọa độ từng chữ (điểm đặt bút, các điểm chuyển bút, điểm dừng bút). Lưu ý: Kích cỡ dòng kẻ và chữ viết theo quy định chung của bộ mẫu chữ cái viết thường.x Bộ01/GVDùng cho lớp 1, 2, 3
2 Video dạy viết các chữ viết hoa cỡ nhỏ theo bảng chữ cái tiếng Việt (2 kiểu: chữ đứng, chữ nghiêng)Giúp học sinh thực hành quan sát, ghi nhớ mẫu các nét chữ viết để viết cho đúng, đẹp, kích thích hứng thú luyện viết chữ đẹp của học sinh.Video có nội dung dạy viết các chữ viết hoa cỡ nhỏ theo bảng chữ cái tiếng Việt kèm âm thanh hướng dẫn cách xác định độ cao, độ rộng cách chấm các điểm tọa độ từng chữ (điểm đặt bút, các điểm chuyển bút, điểm dừng bút). Lưu ý: Kích cỡ dòng kẻ và chữ theo quy định chung của bộ mẫu chữ cái viết hoa.x Bộ01/GVDùng cho lớp 1, 2, 3
IIChủ đề 2: Viết đoạn văn, bài văn      
1 Video giới thiệu, tả đồ vậtMinh họa, giúp HS quan sát, tìm hiểu các đặc điểm của đồ vật phục vụ cho hoạt động nói, viết đoạn văn giới thiệu, miêu tả đồ vật.Video/clip có nội dung về hình dáng, màu sắc, chất liệu, hoạt động của một số đồ vật quen thuộc trong đời sống, phù hợp với HS tiểu học.x Bộ01/GVDùng cho lớp 2, 3
2 Video tả con vật, cây cốiMinh họa, giúp HS quan sát, tìm hiểu các đặc điểm của con vật, cây cối để nói, viết đoạn văn/ bài văn miêu tả.– Video/clip có nội dung về hình dáng, hoạt động của một số con vật nuôi, con vật hoang dã (sống trong rừng, sống ở sông/ biển); – Video/clip có nội dung về đặc điểm của một số loài cây có trong tự nhiên (cây có hoa, cây bóng mát, cây ăn quả).x Bộ01/GVDùng cho lớp 4
3 Video tả người, tả cảnhMinh họa, giúp HS quan sát, tìm hiểu các đặc điểm của người, của phong cảnh để viết bài văn miêu tả.– Video/clip có nội dung về hình dáng, hoạt động của con người ở các độ tuổi, nghề nghiệp và công việc khác nhau; – Video/clip có nội dung về một số cảnh đẹp tiêu biểu ở các vùng, miền (biển, rừng núi, đồng bằng, miền Bắc, miền Trung, miền Nam),x Bộ01/GVDùng cho lớp 5

Ghi chú:

– Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học;

– Các tranh/ảnh dùng cho giáo viên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng ở những nơi có điều kiện;

– Đối với tranh có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng A4 (210×290)mm, có thể in trên chất liệu nhựa PP (Polypropylen);

– Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho các điểm trường;

– Các video/clip trong danh mục có thời lượng không quá 03 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280×720), hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TIỂU HỌC – MÔN TOÁN
(Kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bị dạy họcĐối tượng sử dụngĐơn vịSố lượngGhi chú
GVHS
ATHIẾT BỊ DÙNG CHUNG
IHÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG
1Hình họcThiết bị vẽ bảng trong dạy học toánGV sử dụng khi vẽ bảng trong dạy học Toán.01 chiếc thước thẳng dài tối thiểu 500mm, độ chia nhỏ nhất là 1mm, được làm bằng nhựa/gỗ hoặc vật liệu khác có độ cứng tương đương, không cong vênh, màu sắc tươi sáng, an toàn với người sử dụng. Vạch kẻ trên thước thẳng, màu chữ và kẻ vạch trên thước tương phản với màu thước để dễ đọc số.xxCái01/GV 
BTHIẾT BỊ THEO CÁC CHỦ ĐỀ
IDỤNG CỤ
1SỐ VÀ PHÉP TÍNH
1.1Số tự nhiênBộ thiết bị dạy chữ số và so sánh sốGiúp HS thực hành nhận biết số, đọc, viết, so sánh các số tự nhiên trong phạm vi từ 0 đến 100 (đối với lớp 1); từ 0 đến 1.000 (đối với lớp 2); từ 0 đến 100.000 (đối với lớp 3).Bộ thiết bị dạy chữ số và so sánh số gồm: a) Các thẻ chữ số từ 0 đến 9. Mỗi chữ số có 4 thẻ chữ, in chữ màu và gắn được lên bảng; kích thước mỗi thẻ (30×50)mm; xBộ01/HSDùng cho lớp 1, 2, 3
b) 20 que tính dài 100mm, tiết diện ngang 3mm; xBộ01/HSDùng cho lớp 1
c) 10 thẻ in hình bó chục que tính gồm 10 que tính gắn liền nhau, mỗi que tính có kích thước (100×3)mm; xBộ01/HSDùng cho lớp 1
d) Thẻ dấu so sánh (lớn hơn, bé hơn, bằng); mỗi dấu 02 thẻ, in chữ màu và gắn được lên bảng; kích thước mỗi thẻ (30×50)mm; xBộ01/HSDùng cho lớp 1, 2, 3
đ) 10 thanh chục khối lập phương (thanh chục khối lập phương là một tấm nhựa hình chữ nhật kích thước (15×150)mm, vẽ mô hình 3D của 10 khối lập phương được xếp thành một cột); xBộ01/HSDùng cho lớp 2
e) 10 bảng trăm (bảng trăm là một tấm nhựa hình vuông kích thước (150×150)mm, vẽ mô hình 3D của 100 khối lập phương được xếp thành 10 hàng, mỗi hàng gồm 10 hình lập phương); xBộ01/HSDùng cho lớp 2
g) 10 thẻ khối 1.000 (thẻ khối 1.000 là một tấm nhựa hình vuông vẽ mô hình 3D của 1000 khối lập phương, mỗi khối lập phương có kích thước (15x15x15)mm), tạo thành một mô hình 3D của khối lập phương có kích thước (150x150x150)mm; xBộ01/HSDùng cho lớp 2
h) 10 thanh 10.000 (thanh 10.000 là một tấm nhựa hình chữ nhật kích thước (15×150)mm vẽ mô hình 3D của 10 thẻ 1.000 chồng khít lên nhau); xBộ01/HSDùng cho lớp 3, 4
i) 01 thẻ ghi số 100.000 hình chữ nhật có kích thước (60×90)mm. xBộ01/HSDùng cho lớp 3, 4
Vật liệu: Tất cả các thiết bị trên được làm bằng nhựa (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu tươi sáng, an toàn trong sử dụng.
1.2Phép tínhBộ thiết bị dạy phép tínhHS thực hành cộng, trừ trong phạm vi 10, cộng trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 đối với lớp 1; Giúp HS thực hành cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 20, cộng, trừ (không nhớ, có nhớ) trong phạm vi 1.000; Phép nhân, phép chia (bảng nhân 2,5; bảng chia 2,5) Giúp HS thực hành cộng, trừ (không và có nhớ) trong phạm vi 10.000/100.000, phép nhân, phép chia trong phạm vi 10.000/100.000.Bộ thiết bị dạy phép tính gồm: xBộ01/HSDùng cho lớp 1, 2, 3
a) Thẻ dấu phép tính (cộng, trừ, nhân, chia); mỗi dấu 02 thẻ, in chữ màu và gắn được lên bảng; kích thước mỗi thẻ (30×50)mm;
b) 20 que tính dài 100mm, tiết diện ngang 3mm (như đã mô tả trong 1.1.b); xBộ Dùng cho lớp 1, 2, 3
c) 10 thẻ in hình bó chục que tính – gồm 10 que tính gắn liền nhau, mỗi que tính có kích thước (100×3)mm (như đã mô tả trong 1.1.c); xBộ Dùng cho lớp 1
d) 10 bảng trăm (bảng trăm là một tấm nhựa hình vuông kích thước (150×150)mm, vẽ mô bình 3D của 100 khối lập phương được xếp thành 10 hàng, mỗi hàng gồm 10 hình lập phương (như đã mô tả trong 1.1.e); xBộ Dùng cho lớp 1
e) 10 thẻ mỗi thẻ 2 chấm tròn, 10 thẻ mỗi thẻ 5 chấm tròn, đường kính mỗi chấm tròn trong thẻ 15mm. xBộ01/HSDùng cho lớp 2, 3
Vật liệu: Tất cả các thiết bị được làm bằng nhựa (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu tươi sáng, an toàn trong sử dụng.
2HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG     
2.1Hình họcBộ thiết bị vẽ bảng trong dạy học hình họcGV sử dụng khi vẽ bảng trong dạy học hình học.Bộ thiết bị vẽ bảng gồm: – 01 ê ke có kích thước các cạnh (300x400x500)mm; – 01 chiếc compa dài 400mm với đầu được thiết kế thuận lợi khi vẽ trên bảng bằng phấn, bút dạ, một đầu thuận lợi cho việc cố định trên mặt bảng; – 01 thước đo góc đường kính 300mm, có hai đường chia độ, khuyết ở giữa. Vật liệu: Tất cả các thiết bị được làm bằng nhựa/gỗ hoặc vật liệu có độ cứng tương đương, không cong vênh, màu sắc tươi sáng, an toàn với người sử dụng.xxBộ01/GVDùng cho lớp 3, 4, 5
2.2Khối lượngBộ thiết bị dạy khối lượngGiúp HS thực hành cân.Bộ thiết bị dạy khối lượng gồm: – 01 cân đĩa loại 5kg; – 01 hộp quả cân loại: 10g, 20g, 50g, 100g, 200g, 500g, 1kg; 2kg (mỗi loại 2 quả).xxBộ04/lớpDùng cho lớp 2, 3
2.3Dung tíchBộ thiết bị dạy dung tíchGiúp HS thực hành đo dung tích.Bộ thiết bị dạy dung tích gồm: – 01 chai 1 lít, có 10 vạch chia ghi các số 100; 200; 300;…; 1.000; – 01 ca 1 lít, có 10 vạch chia ghi các số 100; 200; 300; …; 1.000.xxBộ04/lớpDùng cho lớp 2, 3
2.4Diện tíchThiết bị dạy diện tíchGiúp HS thực hành đo diện tích.Thiết bị dạy diện tích là tấm phẳng trong suốt, kẻ ô vuông một chiều 10 ô, một chiều 20 ô. Ô vuông có kích thước (10×10)mm.xxTấm06/lớpDùng cho lớp 3
3THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT     
3.1Xác suấtBộ thiết bị dạy học yếu tố xác suấtGiúp HS khám phá, hình thành, thực hành, luyện tập về khả năng xảy ra của một sự kiện (hay hiện tượng).Bộ thiết bị dạy học yếu tố xác suất gồm: – 01 quân xúc xắc có độ dài cạnh là 20mm; có 6 mặt, số chấm xuất hiện ở mỗi mặt là một trong các số 1; 2; 3; 4; 5; 6 (mặt 1 chấm; mặt 2 chấm;…; mặt 6 chấm); – 01 hộp nhựa trong để tung quân xúc xắc (Kích thước phù hợp với quân xúc xắc); – 02 đồng xu gồm một đồng xu to có đường kính 25mm và một đồng xu nhỏ có đường kính 20mm; độ dày 1mm; làm bằng hợp kim (nhôm, đồng). Trên mỗi đồng xu, một mặt khắc nổi chữ N, mặt kia khác nổi chữ S; – 01 hộp bóng có 3 quả, trong đó có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ và 1 quả bóng vàng, các quả bóng có kích thước và trọng lượng như nhau với đường kính 35mm (giống quả bóng bàn).xxBộ06/lớpDùng cho lớp 3, 4, 5
IIMÔ HÌNH
1SỐ VÀ PHÉP TÍNH
1.1Phân sốBộ thiết bị hình học dạy phân sốGV sử dụng khi dạy học về phân số.Bộ thiết bị hình học dạy phân số gồm: – 09 hình tròn đường kính 160mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,5mm màu sáng (trong đó có 5 hình được chia thành 4 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1mm; sơn màu đỏ 1/4 hình; 1 hình được chia thành 4 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1mm, đường viền theo chu vi và đường kẻ chia (không tiếp xúc với phần sơn) là nét kẻ đứt rộng 1mm, sơn đỏ 1/4; 1 hình được chia thành 4 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1mm toàn bộ hình tròn sơn màu đỏ; 1 hình được chia thành 2 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1mm; sơn đỏ 1/2 hình; 1 hình được chia thành 6 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1mm, sơn đỏ 5/6 hình tròn); – 02 hình tròn đường kính 160mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,5mm, chuyển động quay tương đối với nhau thông qua trục nối tâm có vòng đệm ở giữa; một hình trong suốt, một hình màu tối (mỗi hình: được chia thành 8 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ, sơn màu đỏ 1/2 hình tròn. Các đường bao, đường nối tâm, có chiều rộng 1mm); – 04 hình vuông có kích thước (160×160)mm, màu trắng (trong đó có 3 hình chia thành 4 hình vuông nhỏ đều nhau qua tâm, bằng nét kẻ rộng 1mm, 1/4 hình có màu xanh cô ban và 1 hình chia thành 4 hình vuông nhỏ đều nhau qua tâm, bằng nét kẻ rộng 1mm, riêng phần không màu là nét kẻ đứt, 3/4 hình có màu xanh cô ban), độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,5 mm. (Ghi chú: Các hình có thể sử dụng từ tính để giáo viên đính lên bảng từ)x Bộ01/GVDùng cho lớp 4, 5
1.2Phân sốBộ thiết bị hình học thực hành phân sốGiúp HS khám phá, hình thành, thực hành, luyện tập về phân số.Bộ thiết bị hình học dạy học phân số gồm: – 09 hình tròn đường kính Φ40mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,2mm màu sáng (trong đó có 5 hình được chia thành 4 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1mm; sơn màu đỏ 1/4 hình; 1 hình được chia thành 4 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1mm, đường viền theo chu vi và đường kẻ chia (không tiếp xúc với phần sơn) là nét kẻ đứt rộng 1mm, sơn đỏ 1/4; 1 hình được chia thành 4 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1mm toàn bộ hình tròn sơn màu đỏ; 1 hình được chia thành 2 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1mm; sơn đỏ 1/2 hình; 1 hình được chia thành 6 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1mm, sơn đỏ 5/6 hình tròn; – 04 hình vuông có kích thước (40×40)mm, màu trắng (trong đó có 3 hình chia thành 4 hình vuông nhỏ đều nhau qua tâm, bằng nét kẻ rộng 1mm, 1/4 hình có màu xanh cô ban và 1 bình chia thành 4 hình vuông nhỏ đều nhau qua tâm, bằng nét kẻ rộng 1mm, riêng phần không màu là nét kẻ đứt, 3/4 hình có màu xanh cô ban), độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,2mm. xBộ01/HSDùng cho lớp 4, 5
2HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG
2.1Hình phẳng và hình khốiBộ thiết bị dạy hình phẳng và hình khối– Giúp GV dạy hình phẳng và hình khối. – Giúp HS thực hành nhận dạng hình phẳng và hình khối, lắp ghép xếp hình.Bộ thiết bị dạy hình phẳng và hình khối gồm:     
a) Các hình phẳng gồm: 6 hình tam giác đều cạnh 40mm; 4 hình tam giác vuông cân có cạnh góc vuông 50mm; 2 hình tam giác vuông có 2 cạnh góc vuông 40mm và 60mm; 10 hình vuông kích thước (40×40)mm; 8 hình tròn đường kính 40mm, 2 hình chữ nhật kích thước (40×80)mm. Các hình có độ dày của vật liệu tối thiểu là 2mm; xBộ01/HSDùng cho lớp 1, 2, 3
b) 4 hình tứ giác khác nhau (cạnh ngắn nhất 30mm, cạnh dài nhất 70mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 2mm); xBộ01/HSDùng cho lớp 2, 3
c1) – 02 hình thang bằng nhau, kích thước đầy lớn 280mm, đầy nhỏ 200mm, chiều cao 150mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 2mm, màu đỏ, đường cao màu trắng (trong đó có 1 hình giữ nguyên; 1 hình cắt ra 2 phần ghép lại được hình tam giác); – 02 hình tam giác bằng nhau, kích thước cạnh đáy 250mm, cạnh xiên 220mm, cao 150mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 2 mm, màu xanh côban (trong đó có 1 hình tam giác giữ nguyên, có đường cao màu đen; 1 hình cắt thành 2 tam giác theo đường cao để ghép với hình trên được hình chữ nhật);x Bộ01/GVDùng cho lớp 5
c2) – 02 hình thang bằng nhau, kích thước 2 đáy 80mm và 50mm, chiều cao 40mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,2 mm, màu đỏ, kẻ đường cao (trong đó có 1 hình thang nguyên; 1 hình thang cắt ra 2 phần ghép lại được hình tam giác); – 02 hình tam giác bằng nhau, kích thước đáy 80mm, cao 40mm, 1 góc 60°, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,2mm, màu xanh côban (trong đó có 1 hình tam giác nguyên, có kẻ đường cao; 1 hình tam giác cắt theo đường cao thành 2 tam giác để ghép với hình trên được hình chữ nhật (80×40)mm); xBộ01/HSDùng cho lớp 5
d1) 01 hình bình hành màu xanh cô ban có kích thước cạnh dài 240mm, đường cao 160mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,5mm, góc nhọn 60°;x Bộ01/GVDùng cho lớp 4
d2) 01 hình bình hành có cạnh dài 80mm, cao 50mm, góc nhọn 60°, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,2mm; xBộ01/HSDùng cho lớp 4
e1) 02 hình thoi màu đỏ có kích thước 2 đường chéo là 300mm và 160mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,5mm (1 hình giữ nguyên, 1 hình cắt làm 3 hình tam giác theo đường chéo dài và nửa đường chéo ngắn);x Bộ01/GVDùng cho lớp 4
e2) 02 hình thoi có hai đường chéo 80mm và 60mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,2mm (trong đó 1 hình giữ nguyên và 1 hình cắt làm 3 hình tam giác theo đường chéo dài và nửa đường chéo ngắn); xBộ01/HSDùng cho lớp 4
g1) 04 khối hộp chữ nhật kích thước (40x40x60)mm; xBộ01/HSDùng cho lớp 1, 2, 3
g2) 04 khối lập phương kích thước (40x40x40)mm; 04 khối trụ đường kính 40mm (trong đó, 2 cái cao 40mm, 2 cái cao 60mm); 4 khối cầu đường kính 40mm; 4 khối cầu đường kính 60mm; xBộ01/HSDùng cho lớp 1, 2, 3
g3) – 01 hình hộp chữ nhật kích thước (200x160x100)mm, 4 mặt xung quanh màu trắng, 2 đáy màu đỏ, độ dày của vật liệu tối thiểu là 2mm, các mặt liên kết với nhau bằng màng PET 0,05mm, có thể mở ra thành hình khai triển của hình hộp chữ nhật (gắn được trên bảng từ); – 01 hình hộp chữ nhật biểu diễn cách tính thể tích, kích thước trong hộp (200x160x100)mm, trong suốt, độ dày của vật liệu tối thiểu là 2mm. Bên trong chứa 1 tấm đáy (200x160x10)mm và 1 cột (10x10x90)mm, sơn ô vuông (10×10)mm bằng hai màu trắng, đỏ; – 01 hình lập phương cạnh 200mm, 4 mặt xung quanh màu trắng, 2 mặt đáy màu đỏ, độ dày của vật liệu tối thiểu là 2mm, các mặt liên kết với nhau bằng màng PET 0,05mm, có thể mở ra thành hình khai triển của hình lập phương (gắn được trên bảng từ); – 01 hình lập phương cạnh 100mm biểu diễn thể tích 1dm3, trong suốt, bên trong chứa 1 tấm đáy có kích thước bằng (100x100x10)mm và 1 cột (10x10x90)mm, ô vuông (10×10)mm có hai màu xanh, trắng; – 01 hình trụ làm bằng vật liệu trong suốt, độ dày tối thiểu là 2mm, đáy có đường kính 100mm, chiều cao 150mm; – 01 hình cầu làm bằng vật liệu màu đỏ trong suốt, độ dày tối thiểu là 3mm, đường kính 200mm; Giá đỡ có đường kính 90mm, chiều cao 20mm, độ dày tối thiểu là 2mm. Vật liệu: Tất cả các thiết bị được làm bằng nhựa, gỗ (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), có màu sắc tươi sáng, an toàn trong sử dụng.x Bộ01/GVDùng cho lớp 5
2.2Mét vuôngBộ thiết bị dạy học dạy đơn vị đo diện tích mét vuôngGV sử dụng khi dạy về diện tích.01 bảng kích thước (1.250×1.030)mm, được kẻ thành các ô có kích thước (100×100)mm.x Bảng01/GVDùng cho lớp 4
2.3Thời gianThiết bị trong dạy học về thời gianGiúp HS thực hành xem đồng hồ.Mô hình đồng hồ đường kính 300mm có kim giờ, kim phút và có thể quay đồng bộ với nhau, trên mặt đồng hồ có 60 vạch để chỉ 60 phút.x Chiếc01/lớpDùng cho lớp 1, 2, 3
IIIPHẦN MỀM
1Hình học và đo lườngPhần mềm toán họcPhần mềm toán học hỗ trợ GV giúp HS thực hành, luyện tập các yếu tố hình học.Phần mềm toán học đảm bảo hỗ trợ GV vẽ hình trong dạy học các yếu tố hình học; Phải sử dụng phần mềm không vi phạm bản quyền.x Bộ01/GV 
2Thống kê và xác suấtPhần mềm toán họcPhần mềm toán học hỗ trợ GV giúp HS thực hành, luyện tập các yếu tố Thống kê và xác suất.Phần mềm toán học đảm bảo hỗ trợ GV vẽ bảng, biểu đồ; mô tả thí nghiệm ngẫu nhiên trong dạy học các yếu tố Thống kê và xác suất; Phải sử dụng phần mềm không vi phạm bản quyền.x Bộ01/GV 

Ghi chú:

– Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học;

– Số lượng được tính cho 1 lớp với số HS là 35. Số lượng bộ thiết bị/GV trực tiếp giảng dạy có thể thay đổi để phù hợp với số HS/nhóm/lớp theo định mức tối thiểu 6HS/1 bộ;

– Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho các điểm trường;

– Những phần mềm trong danh mục chỉ trang bị cho các trường có điều kiện;

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên.

DANH MC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TIỂU HỌC – MÔN NGOẠI NGỮ
(Kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. Thiết bị dạy học ngoại ng thông dụng (lựa chọn 1)

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng trường, có thể lựa chọn một hoặc một số thiết bị sau đây để trang bị cho giáo viên dạy môn ngoại ngữ hoặc lắp đặt trong phòng học bộ môn ngoại ngữ:

TTTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bị dạy họcĐối tượng sử dụngĐơn vịSố lượngGhi chú
GVHS
1Đài đĩa CDPhát các học liệu âm thanh.– Phát các loại đĩa CD có các định dạng phổ thông; – Có cổng USB và/hoặc thẻ nhớ; – Có chức năng nhớ, tua tiến, tua lùi, tạm dừng; – Đài AM, FM; – Nguồn điện: AC 110-220V/50 Hz, sử dụng được pin.x Chiếc01Có thể sử dụng thiết bị dùng chung
2Đầu đĩaPhát học liệu hình ảnh và âm thanh cho các hoạt động nghe và nói.– Loại thông dụng; – Đọc đĩa DVD, VCD/CD, CD – RW và các chuẩn thông dụng khác; – Có cổng kết nối USB, thẻ nhớ; – Tín hiệu ra dưới dạng AV, HDMI; – Chức năng tua tiến, tua lùi, tạm dừng; – Điều khiển từ xa; – Nguồn điện: 90V – 240V/50 Hz.x Chiếc01Có thể sử dụng thiết bị dùng chung
3Máy chiếu (hoặc Màn hình hiển thị)Kết nối với máy tính và các thiết bị khác để phát âm thanh, hình ảnh.Máy chiếu: Loại thông dụng. – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens; – Độ phân giải tối thiểu XGA; – Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch; – Điều khiển từ xa; – Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có). Màn hình hiển thị: Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt; – Điều khiển từ xa; – Nguồn điện: AC 90-220V/50Hz.x Chiếc01 
4Bộ máy vi tính để bàn/hoặc máy tính xách tayKết nối với các thiết bị ngoại vi để trình chiếu bài giảng.– Loại thông dụng có cấu hình tối thiểu cài đặt được các hệ điếu hành và các phần mềm dạy học ngoại ngữ; – Màn hình tối thiểu: 17 inch (máy tính để bàn), 14 inch (máy tính xách tay); – Có các cổng kết nối tối thiểu: VGA, HDMI, USB, LAN, Wifi và Bluetooth.x Chiếc01 
5Thiết bị âm thanh đa năng di độngPhát các học liệu âm thanh và trợ âm cho giáo viên.– Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc các định dạng DVD, CD, SD, USB trên thiết bị; – Kết nối Line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh; – Công suất phù hợp với lớp học; – Kèm theo micro; – Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc.x Bộ01 
6Bộ học liệu bằng tranh Bộ tranh có nội dung theo các chủ điểm/chủ đề trong chương trình môn Ngoại ngữ cấp Tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, kích thước (148×210)mm, in offset 4 màu trên giấy couche định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ (hoặc in màu trên nhựa).x Bộ04 đến 06/GV 
7Bộ học liệu điện tửHỗ trợ giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch bài dạy (điện tử), bài giảng (điện tử), học liệu (điện tử), bài tập, bài kiểm tra đánh giá.Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo chương trình môn Ngoại ngữ cấp Tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, không vi phạm các quy định về bản quyền, pháp luật, chủ quyền, văn hóa, dân tộc, giới, các đối tượng dễ tổn thương, có hệ thống học liệu điện tử (bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy luyện nghe/nói cho học sinh, hệ thống câu hỏi, đề kiểm tra) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận tiện cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng được trên máy tính trong môi trường không có kết nối internet. Đảm bảo các chức năng: – Chức năng hỗ trợ soạn kế hoạch bài dạy điện tử; – Chức năng chuẩn bị bài giảng điện tử; – Chức năng chèn các học liệu điện tử (hình ảnh, video, âm thanh) vào giáo án điện tử; – Chức năng tạo câu hỏi, bài tập; – Chức năng kiểm tra đánh giá. Bộ học liệu điện tử gồm các bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy cho học sinh. Các nội dung phải phù hợp với chương trình.x Bộ01/GV 

II. Hệ thống thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng (lựa chọn 2 – được trang bị và lắp đặt cho 01 phòng học Bộ môn Ngoại ngữ)

TTTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bị dạy họcĐối tượng sử dụngĐơn vịSố lượngGhi chú
GVHS
1Máy chiếu đa năng hoặc Màn hình hiển thịKết nối với máy tính và các thiết bị khác để phát âm thanh hình ảnh.Máy chiếu: Loại thông dụng. – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens; – Độ phân giải tối thiểu XGA; – Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch; – Điều khiển từ xa; – Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có). Màn hình hiển thị: Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt; – Điều khiển từ xa; – Nguồn điện: AC 90-220V/50Hz.x Chiếc01 
2Thiết bị âm thanh đa năng di độngPhát các học liệu âm thanh và trợ âm cho giáo viên.– Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc các định dạng DVD, CD, SD, USB trên thiết bị; – Kết nối Line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh; – Công suất phù hợp với lớp học; – Kèm theo micro; – Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc.x Bộ01 
3Bộ học liệu bằng tranh Bộ học liệu (học liệu in) bao gồm: Bộ tranh có nội dung theo các chủ điểm/chủ đề trong chương trình môn Ngoại ngữ cấp Tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, kích thước (148×210) mm, in offset 4 màu trên giấy couche định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ (hoặc in màu trên nhựa).x Bộ04 đến 06/GV 
4Bộ học liệu điện tửHỗ trợ giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch bài dạy (điện tử), bài giảng (điện tử), học liệu (điện tử), bài tập, bài kiểm tra đánh giá.Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo chương trình môn Ngoại ngữ cấp Tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, không vi phạm các quy định về bản quyền, pháp luật, chủ quyền, văn hóa, dân tộc, giới, các đối tượng dễ tổn thương, có hệ thống học liệu điện tử (bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy luyện nghe/nói cho học sinh, hệ thống câu hỏi, đề kiểm tra) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận tiện cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng được trên máy tính trong môi trường không có kết nối internet. Đảm bảo các chức năng: – Chức năng hỗ trợ soạn kế hoạch bài dạy điện tử; – Chức năng chuẩn bị bài giảng điện tử; – Chức năng chèn các học liệu điện tử (hình ảnh, video, âm thanh) vào giáo án điện tử; – Chức năng tạo câu hỏi, bài tập; – Chức năng kiểm tra đánh giá. Bộ học liệu điện tử gồm các bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy cho học sinh. Các nội dung phải phù hợp với chương trình.x Bộ1 
5Thiết bị cho học sinhHỗ trợ học sinh học ngoại ngữ.Bao gồm: – Khối thiết bị điều khiển: tối thiểu có các phím bấm để trả lời câu hỏi trắc nghiệm, điều chỉnh âm lượng, lựa chọn kênh âm thanh nghe, gọi giáo viên; – Tai nghe có micro; – Kết nối, tiếp nhận được các điều khiển từ thiết bị của giáo viên. xBộ01/HS 
6Thiết bị dạy cho giáo viênHỗ trợ giáo viên thực hiện dạy học ngoại ngữ.      
6.1Bộ máy vi tính để bàn/hoặc máy tính xách tayKết nối với các thiết bị ngoại vi để trình chiếu bài giảng.– Loại thông dụng có cấu hình tối thiểu cài đặt được các hệ điều hành và các phần mềm dạy học ngoại ngữ, tại thời điểm trang bị máy tính không được sản xuất quá 2 năm; – Màn hình tối thiểu: 17 inch (máy tính để bàn), 14 inch (máy tính xách tay); – Có các cổng kết nối tối thiểu: VGA, HDMI, USB, LAN, Wifi và Bluetooth.x Bộ01 
6.2Khối thiết bị điều khiển của giáo viênKết nối thiết bị của giáo viên và học sinh. Điều khiển, tổ chức dạy học.Bao gồm các khối chức năng: – Khuếch đại và xử lý tín hiệu; – Tai nghe có micro; – Bộ đọc và ghi bài giảng của giáo viên: tối thiểu có cổng cắm USB, khe cắm thẻ nhớ; – Phần mềm điều khiển; – Tối thiểu phải đảm bảo các chức năng: + Có giao diện thể hiện các vị trí của học sinh trong lớp; + Có thể kết nối tới khối thiết bị điều khiển của học sinh để truyền âm thanh từ giáo viên tới một học sinh, một nhóm học sinh bất kỳ hoặc cả lớp; + Có thể kết nối tới khối thiết bị điều khiển của học sinh để truyền âm thanh từ một học sinh bất kỳ trong lớp học tới một hoặc một nhóm học sinh khác; + Có thể chia lớp học thành nhiều nhóm để thực hành giao tiếp đồng thời; + Có thể tạo tối thiểu hai kênh âm thanh độc lập để học sinh lựa chọn và luyện nghe; + Giúp giáo viên thực hiện các bài kiểm tra trắc nghiệm.x Bộ01 
6.3Phụ kiệnDùng để cung cấp điện cho các thiết bị và kết nối tín hiệu giữa các thiết bịHệ thống cáp điện và cáp tín hiệu đồng bộ (hoặc hệ thống thiết bị kết nối không dây), đủ cho cả hệ thống.xxBộ01 
7Bàn, ghế dùng cho giáo viênGiáo viên sử dụng trong quá trình dạy họcThiết kế phù hợp để lắp đặt thiết bị dạy học ngoại ngữ dành cho giáo viên.x Bộ01 
8Bàn, ghế dùng cho học sinhHọc sinh sử dụng trong quá trình học tập.Thiết kế phù hợp để lắp đặt thiết bị dạy học ngoại ngữ dành cho học sinh. xBộ01/HSNơi chưa có điều kiện có thể sử dụng 01/2HS

Ghi chú:

– Danh mục thiết bị môn ngoại ngữ có 02 (hai) phương án lựa chọn để trang bị cho các nhà trường. Căn cứ điều kiện thực tế của từng địa phương/trường học để lựa chọn một phương án trang bị cho phù hợp;

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TIỂU HỌC – MÔN ĐẠO ĐỨC
(Kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bị dạy họcĐối tượng sử dụngĐơn vịSố lượngGhi chú
GVHS
ITRANH ẢNH
1Chủ đề: Yêu nước
1.1Yêu thương gia đìnhBộ tranh về Yêu thương gia đìnhHS nhận biết được hành động, lời nói thể hiện tình yêu thương với mọi người trong gia đìnhBộ tranh thực hành gồm 06 tờ, kích thước (148×210)mm, mỗi tranh thể hiện một nội dung: – Hành động, lời nói yêu thương của bạn nhỏ với ông; – Hành động, lời nói yêu thương của bạn nhỏ với bà; – Hành động, lời nói yêu thương của bạn nhỏ với cha; – Hành động, lời nói yêu thương của bạn nhỏ với mẹ; – Hành động, lời nói yêu thương của bạn nhỏ với anh/chị; – Hành động, lời nói yêu thương của bạn nhỏ với em.xxBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 1
1.2Quê hương emBộ tranh về quê hương emHS nhận biết được một số việc làm thể hiện tình yêu quê hươngBộ tranh thực hành gồm 04 tờ, kích thước (148×210)mm, nội dung tranh thể hiện: – Chăm sóc, bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương (trồng cây, dọn vệ sinh khu phố, ngõ xóm); – Kính trọng, biết ơn những người có công với quê hương (thăm nghĩa trang liệt sĩ, thăm mẹ Việt Nam anh hùng).xxBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 2, 3
1.3Em yêu Tổ quốc Việt NamBộ tranh/ảnh về Tổ quốc Việt NamHS nhận biết được Quốc kì, Quốc hiệu; hành vi, việc làm thể hiện tình yêu Tổ quốc1. Bộ tranh/ảnh gồm 02 tờ, kích thước (790×540)mm. Mỗi tranh/ảnh thể hiện một nội dung : – Buổi chào cờ của HS trường tiểu học; – Chào cờ ở lăng Bác (có hình ảnh Quốc kỳ, Quốc hiệu Việt Nam). 2. Bộ tranh/ảnh gồm 03 tờ, kích thước (790×540)mm. Mỗi tranh/ảnh thể hiện một nội dung : – Hình ảnh các em học sinh tham gia vẽ tranh “Vì biển đảo thân yêu”; – Hình ảnh các vận động viên tay nâng niu lá quốc kỳ; – Hình ảnh học sinh tiểu học xếp hình bản đồ Việt Nam có đầy đủ các quần đảo.x Bộ01/GVDùng cho lớp 3
1.4Biết ơn người lao độngBộ tranh về Biết ơn người lao động– HS nhận biết được đóng góp của người lao động trong một số lĩnh vực. – Phân biệt được hành vi, việc làm thể hiện biết ơn/không biết ơn người lao động.1. Bộ tranh thực hành gồm 05 tờ, kích thước (148×210)mm. Mỗi tranh thể hiện hình ảnh người lao động ở một lĩnh vực đang lao động sản xuất: – Người nông dân đang lao động trên đồng ruộng; – Công nhân đang sản xuất trong nhà máy; – Bác sĩ đang chữa bệnh cho người dân; – Giáo viên đang giảng dạy; – Người lao công vệ sinh môi trường. 2. Bộ hành thực hành gồm 03 tờ, kích thước (148×210)mm. Mỗi hành thể hiện một hành vi: – Bạn nhỏ cảm ơn bác lao công đang quét rác ở ngõ phố; – Bạn nhỏ cảm ơn và mời bác bưu tá uống nước; – Một số bạn nhỏ đang nhại giọng của người thu gom phế liệu;xxBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 4 (Bộ 1 dùng chung với môn Tự nhiên Xã hội)
1.5Biết ơn những người có công với quê hương đất nước.Bộ tranh. Biết ơn những người có công với quê hương đất nướcHS thể hiện sự biết ơn với người có công với quê hương đất nướcBộ tranh/ảnh gồm 02 tờ, kích thước (790×540)mm, mỗi tranh thể hiện một nội dung: – Hình ảnh HS thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng; – Hình ảnh HS đóng góp cho Quỹ đền ơn đáp nghĩa.x Bộ01/GVDùng cho lớp 5
2Chủ đề: Nhân ái
2.1Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đìnhBộ tranh về Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đìnhHS phân biệt được hành vi, việc làm phù hợp/chưa phù hợp thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.Bộ tranh thực hành gồm 05 tờ, kích thước (148×210)mm, nội dung tranh thể hiện một số hành vi, việc làm phù hợp/chưa phù hợp thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình: – Gia đình sum họp gồm: ông, bà, cha, mẹ, anh, em; – Nhường đồ chơi cho em; – Tranh giành đồ chơi với em nhỏ; – Chăm sóc ông, bà, cha, mẹ; – Lễ phép với anh, chị.xxBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 1
2.2Kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bèBộ tranh về Kính trọng thầy giáo, cô giáoGiáo dục ý thức, hành vi kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè.Bộ tranh thực hành gồm 04 tờ, kích thước (148×210)mm, nội dung tranh thể hiện: – Kính trọng thầy giáo, cô giáo (vâng lời thầy, cô; thăm hỏi khi thầy, cô bị ốm hoặc nhân ngày 20/11); – Yêu quý bạn bè (giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn). xBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 2
2.3Quan tâm hàng xóm láng giềngBộ tranh về Quan tâm hàng xóm láng giềngHS phân biệt được hành vi, việc làm phù hợp/chưa phù hợp về quan tâm hàng xóm, láng giềng.Bộ tranh thực hành gồm 05 tờ, kích thước (148×210)mm, nội dung tranh thể hiện hành vi, việc làm phù hợp/chưa phù hợp về quan tâm hàng xóm, láng giềng: – Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm; – Thăm hỏi khi hàng xóm có chuyện vui, buồn; – Giúp đỡ hàng xóm láng giềng những việc phù hợp (trông em bé, cất giúp đồ khi hàng xóm đi vắng); – Mở nhạc to làm ảnh hưởng đến hàng xóm; – Trêu chọc thú nuôi (chó, mèo) của nhà hàng xóm. xBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 3
2.4Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khănBộ tranh về Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khănHS nhận biết được một số hành vi, việc làm thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.Bộ tranh thực hành gồm 05 tờ, kích thước (148×210)mm, nội dung tranh thể hiện hành vi cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn: – Giúp đỡ bạn khuyết tật; – Thăm hỏi, động viên bạn có hoàn cảnh khó khăn; – Quyên góp ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai; – Giúp đỡ người già cô đơn (thăm hỏi và giúp đỡ người già cô đơn ở khu dưỡng lão); – Giúp đỡ trẻ em bị ung thư (trẻ em điều trị trong bệnh viện).xxBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 4
3Chủ đề: Chăm chỉ
3.1Tự giác làm việc của mìnhBộ tranh về Tự giác làm việc của mìnhHS phân biệt được hành vi đúng và hành vi chưa đúng về tự giác làm việc của mình.Bộ tranh thực hành gồm 07 tờ, kích thước (148×210)mm, nội dung tranh thể hiện hành vi đúng và hành vi chưa đúng: – Tự gấp quần áo; – Tự giác học bài ở nhà; – Không tự giác học bài; – Tự chuẩn bị sách vở đồ dùng học tập đi học; – Hăng hái phát biểu; – Nói chuyện riêng trong giờ học; – Vệ sinh lớp học.xxBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 1
3.2Quý trọng thời gianBộ tranh về Quý trọng thời gianGiáo dục ý thức, hành vi quý trọng thời gian.Bộ tranh thực hành gồm 04 tờ, kích thước (148×210)mm, nội dung tranh thể hiện thái độ, hành vi đúng và chưa đúng: – Đi học đúng giờ/không đúng giờ; – Ăn, ngủ đúng giờ/không đúng giờ.xxBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 2
3.3Yêu lao độngBộ tranh về Yêu lao độngHS phân biệt được biểu hiện của yêu lao động với lười lao động.Bộ tranh thực hành gồm 04 tờ, kích thước (148×210)mm, nội dung tranh thể hiện hành vi tích cực, tự giác tham gia hoạt động lao động/hành vi lười lao động: – Chăm làm việc nhà (nấu cơm/rửa bát/lau dọn nhà); – Không chăm làm việc nhà (ngại việc, đùn đẩy việc nhà cho người khác); – Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (vệ sinh trường, lớp); – Trốn tránh việc lớp, việc trường.xxBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 4
4Chủ đề: Trung thực
4.1Thật thàBộ tranh về Thật thàGiáo dục đức tính thật thà.Bộ tranh thực hành gồm 05 tờ, kích thước (148×210)mm, nội dung tranh thể hiện hành vi đúng và hành vi chưa đúng: – Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất; – Nhặt được của rơi giữ làm của riêng; – Không tự ý lấy đồ dùng của bạn; – Tự ý lấy đồ dùng của bạn; – Biết nhận lỗi khi mắc lỗi.xxBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 1
4.2Nhận lỗi và sửa lỗiBộ tranh về Nhận lỗi và sửa lỗiGiáo dục ý thức, hành vi nhận lỗi và sửa lỗi.Bộ tranh thực hành gồm 02 tờ, kích thước (148×210)mm, nội dung tranh thể hiện thái độ, hành vi biết/ không biết nhận lỗi và sửa lỗi: – Khi ở trường (tự ý lấy đồ dùng học tập của bạn); – Khi ở nhà (làm vỡ bình hoa).xxBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 2
4.3Giữ lời hứaBộ tranh về Giữ lời hứaHS nhận biết được một số biểu hiện của việc giữ lời hứa.Bộ tranh thực hành gồm 03 tờ, kích thước (148×210)mm, nội dung tranh thể hiện một số biểu hiện của việc giữ lời hứa: – Đúng hẹn với bạn; – Thực hiện lời hứa với người lớn (bố mẹ, thầy cô giáo); – Thực hiện lời hứa với em nhỏ.xxBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 3
4.4Tôn trọng tài sản của người khácBộ tranh về tôn trọng tài sản của người khácHS phân biệt được hành vi đúng/chưa đúng trong việc tôn trọng tài sản của người khác.Bộ tranh thực hành gồm 04 tờ, kích thước (148×210)mm, nội dung tranh thể hiện hành vi đúng/chưa đúng trong việc tôn trọng tài sản của người khác: – Hỏi mượn khi muốn sử dụng đồ dùng của người khác; – Giữ gìn đồ dùng, tài sản của người khác cẩn thận khi được mượn; – Đền khi làm mất, làm hỏng đồ dùng của người khác; – Làm hỏng đồ dùng, tài sản của người khác.xxBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 4
5Chủ đề: Trách nhiệm
5.1Sinh hoạt nền nếpBộ tranh về Sinh hoạt nền nếpHS phân biệt được hành vi đúng và chưa đúng trong việc học tập, sinh hoạt đúng giờ, gọn gàng, ngăn nắp.Bộ tranh thực hành gồm 06 tờ, kích thước (148×210)mm, nội dung tranh thể hiện hành vi sinh hoạt nền nếp và chưa nền nếp: – Đặt báo thức, đi học đúng giờ; – Sắp xếp quần áo gọn gàng, sạch sẽ; – Sắp xếp sách vở, bàn học ngăn nắp; – Sách vở, bàn học không ngăn nắp; – Giữ gìn, bảo quản sách vở và đồ dùng học tập; – Trang phục gọn gàng phù hợp.xxBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 1
5.2Thực hiện nội quy trường, lớpBộ tranh về Thực hiện nội quy trường, lớpHS phân biệt được hành vi thực hiện tốt/chưa tốt nội quy trường, lớp.Bộ tranh thực hành gồm 06 tờ, kích thước (148×210)mm, nội dung thể hiện hành vi thực hiện tốt và chưa thực hiện tốt nội quy trường, lớp: – Vệ sinh trường, bỏ rác vào thùng; – Lễ phép với thầy cô; – Không vẽ bẩn lên tường; – Không nói chuyện riêng trong giờ học; – Trật tự khi xếp hàng; – Xô đẩy khi xếp hàng.xxBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 1
5.3Bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đìnhBộ tranh về bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đìnhHS phân biệt được hành vi đúng và chưa đúng trong việc bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình.Bộ tranh thực hành gồm 02 tờ, kích thước (148×210)mm, nội dung tranh thể hiện hành vi đúng và chưa đúng trong việc bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình: – Bảo quản đồ dùng cá nhân (sách, vở, đồ dùng học tập); – Bảo quản đồ dùng gia (tình (bát đĩa, nồi cơm điện, bàn ghế, tủ).xxBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 2
5.4Bảo vệ của côngBộ tranh về bảo vệ của côngHS phân biệt được hành vi biết/chưa biết bảo vệ của công.Bộ tranh thực hành gồm 04 tờ, kích thước (148×210)mm, nội dung tranh thể hiện hành vi biết/chưa biết bảo vệ của công: – Tắt quạt, tắt đèn khi ra khỏi lớp; – Vẽ bẩn lên bàn, ghế; – Dẫm dép bẩn lên ghế đá ở vườn hoa, công viên; – Bảo cho người có trách nhiệm khi thấy biển báo giao thông bị gẫy đổ.xxBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 4
5.5Bảo vệ môi trường sốngBộ tranh về bảo vệ môi trườngHS phân biệt được hành vi bảo vệ môi trường và hành vi gây ô nhiễm môi trường.Bộ tranh thực hành gồm 05 tờ, kích thước (148×210)mm, nội dung tranh thể hiện hành vi biết/chưa biết bảo vệ môi trường sống: – Chăm sóc cây xanh ở trường; – Dọn vệ sinh đường làng, ngõ phố; – Vứt rác xuống sông, hồ; – Bỏ rác đúng nơi quy định; – Tái chế rác thải.xxBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 5
6Chủ đề: Kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân
6.1Tự chăm sóc bản thânBộ tranh về tự chăm sóc bản thânHS phân biệt được những việc nên làm/không nên làm để tự chăm sóc bản thân.Bộ tranh thực hành gồm 07 tờ, kích thước (148×210)mm, nội dung tranh thể hiện những việc nên/không nên để tự chăm sóc bản thân: – Tự vệ sinh răng miệng; – Tự mặc quần áo; – Ngồi học đúng tư thế; – Ngồi học không đúng tư thế; – Rửa tay trước và sau khi ăn; – Tập thể dục rèn luyện sức khỏe; – Tự tắm gội.xxBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 1
6.2Thể hiện cảm xúc bản thânBộ tranh về thể hiện cảm xúc bản thânGiáo dục kĩ năng thể hiện cảm xúc bản thân.Bộ tranh thực hành gồm 02 tờ, kích thước (148×210)mm, nội dung tranh thể hiện: – Thể hiện cảm xúc tích cực (vui sướng khi được nhận quà); – Kiềm chế cảm xúc tiêu cực (giận dữ khi bị bạn xô ngã hoặc làm hỏng đồ dùng học tập của mình).xxBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 2
7Chủ đề: Kĩ năng tự bảo vệ
7.1Phòng tránh tai nạn, thương tíchBộ tranh về phòng tránh tai nạn, thương tíchGiáo dục kĩ năng tự vệ.Bộ tranh thực hành gồm 06 tờ, kích thước (148×210)mm, nội dung tranh thể hiện nguy cơ một số tai nạn, thương tích: – Đuối nước – Phòng tránh đuối nước; – Bỏng – Phòng tránh bỏng; – Ngã – Phòng tránh ngã; – Ngộ độc thực phẩm – Phòng tránh ngộ độc thực phẩm; – Điện giật – Phòng tránh điện giật; – Phòng tránh tai nạn giao thông (đi bộ, sang đường đúng quy định).xxBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 1
7.2Tìm kiếm sự hỗ trợBộ tranh về tìm kiếm sự hỗ trợGiáo dục kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.Bộ tranh thực hành gồm 02 tờ, kích thước (148×210)mm, nội dung tranh thể hiện biết và không biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi: – Lạc đường; – Người lạ cho quà và rủ đi chơi.xxBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 2
7.3Phòng tránh xâm hạiBộ tranh về phòng tránh xâm hạiHS nhận biết được một số biểu hiện của việc xâm hại trẻ em.Bộ tranh thực hành gồm 05 tờ, kích thước (148×210)mm, mỗi tranh thể hiện một nội dung: – Xâm hại về tinh thần (trẻ em bị mắng, chửi, miệt thị); – Xâm hại về thể chất (trẻ em bị đánh đập); – Bóc lột sức lao động (trẻ em bị bắt lao động quá sức); – Bỏ rơi, sao nhãng; – Xâm hại tình dục.xxBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 5
8Chủ đề: Hoạt động tiêu dùng
8.1Quý trọng đồng tiềnBộ thẻ về mệnh giá các đồng tiền Việt NamHS nêu được vai trò của tiền.Bộ thẻ minh họa những nét cơ bản của đồng tiền Việt Nam, không in ảnh Bác Hồ, in màu trên nhựa (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu tươi sáng, an toàn trong sử dụng. Gồm các mệnh giá: 1.000 đồng: 5 thẻ; 2.000 đồng: 5 thẻ; 5.000 đồng: 5 thẻ; 10.000 đồng: 5 thẻ; 20.000 đồng: 3 thẻ; 50.000 đồng: 3 thẻ; 100.000 đồng: 2 thẻ; 200.000 đồng: 1 thẻ; 500.000 đồng: 1 thẻ. Kích thước các thẻ là (40×90)mm.xxBộ Dùng cho lớp 4, 5 (dùng chung với Hoạt động trải nghiệm)
9Chủ đề: Chuẩn mực hành vi pháp luật
9.1Tuân thủ quy định nơi công cộngBộ tranh về tuân thủ quy định nơi công cộngHS phân biệt được hành vi tuân thủ và hành vi chưa tuân thủ quy định nơi công cộng.Bộ tranh thực hành gồm 02 tờ, kích thước (148×210)mm, nội dung tranh thể hiện thái độ, hành vi biết và không biết tuân thủ quy định nơi công cộng: – Tuân thủ quy định an toàn giao thông (đi bộ, ngồi sau xe máy, đèn hiệu); – Tuân thủ quy định giữ vệ sinh nơi công cộng.xxBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 2
9.2Tuân thủ quy tắc an toàn giao thôngBộ sa bàn giao thông đường bộHS nêu được một số quy tắc an toàn giao thông.Bộ sa bàn giao thông đường bộ gồm: a) 01 sa bàn ngã tư đường phố (mô tả nút giao thông) có vạch chỉ dẫn đường dành cho người đi bộ, kích thước (420×420)mm, có thể gấp gọn khi không sử dụng; b) 04 cột đèn tín hiệu giao thông; kích thước phù hợp với kích thước sa bàn; có thể cắm/đặt đúng tại các góc ngã tư trên sa bàn; c) Một số cột biển báo (đường dành cho người đi bộ; nhường đường cho người đi bộ; cấm người đi bộ; cấm đi ngược chiều; giao nhau với đường sắt; đá lở); kích thước phù hợp với kích thước sa bàn; có thể cắm/đặt đúng tại các vị trí phù hợp trên sa bàn; d) Mô hình một số phương tiện giao thông (ô tô 4 chỗ, xe buýt, xe tải, xe máy, xe đạp); kích thước phù hợp với kích thước sa bàn. Vật liệu bằng nhựa, gỗ (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu tươi sáng, an toàn trong sử dụng.xxBộ Dùng cho lớp 3 (dùng chung với môn Tự nhiên Xã hội)
9.3Quyền và bổn phận trẻ emBộ tranh về quyền trẻ emHS nhận biết được một số quyền của trẻ em.Bộ tranh thực hành gồm 10 tờ, kích thước (148×210)mm, mỗi tờ tranh thể hiện nội dung một quyền/bổn phận của trẻ em: – Quyền được chăm sóc sức khỏe; – Quyền được học tập; – Quyền được vui chơi, giải trí; – Quyền được bày tỏ ý kiến; – Quyền được tiếp cận thông tin; – Quyền được bảo vệ; – Bổn phận của trẻ em đối với gia đình; – Bổn phận cửa trẻ em đối với nhà trường; – Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng; – Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước.xxBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 4
IIVIDEO/CLIP
1Chủ đề: Yêu nước
1.1Quê hương emVideo, clip Quê hương emGiáo dục tình yêu quê hương.Video, clip minh họa: – Cảnh đẹp tiêu biểu của quê hương Việt Nam ở miền núi, đồng bằng, miền Bắc, miền Trung, và miền Nam; – Hoạt động của HS tiểu học bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp của quê hương (trồng cây, dọn vệ sinh khu phố, ngõ xóm).x Bộ01/GVDùng cho lớp 2
1.2Em yêu Tổ quốc Việt NamVideo, clip Em yêu Tổ quốc Việt NamGiáo dục tình yêu Tổ quốc.Video, clip minh họa: – Cảnh lễ chào cờ, hát quốc ca Việt Nam; – Cảnh HS tìm hiểu về một số truyền thống lịch sử, văn hóa của Việt Nam; – Cảnh HS tập một số làn điệu dân ca của Việt Nam.x Bộ01/GVDùng cho lớp 3
1.3Biết ơn những người có công với quê hương, đất nướcVideo, clip Biết ơn những người có công với quê hương, đất nướcHS thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương đất nướcVideo, clip minh họa: – Cảnh HS tìm hiểu về những người có công với quê hương đất nước; – Cảnh HS thăm hỏi, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công;x Bộ01/GVDùng cho lớp 5
2Chủ đề: Nhân ái
2.1Kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bèVideo, clip về kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bèGiáo dục ý thức, hành vi kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bèVideo, clip minh họa 02 tình huống: – Kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo (vâng lời thầy, cô; thăm hỏi khi thầy cô bị ốm hoặc nhân ngày 20/11); – Giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.x Bộ01/GVDùng cho lớp 2
2.2Quan tâm hàng xóm láng giềngVideo, clip về Quan tâm hàng xóm láng giềngHS biết ứng xử phù hợp trong tình huống để thể hiện quan tâm đến hàng xóm, láng giềngVideo, clip minh họa 02 tình huống: – Tình huống hàng xóm láng giềng có chuyện vui/ buồn; – Tình huống hàng xóm gặp khó khăn cần giúp đỡ.x Bộ01/GVDùng cho lớp 3
2.3Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khănVideo, clip về cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khănHS biết ứng xử phù hợp trong tình huống để thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.Video, clip minh họa 02 tình huống: – Tình huống cảm thông, giúp đỡ bạn khuyết tật; – Tình huống cảm thông, giúp đỡ người bị ảnh hưởng bởi thiên tai.x Bộ01/GVDùng cho lớp 4
3Chủ đề: Chăm chỉ
3.1Tự giác làm việc của mìnhVideo, clip Tự giác làm việc của mìnhHS biết ứng xử phù hợp trong tình huống để thể hiện tự giác làm việc của mình.Video, clip minh họa 02 tình huống: – Tình huống chưa tự giác làm việc của mình khi ở trường; -Tình huống chưa tự giác làm việc của mình khi ở nhà.x Bộ01/GVDùng cho lớp 1
3.2Quý trọng thời gianVideo, clip Quý trọng thời gianGiáo dục ý thức, hành vi quý trọng thời gian.Video, clip minh họa 02 tình huống: – Làm việc nhà chăm chỉ và có kế hoạch; – Đi học, học bài và làm bài đúng giờ.x Bộ01/GVDùng cho lớp 2
3.3Yêu lao độngVideo, clip Yêu lao độngHS biết đưa ra cách ứng xử phù hợp trong tình huống thể hiện yêu lao động.Video, clip minh họa 02 tình huống: – Tình huống trốn tránh lao động khi ở trường; – Tình huống trốn tránh lao động khi ở nhà.x Bộ01/GVDùng cho lớp 4
3.4Vượt qua khó khănVideo, clip Vượt qua khó khănHS biết đưa ra cách ứng xử phù hợp trong tình huống để vượt qua khó khăn.Video, clip minh họa 02 tình huống: – Tình huống gặp khó khăn trong học tập; – Tình huống gặp khó khăn trong cuộc sống.x Bộ01/GVDùng cho lớp 5
4Chủ đề: Trung thực
4.1Thật thàVideo, clip Thật thàHS biết đưa ra cách ứng xử phù hợp trong tình huống để thể hiện đức tính thật thà.Video, clip minh họa 02 tình huống: – Tình huống nhặt được của rơi khi ở trường; – Tình huống nhặt được của rơi khi ở ngoài đường.x Bộ01/GVDùng cho lớp 1
4.2Nhận lỗi và sửa lỗiVideo, clip Nhận lỗi và sửa lỗiGiáo dục ý thức, hành vi nhận lỗi và sửa lỗi.Video, clip minh họa 02 tình huống: – Biết nhận lỗi và sửa lỗi khi ở trường; – Biết nhận lỗi và sửa lỗi khi ở nhà.x Bộ01/GVDùng cho lớp 2
4.3Giữ lời hứaVideo, clip Giữ lời hứaHS biết đưa ra cách ứng xử phù hợp trong tình huống để thực hiện lời hứa.Video, clip minh họa 04 tình huống: – Tình huống giữ lời hứa với người lớn; – Tình huống giữ lời hứa với bạn bè; – Tình huống giữ lời hứa với em nhỏ; – Tình huống tự hứa với bản thân.x Bộ01/GVDùng cho lớp 3
4.4Tôn trọng tài sản của người khácVideo, clip Tôn trọng tài sản của người khácHS biết đưa ra cách ứng xử phù hợp trong tình huống để thể hiện tôn trọng tài sản của người khác.Video, clip minh họa 02 tình huống: – Tình huống muốn mượn đồ dùng của bạn nhưng bạn không có mặt ở đó; – Tình huống mượn đồ dùng của bạn nhưng chẳng may làm hỏng.x Bộ01/GVDùng cho lớp 4
4.5Bảo vệ cái đúng, cái tốtVideo, clip Bảo vệ cái đúng, cái tốtHS biết đưa ra cách ứng xử phù hợp trong tình huống để bảo vệ cái đúng, cái tốt.Video, clip minh họa 02 tình huống: – Tình huống bạn làm việc tốt nhưng lại bị các bạn khác phê phán; – Tình huống bạn nói đúng nhưng không được người khác thừa nhận.x Bộ01/GVDùng cho lớp 5
5Chủ đề: Trách nhiệm
5.1Bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đìnhVideo, clip Bảo quản đồ dùng cá nhânGiáo dục phẩm chất trách nhiệmVideo, clip minh họa tình huống biết và không biết bảo quản đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân và gia đình.x Bộ01/GVDùng cho lớp 2
5.2Bảo vệ môi trường sốngVideo, clip Bảo vệ môi trường sốngHS biết đưa ra cách ứng xử phù hợp trong tình huống để bảo vệ môi trường sống.Video, clip minh họa 02 tình huống: – Tình huống xả rác xuống sông, hồ; – Tình huống đốt rác thải nhựa gây ô nhiễm không khí.x Bộ01/GVDùng cho lớp 5
6Chủ đề: Kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân
6.1Lập kế hoạch cá nhânVideo, clip Lập kế hoạch cá nhânHS biết cách lập kế hoạch cá nhân trong một số tình huống cụ thể.Video, clip minh họa 02 tình huống: – Tình huống lập kế hoạch cho kì nghỉ hè của bản thân; – Tình huống lập kế hoạch để cải thiện một môn học còn yếu.x Bộ01/GVDùng cho lớp 5
7Chủ đề: Kĩ năng tự bảo vệ
7.1Tìm kiếm sự hỗ trợVideo, clip Tìm kiếm sự hỗ trợHS biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ trong một số tình huống cụ thể.Video, clip minh họa 03 tình huống: – Tình huống bị lạc ở nơi xa lạ; – Tình huống người lạ rủ đi chơi; – Tình huống bị bắt nạt.x Bộ01/GVDùng cho lớp 2
7.2Xử lí bất hòa với bạn bèVideo, clip Xử lý bất hòa với bạn bèHS biết đưa ra cách ứng xử phù hợp trong tình huống để xử lí bất hòa với bạn bè.Video, clip minh họa 02 tình huống: – Tình huống bất đồng ý kiến với bạn; – Tình huống bị bạn hiểu lầm.x Bộ01/GVDùng cho lớp 3
7.3Phòng tránh xâm hạiVideo, clip Phòng tránh xâm hạiHS biết cách phòng tránh nguy cơ bị xâm hại.Video, clip minh họa một số cách phòng tránh nguy cơ bị xâm hại: – Phòng tránh xâm hại về thể chất; – Phòng tránh bị bóc lột sức lao động; – Phòng tránh xâm hại tình dục.x Bộ01/GVDùng cho lớp 5
8Chủ đề: Chuẩn mực hành vi pháp luật
8.1Tuân thủ quy định nơi công cộngVideo, clip Tuân thủ quy định nơi công cộngGiáo dục ý thức tuân thủ quy định nơi công cộng.Video, clip minh họa tình huống tuân thủ và không tuân thủ quy định nơi công cộng về: – Giữ gìn vệ sinh công cộng; – Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng; – An toàn giao thông; – Bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.x Bộ01/GVDùng cho lớp 2

Ghi chú:

– Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học;

– Các tranh/ảnh dùng cho giáo viên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng;

– Đối với tranh có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng A4 (210×290)mm, có thể in trên chất liệu nhựa PP (Polypropylen);

– Đối với các tranh/ảnh trong danh mục: in offset 4 màu trên giấy couche định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ;

– Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, “GV”, “HS”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho các điểm trường;

– Các video/clip trong danh mục có thời lượng không quá 03 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280×720), hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các từ viết tắt trong danh mục;

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TIỂU HỌC – MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
(Kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dngMô tả chi tiết thiết bị dạy họcĐối tượng sử dụngĐơn vịSố lượngGhi chú
GVHS
ITRANH ẢNH      
1Chủ đề 1. Gia đình      
1.1Các thế hệ trong gia đìnhBộ tranh các thế hệ trong gia đìnhHS thực hành xây dựng sơ đồ các thế hệ trong gia đình.Bộ tranh bao gồm 8 tờ về các thành viên trong gia đình: ông, bà, bố, mẹ, con trai (2 tờ), con gái (2 tờ). Kích thước mỗi tranh (148×210)mm. xBộ01/6HSDùng cho lớp 2, 3
1.2Nghề nghiệp của người lớn trong gia đìnhBộ tranh về nghề nghiệp phổ biến trong xã hộiGiúp học sinh hình thành được biểu tượng ban đầu về một số nghề nghiệp phổ phổ biến trong xã hộiMột bộ gồm 20 tờ tranh rời minh họa các nghề: 2 tranh về nông dân (chăn nuôi, trồng trọt); 3 tranh về công nhân (xây dựng, thợ hàn, trong nhà máy dệt); 3 tranh về nghề thủ công (nghề gốm, đan lát mây tre, dệt thổ cẩm); 1 tranh về nhân viên làm vệ sinh môi trường; 3 tranh về buôn bán (bán hàng ở chợ, siêu thị, thu ngân ở siêu thị); 2 tranh về lái xe (taxi, xe ôm); 1 tranh về thợ may; 1 tranh về đầu bếp; 1 tranh về giáo viên; 1 tranh về bác sĩ; 1 tranh về công an; 1 tranh về bộ đội. Kích thước mỗi tranh (148×210)mm. xBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 1, 2, 3
1.3Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhàTranh hướng dẫn cách ứng xử khi có cháy xảy ra.Giúp HS nhận biết các cách ứng xử khi có cháy xảy ra.– Một bộ gồm 5 tranh rời mô tả một số cách ứng xử khi có cháy xảy ra. + Tranh 1: Mô tả cảnh một một số người đang chạy hớt hải, phía sau là đám cháy (thể hiện bóng nói của 1 người đang chạy: “Cháy! Cháy!”; và một người đang gọi điện thoại: “Alo! 114…”; + Tranh 2: Mô tả cách thoát hiểm khi trong nhà có cháy (nhà chung cư và nhà thấp tầng); + Tranh 3: Mô tả cách bò để thoát ra khỏi đám cháy. Vẽ hình 1 người đang bò trên sàn nhà, một tay cầm khăn ướt che mũi và miệng, trên đầu phủ thêm 1 tấm khăn ướt, phía trên là khói đen; + Tranh 4: Mô tả cách chặn khe cửa bằng khăn ướt/vải ướt để ngăn khói lan vào phòng. Vẽ một người đang dùng khăn/vải ướt chặn khe cửa, có khói thoát ra từ khe cửa; + Tranh 5: Mô tả cách dập ngọn lửa khi áo quần đang mặc trên người bị dính lửa. Vẽ 3 tranh liên hoàn: 1. Vẽ một người bị dính lửa sau vai áo; 2. Vẽ người đó đang tư thế nằm xuống đất/sàn, trên vai và lưng áo còn dính lửa; 3. Vẽ người đó đang lăn tròn trên đất/ sàn, 2 bàn tay che mặt; chỉ còn một ít lửa trên áo. Kích thước mỗi tranh (148×210)mm. xBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 3
2Chủ đề 3: Cộng đồng địa phương
2.1Hoạt động mua bán hàng hóaBộ thẻ Mệnh giá tiền Việt NamGiúp học sinh thực hành, sử dụng trong hoạt động tập mua bán hàng hóa.Bộ thẻ minh họa những nét cơ bản của đồng tiền Việt Nam, không in ảnh Bác Hồ, in màu trên nhựa (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu tươi sáng, an toàn trong sử dụng. Gồm các mệnh giá: 1.000 đồng: 5 thẻ, 2.000 đồng; 5 thẻ, 5.000 đồng: 5 thẻ, 10.000 đồng: 5 thẻ, 20.000 đồng: 3 thẻ, 50.000 đồng: 3 thẻ, 100.000 đồng: 2 thẻ, 200.000 đồng: 1 thẻ và 500.000 đồng: 1 thẻ. Kích thước các thẻ là (40×90)mm. xBộ Dùng cho lớp 2 (Dùng chung với Hoạt động trải nghiệm)
2.2Một số hoạt động sản xuấtBộ tranh về nghề nghiệp phổ biến trong xã hộiGiúp học sinh hình thành được biểu tượng ban đầu về một số nghề; Phân biệt được các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủ công, công nghiệp.Một bộ gồm 20 tờ tranh rời minh họa các nghề: 2 tranh về nông dân (chăn nuôi, trồng trọt); 3 tranh về công nhân (xây dựng, thợ hàn, trong nhà máy dệt); 3 tranh về nghề thủ công (nghề gốm, đan lát mây tre, dệt thổ cẩm); 1 tranh về công nhân làm vệ sinh môi trường; 3 tranh về buôn bán (bán hàng ở chợ, siêu thị, thu ngân ở siêu thị); 2 tranh về lái xe (taxi, xe ôm); 1 tranh về thợ may; 1 tranh về đầu bếp; 1 tranh về giáo viên; 1 tranh về bác sĩ; 1 tranh về công an; 1 tranh về bộ đội. Kích thước mỗi tranh (148×210)mm. xBộ Dùng cho lớp 2, 3 (Dùng chung với mục 1.2)
3Chủ đề 5: Con người và sức khỏe
3.1Các bộ phận bên ngoài và giác quan của cơ thểBộ tranh: Cơ thể người và các giác quanGiúp học sinh hình thành năng lực tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát.Gồm 7 tờ tranh câm (không ghi chú thích), kích thước (148×210)mm, trong đó: a) 01 tranh hình vẽ cơ thể bé trai; b) 01 tranh bình vẽ cơ thể bé gái; (Lưu ý: Hình vẽ thể hiện khái quát bộ phận sinh dục ngoài của bé trai và bé gái). c) 01 tranh hình vẽ mắt (thị giác); d) 01 tranh hình vẽ tai (thính giác); đ) 01 tranh hình vẽ mũi (khứu giác); e) 01 tranh hình vẽ lưỡi (vị giác); g) 01 tranh hình vẽ bàn tay (thể hiện xúc giác). xBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 1
3.2Các bộ phận bên ngoài và giác quan của cơ thểBộ tranh: Những việc nên và không nên làm để phòng tránh tật cận thị học đườngGiúp học sinh hình thành năng lực tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát; vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.Gồm 6 tờ tranh minh họa việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tật cận thị học đường, kích thước (148×210)mm. Trong đo: a) 01 tranh minh họa: Ngồi viết (hoặc đọc sách) đúng: tư thế, khoảng cách, vị trí chiếu sáng và đủ ánh sáng; b) 01 tranh minh họa: Khám mắt định kỳ; c) 01 tranh minh họa: Về các hoạt động ngoài trời; d) 01 tranh minh họa 2 tư thế: Ngồi viết quá gần và ngồi viết thiếu ánh sáng; đ) 01 tranh minh họa: Nằm đọc sách; e) 01 tranh minh họa 2 tư thế: Nhìn gần khi xem tivi và chơi game trên máy tính hoặc điện thoại. xBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 1
3.3Các bộ phận bên ngoài và giác quan của cơ thểBộ tranh: Các việc cần làm để giữ vệ sinh cá nhânGiúp học sinh hình thành năng lực tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát; vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.Gồm 18 tờ tranh minh họa việc cần làm để giữ vệ sinh cá nhân, kích thước (148×105)mm. Trong đó: a) 06 tranh minh họa 6 bước rửa tay đúng cách (các bước rửa tay đúng cách theo chỉ dẫn của Bộ Y tế); b) 04 tranh minh họa rửa mặt (khăn sạch/nước sạch/rửa mặt/phơi khăn mặt dưới ánh sáng mặt trời); c) 08 tranh minh họa 8 bước chải răng đúng cách (cách chải răng đúng theo chỉ dẫn của Bộ Y tế). xBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 1
3.4Giữ cho cơ thể khỏe mạnh và an toànBộ tranh về phòng tránh bị xâm hạiGiúp học sinh hình thành năng lực tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát; vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.Gồm 2 tờ tranh minh họa về phòng tránh bị xâm hại; kích thước (148×210)m. Trong đó: a) 01 tranh minh họa quy tắc bảo vệ cơ thể bé trai và bé gái (phòng tránh bị xâm hại); với dòng chữ: “Hãy nhớ! Không để ai sờ, động chạm vào bộ phận cơ thể được đồ lót che kín. Trừ khi cần được bác sĩ khám bệnh”. b) 01 tranh minh họa ba bước phòng tránh bị xâm hại: – Hình ảnh học sinh nói không một cách kiên quyết; – Hình ảnh học sinh lùi lại/bỏ đi hoặc chạy để thoát khỏi tình huống nguy hiểm; – Hình ảnh học sinh kể lại với người tin cậy những gì đã xảy ra với mình. xBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 1
3.5Cơ quan vận độngBộ xươngGiúp học sinh tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát.– 01 tranh câm về bộ xương cơ thể người, kích thước (790×540)mm dung sai 10mm; – 12 thẻ cài tranh. Mỗi thẻ ghi tên một nhóm xương chính hoặc một khớp xương (Xương đầu, Xương vai, Xương tay, Xương cột sống, Xương sườn, Xương chậu, Xương chân, Khớp sống cổ, Khớp vai, Khớp khuỷu tay. Khớp háng, Khớp đầu gối). Kích thước (30×80)mm, in một màu, trên giấy couche có định lượng 150g/m2, cán láng OPP mờ. xBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 2
3.6Cơ quan vận độngHệ cơGiúp học sinh tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát.– 01 tranh câm về hệ cơ người, kích thước (790×540)mm dung sai 10mm; – 8 thẻ cài tranh. Mỗi thẻ ghi tên một nhóm cơ chính (Cơ mặt, Cơ cổ, Cơ vai, Cơ ngực, Cơ lưng, Cơ tay, Cơ bụng, Cơ đùi). Kích thước (30×80)mm, in một màu, trên giấy couche có định lượng 150g/m2, cán láng OPP mờ. xBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 2
3.7Cơ quan hô hấpCác bộ phận chính của cơ quan hô hấpGiúp học sinh tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát.– 01 tranh câm về các bộ phận chính của cơ quan hô hấp người, kích thước (790×540)mm dung sai 10mm; – 4 thẻ cài tranh. Mỗi thẻ ghi tên một bộ phận chính của cơ quan hô hấp (Mũi, Khí quản, Phế quản, Phổi). Kích thước (30×80)mm, in một màu, trên giấy couche có định lượng 150g/m2, cán láng OPP mờ (hoặc in màu trên nhựa). xBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 2
3.8Cơ quan bài tiết nước tiểuCác bộ phận chính của cơ quan bài tiết nước tiểuGiúp học sinh tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát.– 01 tranh câm về các bộ phận chính của cơ quan bài tiết nước tiểu người. Kích thước (790×540)mm dung sai 10mm; – 4 thẻ cài tranh. Mỗi thẻ ghi tên một bộ phận chính của cơ quan bài tiết nước tiểu (Thận, Ống dẫn nước tiểu, Bóng đái, Ống đái). Kích thước (30×80)mm, in một màu, trên giấy couche có định lượng 150g/m2, cán láng OPP mờ (hoặc in màu trên nhựa). xBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 2
3.9Cơ quan tiêu hóaCác bộ phận chính của cơ quan tiêu hóaGiúp học sinh tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát.– 01 tranh câm về các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa, kích thước (790×540)mm dung sai 10mm; – 10 thẻ cài tranh. Mỗi thẻ ghi tên một bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa (Miệng, Thực quản, Dạ dày, Ruột non, Ruột già, Hậu môn, Tuyến nước bọt, Gan, Túi mật, Tuyến tụy). Kích thước (30×80)mm, in một màu, trên giấy couche có định lượng 150g/m2, cán láng OPP mờ (hoặc in màu trên nhựa). xBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 3
3.10Cơ quan tuần hoànCác bộ phận chính của cơ quan tuần hoànGiúp học sinh tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát.– 01 tranh câm về các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn, kích thước (790×540)mm dung sai 10mm. (Có bình cắt mạch máu phóng to thể hiện máu chảy trong mạch máu); – 3 thẻ cài tranh. Mỗi thẻ ghi tên một bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn (Tim, Các mạch máu, Máu). Kích thước (30×80)mm, in một màu, trên giấy couche có định lượng 150g/m2, cán láng OPP mờ (hoặc in màu trên nhựa). xBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 3
3.11Cơ quan thần kinhCác bộ phận chính của cơ quan thần kinhHS tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát.– 01 tranh câm về các bộ phận chính của cơ quan thần kinh, kích thước (790×540)mm dung sai 10mm; – 3 thẻ cài tranh. Mỗi thẻ ghi tên một bộ phận chính của cơ quan thần kinh (Não, Tủy sống, Các dây thần kinh). Kích thước (30×80)mm, in một màu, trên giấy couche có định lượng 150g/m2, cán láng OPP mờ (hoặc in màu trên nhựa). xBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 3
4Chủ đề 6: Trái Đất và bầu trời      
4.1Các mùa trong nămBốn mùaHS tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát.Một bộ gồm 4 tờ tranh. Mỗi tranh minh họa về một mùa: mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông. Kích thước mỗi tranh (148×210)mm. xBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 2
4.2Các mùa trong nămMùa mưa và mùa khôHS tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát.Một bộ gồm 2 tờ tranh, mỗi tranh minh họa một mùa: mùa mưa, mùa khô. Kích thước mỗi tranh (148×210)mm. xBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 2
4.3Các hiện tượng thiên tai thường gặpMột số hiện tượng thiên tai thường gặpHS tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát.Một bộ gồm 5 tờ tranh mô tả một số hiện tượng thiên tai. Mỗi tranh mô tả một hiện tượng thiên tai: bão; lũ; lụt; giông sét; hạn hán. Kích thước mỗi tranh (148×210)mm. xBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 2
IIMÔ HÌNH, MẪU VẬT      
1Chủ đề 3: Cộng đồng địa phương      
1.1Hoạt động giao thôngBộ sa bàn giáo dục giao thôngGiúp học sinh tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát; vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.Gồm: a) 01 sa bàn ngã tư đường phố (mô tả nút giao thông), có vạch chỉ dẫn đường dành cho người đi bộ; kích thước (420×420)mm; Có thể gấp gọn khi không sử dụng; b) 04 cột đèn tín hiệu giao thông; kích thước phù hợp với kích thước sa bàn; có thể cắm/đặt đúng tại các góc ngã tư trên sa bàn; c) Một số cột biển báo (Đường dành cho người đi bộ; nhường đường cho người đi bộ; cấm người đi bộ; cấm đi ngược chiều; giao nhau với đường sắt; đá lở); kích thước phù hợp với kích thước sa bàn; có thể cắm/đặt đúng tại các vị trí phù hợp trên sa bàn; d) Mô hình một số phương tiện giao thông (Ô tô 4 chỗ; xe buýt; xe tải; xe máy; xe đạp); kích thước phù hợp với kích thước sa bàn. Vật liệu: Bằng nhựa, gỗ (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu tươi sáng, an toàn trong sử dụng. xBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 1, 2
2Chủ đề 5: Con người và sức khỏe      
2.1Cơ quan vận độngMô hình Bộ xươngGiúp học sinh tìm tòi khám phá mô hình Bộ xương người.Chất dẻo PVC hoặc tương đương; có giá đỡ; Tháo lắp được hộp sọ, xương tay (chỗ khớp vai), xương chân (cho khớp háng). Kích thước tối thiểu: 85 cm.x Bộ01/PHBMDùng cho lớp 2
2.2Cơ quan vận độngMô hình Hệ cơGiúp học sinh tìm tòi khám phá mô hình hệ cơ người.Chất dẻo PVC hoặc tương đương; có 27 bộ phận và giá đỡ. Kích thước tối thiểu: 80 cm.x Bộ01/PHBMDùng cho lớp 2
2.3Cơ quan hô hấpMô hình giải phẫu cơ quan nội tạng (bán thân)Giúp học sinh hình thành năng lực tìm tòi khám phá mô hình giải phẫu cơ quan nội tạng người.Chất dẻo PVC hoặc tương đương. Tháo lắp được để nhận biết: não; tim, động mạch, tĩnh mạch; 2 lá phổi; dạ dày, gan, ruột; 2 quả thận. Kích thước tối thiểu: 42 cm.x Bộ01/PHBMDùng cho lớp 2, 3
Cơ quan bài tiết nước tiểu
Cơ quan Tiêu hóa
Cơ quan Tuần hoàn
Cơ quan Thần kinh
3Chủ đề 6: Trái Đất và bầu trời      
3.1Một số đặc điểm của Trái ĐấtQuả địa cầuHS thực hành quan sát mô hình thu nhỏ của Trái Đất– Nội dung: Thể hiện rõ các châu lục và các đại dương; Đường xích đạo; – Hình dạng: Quả địa cầu có giá đỡ; – Chất liệu: Nhựa cao cấp, không độc hại, an toàn cho sức khỏe; – Kích thước: Đường kính 30cm; – Tỷ lệ 1/42.474.000; – Ngôn ngữ: tiếng Việt. xQuả01/6HS/PHBMDùng cho cả môn Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5
IIIDỤNG CỤ        
1Chủ đề 6: Trái Đất và bầu trời      
1.1Phương hướngLa bànHS thực hành xác định phương hướng bằng la bàn– Đường kính la bàn tối thiểu 6cm, nắp nhựa, mặt nhựa. xChiếc01/6HS/PHBMDùng cho lớp 3
IVVIDEO/CLIP      
1Các hiện tượng thiên tai thường gặpBộ các Video/ClipCung cấp cho học sinh về kiến thức và kĩ năng phòng tránhBộ Video/clip bao gồm: – Một Video/Clip mô tả nổi bật hiện tượng bão và cách phòng tránh; – Một Video/Clip mô tả nổi bật hiện tượng lũ, lụt, sạt lở đất và cách phòng tránh; – Một Video/Clip mô tả nổi bật hiện tượng xâm nhập mặn và cách phòng tránh; – Một Video/Clip mô tả nổi bật hiện tượng giông sét và cách phòng tránh; – Một Video/Clip mô tả nổi bật hiện tượng hạn hán và cách phòng tránh.x Bộ01/GVDùng cho lớp 2
2Con người và sức khỏeBộ các Video/ClipGiúp học sinh tìm tòi khám phá các cơ quan trong cơ thể ngườiBộ Video/clip bao gồm: – Một Video/Clip mô tả, thể hiện rõ hoạt động và chức năng của cơ quan vận động (Bộ xương, hệ cơ); – Một Video/Clip mô tả, thể hiện rõ hoạt động và chức năng của cơ quan hô hấp; – Một Video/Clip mô tả, thể hiện rõ hoạt động và chức năng của cơ quan bài tiết nước tiểu; – Một Video/Clip mô tả, thể hiện rõ hoạt động và chức năng của cơ quan tiêu hóa; – Một Video/Clip mô tả, thể hiện rõ hoạt động và chức năng của cơ quan tuần hoàn; – Một Video/Clip mô tả, thể hiện rõ hoạt động và chức năng của cơ quan thần kinh.x Bộ01/GVDùng cho lớp 2, 3

Ghi chú:

– Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học;

– Các tranh/ảnh dùng cho giáo viên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng;

– Đối với tranh có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng A4 (210 x 290) mm, có thể in trên chất liệu nhựa PP (Polypropylen);

– Các tranh/ bộ tranh trong danh mục in offset 4 màu, trên giấy couche có định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ;

– Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, “PHBM”, “GV”,“HS” căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp, số lượng PHBM để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho các điểm trường;

– Những phần mềm trong danh mục chỉ trang bị cho các trường có điều kiện;

– Các Video/clip trong danh mục có thời lượng không quá 3 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280×720), hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ PHBM: Phòng học bộ môn.

+ GV: Giáo viên;

+ HS: Học sinh.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TIỂU HỌC – MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
(Kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bị dạy họcĐối tượng sử dụngĐơn vịSố lượngGhi chú
GVHS
ATHIẾT BỊ DÙNG CHUNG
I Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (Dành cho Tiểu học)HS xác định vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Việt Nam; Chỉ một số dãy núi chính, một số con sông chính, một số cao nguyên và một số mỏ khoáng sản của Việt Nam.Bản đồ treo tường thể hiện các nội dung: – Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Việt Nam; – Địa hình (Phân tầng độ cao; Phân tầng độ sâu); – Một số dãy núi chính (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Sông Gâm, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Đông Triều, dãy Trường Sơn); Một số con sông chính (sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng, sông Xê Xan, sông Xrê Pôk, sông Ba, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu); Một số cao nguyên (cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Kon Tum, cao nguyên Plây Ku, cao nguyên Đắk Lắk, cao nguyên Lâm Viên, cao nguyên Di Linh); địa điểm phân bố một số khoáng sản chính ở Việt Nam (than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, bô-xit, thiếc, vàng, đồng, apatit). Bản đồ thể hiện lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời; chú ý vùng biển có các đảo và quần đảo lớn, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kích thước (720×1.020)mm.xxTờ01/GVDùng cho lớp 4, 5
II Bản đồ hành chính Việt NamHS xác định vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam và vị trí các tỉnh/thành phố Việt Nam.Bản đồ treo tường thể hiện đầy đủ 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (tính đến năm 2021). Bản đồ thể hiện lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời; chú ý vùng biển có các đảo và quần đảo lớn, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kích thước (720×1.020)mm.xxTờ01/GVDùng cho lớp 4, 5
III Bản đồ các nước và lãnh thổ trên thế giớiHS xác định vị trí địa lí của một số nước trên thế giới.Bản đồ treo tường thể hiện các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thể hiện rõ thủ đô của các nước. Kích thước (720×1.020)mm.xxTờ01/GVDùng cho lớp 4, 5
BTHIẾT BỊ DÙNG CHO LỚP 4     
ITRANH ẢNH     
1Chủ đề: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ     
1.1Thiên nhiênBộ tranh/ ảnh: Một số dạng địa hình ở vùng Trung du và miền núi Bắc BộHS mô tả một số dạng địa hình tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.Bộ tranh gồm 04 tờ, mỗi tờ thể hiện một nội dung sau đây: – 01 tờ thể hiện dãy núi Hoàng Liên Sơn; – 01 tờ thể hiện đỉnh núi Pansipan (Phan-xi-păng); – 01 tờ thể hiện cao nguyên Mộc Châu; – 01 tờ thể hiện vùng đồi bát úp trung du Bắc Bộ, trồng chè, cây ăn quả. Các tranh có kích thước (420×290)mm. xBộ01/4 đến 6HS 
2Chủ đề: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ      
2.1Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóaTranh/ ảnh: Đê sông HồngHS mô tả đê ven sông để ngăn lũ.Tranh thể hiện đoạn sông Hồng có đê ngăn lũ. Tranh có kích thước (540×790)mm.x Tờ01/GV 
3Chủ đề: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG      
3.1Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóaBộ tranh/ ảnh: Di sản thế giới ở vùng duyên hải miền TrungHS nhận biết các di sản thế giới ở vùng duyên hải miền Trung.Bộ tranh gồm 04 tờ, mỗi tờ thể hiện một nội dung sau đây: – 01 tờ thể hiện cố đô Huế; – 01 tờ thể hiện phố cổ Hội An; – 01 tờ thể hiện khu di tích Mĩ Sơn; – 01 tờ thể hiện động Phong Nha – Kẻ Bàng. Các tranh có kích thước (420×290)mm. xBộ01/4 đến 6HS 
4Chủ đề: TÂY NGUYÊN      
4.1Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóaBộ tranh/ ảnh: Hoạt động kinh tế ở vùng Tây NguyênHS biết một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở vùng Tây Nguyên.Bộ tranh gồm 03 tờ, mỗi tờ thể hiện một nội dung sau đây: – 01 tờ về hoạt động trồng cà phê, hồ tiêu; – 01 tờ về hoạt động chăn nuôi gia súc; – 01 tờ về nhà máy thủy điện Ialy. Các tranh có kích thước (420×290)mm. xBộ01/4 đến 6HS 
4.2Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóaBộ tranh/ ảnh: Lễ hội Cồng Chiêng Tây NguyênHS biết một số hoạt động chính của lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.Bộ tranh gồm 02 tờ, mỗi tờ thể hiện một nội dung sau đây: – 01 tranh thể hiện được đội đánh cồng chiêng và điệu múa xoang của người tham dự; – 01 tranh thể hiện được trò chơi cộng đồng của người Tây Nguyên. Tranh có kích thước (540×790)mm.x Bộ01/GVCho những nơi chưa có điều kiện sử dụng CNTT
5Chủ đề: NAM BỘ      
5.1 Tranh/ảnh: Sự chung sống hài hòa với thiên nhiên của người dân Nam BộHS mô tả sự chung sống hài hòa với thiên nhiên của người dân ở Nam Bộ.Tranh thể hiện một số hoạt động sinh hoạt và sản xuất gắn với thiên nhiên của người dân Nam Bộ: nhà ở, chợ nổi, vận tải đường sông. Tranh có kích thước (540×790)mm.x Tờ01/GVCho những nơi chưa có điều kiện sử dụng CNTT
IIBẢN ĐỒ/LƯỢC Đ/ SƠ Đ      
1Chủ đề: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ     
1.1 Bản đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ– HS xác định vị trí địa lí: + Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ + Một số địa danh tiêu biểu của vùng – HS trình bày đặc điểm về địa hình, sông ngòi của vùng.Bản đồ treo tường thể hiện vị trí địa lí, địa hình, sông ngòi, biển đảo; một số địa danh tiêu biểu (dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, cao nguyên Mộc Châu) của vùng. Bản đồ thể hiện đầy đủ ranh giới với các nước láng giềng; các vùng giáp ranh; vùng biển, đảo. Bản đồ phụ: vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên lãnh thổ Việt Nam. Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời; chú ý, vùng biển có một số đảo và quần đảo lớn, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kích thước (720×1.020)mm.xxTờ01/GV 
1.2 Sơ đồ quần thể khu di tích Đền Hùng– HS biết xác định: + Vị trí, phạm vi quần thể khu di tích + Vị trí của một số công trình kiến trúc tiêu biểu – Một số công trình kiến trúc tiêu biểu trong quần thể khu di tích Đền Hùng.Sơ đồ thể hiện vị trí, phạm vi quần thể khu di tích; vị trí và hình ảnh một số công trình kiến trúc tiêu biểu trong quần thể di tích Đền Hùng như: Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Đền Giếng, Lăng Hùng Vương, đền thờ tổ Mẫu Âu Cơ, đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân. Kích thước (720×1.020)mm.xxTờ01/GV 
2Chủ đề: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ      
2.1 Bản đồ tự nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ– HS xác định vị trí địa lí: + Vùng đồng bằng Bắc Bộ + Sông Hồng – HS trình bày đặc điểm về địa hình sông ngòi của vùngBản đồ treo tường thể hiện vị trí địa lí, địa hình, sông ngòi, biển đảo của vùng. Bản đồ thể hiện đầy đủ ranh giới với các vùng giáp ranh; vùng biển, đảo. Bản đồ phụ: vị trí của vùng đồng bằng Bắc Bộ trên lãnh thổ Việt Nam. Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời; chú ý, vùng biển có một số đảo và quần đảo lớn, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kích thước (720×1.020)mm.xxTờ01/GV 
2.2Văn Miếu – Quốc Tử GiámSơ đồ khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám– HS biết xác định: + Vị trí, phạm vi khu di tích + Vị trí của một số công trình kiến trúc tiêu biểu – Một số công trình kiến trúc tiêu biểu trong khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.Sơ đồ thể hiện vị trí, phạm vi của khu di tích; vị trí và hình ảnh một số công trình tiêu biểu của khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám như Văn Miếu môn, Khuê Văn Các, khu nhà bia tiến sĩ, nhà Đại bái, khu Quốc Tử Giám. Kích thước (720×1.020)mm.xxTờ01/GV 
3Chủ đề: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG      
3.1 Bản đồ tự nhiên vùng Duyên hải miền Trung– HS xác định vị trí địa lí: + Vùng Duyên hải miền Trung + Một số địa danh tiêu biểu của vùng. – HS trình bày đặc điểm về địa hình, sông ngòi của vùng.Bản đồ treo tường thể hiện vị trí địa lí, địa hình, sông ngòi, biển đảo; một số địa danh tiêu biểu (dãy Trường Sơn, dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng) của vùng. Bản đồ thể hiện đầy đủ ranh giới với các nước láng giềng; các vùng giáp ranh; vùng biển đảo; chú ý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc vùng này. Bản đồ phụ: vị trí của vùng duyên hải miền Trung trên lãnh thổ Việt Nam. Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời; chú ý, vùng biển có một số đảo và quần đảo lớn, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kích thước (720×1.020)mm.xxTờ01/GV 
4Chủ đề: TÂY NGUYÊN      
4.1 Bản đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên– HS xác định vị trí: Vùng Tây Nguyên; Các cao nguyên, con sông chính ở Tây Nguyên – HS trình bày đặc điểm về địa hình, sông ngòi, đất đai của vùng.Bản đồ treo tường thể hiện vị trí địa lí, địa hình, sông ngòi, khu vực đất ba dan của vùng. Bản đồ thể hiện đầy đủ ranh giới với các nước láng giềng; các vùng giáp ranh. Bản đồ phụ: vị trí của vùng Tây Nguyên trên lãnh thổ Việt Nam. Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời; vùng biển có một số đảo và quần đảo lớn, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kích thước (720×1.020)mm.xxTờ01/GV 
5Chủ đề: NAM BỘ      
5.1 Bản đồ tự nhiên vùng Nam Bộ– HS xác định vị trí địa lí: + Vùng Nam Bộ + Một số sông: sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu, sông Sài Gòn – HS trình bày được đặc điểm về địa hình, sông ngòi, đất đai của vùng.Bản đồ treo tường thể hiện vị trí địa lí, địa hình, sông ngòi (một số sông: sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu, sông Sài Gòn), biển đảo, các loại đất của vùng. Bản đồ thể hiện đầy đủ ranh giới với các nước láng giềng; các vùng giáp ranh; vùng biển, đảo. Bản đồ phụ: vị trí của vùng Nam Bộ trên lãnh thổ Việt Nam. Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời; chú ý, vùng biển có một số đảo và quần đảo lớn, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kích thước (720×1.020)mm.xxTờ01/GV 
IIIVIDEO/CLIP
1Chủ đề: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
1.1 Video/clip: Một số cách thức khai thác tự nhiên ở vùng trung du và miền núi Bắc BộHS biết một số cách khai thác tự nhiên ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.01 video/clip thể hiện nội dung cách khai thác tự nhiên như: – Làm ruộng bậc thang; – Xây dựng công trình thủy điện; – Khai thác khoáng sản; – Trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.x Bộ01/GV 
2Chủ đề: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
2.1Sông Hồng và văn minh sông HồngPhim tư liệu/mô phỏng: Một số thành tựu tiêu biểu văn minh sông Hồng– HS biết một số thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng – HS mô tả được một số nét cơ bản về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.01 phim giới thiệu về một số thành tựu tiêu biểu văn hóa vật chất và tinh thần của văn minh sông Hồng như thạp đồng, trống đồng, công cụ lao động, vũ khí, đồ trang sức, nhạc khí, nồi bát gốm. Phim thể hiện rõ những hoa văn, đường nét và hình ảnh của cuộc sống người Việt cổ trên các hiện vật.x Bộ01/GV 
3Chủ đề: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
3.1Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóaVideo/clip: Một số hoạt động kinh tế biển ở vùng duyên hải miền TrungHS biết một số hoạt động kinh tế biển ở vùng duyên hải miền Trung.01 video/clip thể hiện nội dung về một số hoạt động kinh tế biển ở vùng duyên hải miền Trung như: – Làm muối; – Đánh bắt và nuôi trồng hải sản; – Du lịch biển; – Giao thông đường biển.x Bộ01/GV 
3.2Cố đô HuếVideo/clip: Danh lam thắng cảnh ở cố đô HuếHS biết vẻ đẹp của thiên nhiên và một số di tích lịch sử ở cố đô Huế.01 video/clip nội dung giới thiệu được nét đẹp của Sông Hương, núi Ngự, nét cổ kính của Kinh thành Huế, Chùa Thiên mụ và các lăng vua Nguyễn.X Bộ01/GV 
4Chủ đề: TÂY NGUYÊN
4.1 Video/clip: Lễ hội cồng chiêngHS biết một số hoạt động chính của lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên.01 video/clip thể hiện nội dung về các hoạt động chính của lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên như nghi lễ cầu thần lửa, đội đánh cồng chiêng, điệu múa xoang của người tham dự và các trò chơi cộng đồng ở lễ hội.x Bộ01/GV 
5Chủ đề : NAM BỘ
5.1Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóaVideo/clip: Sự chung sống hài hòa với thiên nhiên của người dân Nam BộHS mô tả sự chung sống hài hòa với thiên nhiên của người dân ở Nam Bộ.01 video/clip thể hiện nội dung về một số hoạt động sinh hoạt và sản xuất gắn với thiên nhiên của người dân Nam Bộ: nhà ở, chợ nổi, vận tải đường sông.x Bộ01/GV 
CTHIẾT BỊ DÙNG CHO LỚP 5
ITRANH ẢNH
1Chủ đề: NHỮNG QUỐC GIA ĐẦU TIÊN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
1.1Văn Lang – Âu LạcTranh/ ảnh: Nhà nước Văn Lang – Âu LạcHS mô tả một số thành tựu luyện kim và xây thành của cư dân Văn Lang – Âu Lạc.Tranh thể hiện được hình ảnh mặt trống đồng Đông Sơn rõ nét các hoa văn, họa tiết, ảnh tổng thể trong đồng và thành Cổ Loa. Kích thước (540×790)mm.x Tờ01/GV 
1.2Phù NamTranh/ ảnh: Hiện vật khảo cổ học của Phù NamHS mô tả một số hiện vật khảo cổ của Phù Nam.Tranh thể hiện được một số hình ảnh hiện vật tiêu biểu như phù điều, tượng thờ, đồng tiền, bình gốm và đồ trang sức. Kích thước (540×790)mm. Dưới hình ảnh các hiện vật phải ghi rõ tên hiện vật.x Tờ01/GV 
1.3ChampaTranh/ ảnh: Đền tháp ChampaHS mô tả một số đền tháp Champa còn lại đến ngày nay.Tranh thể hiện được hình ảnh một số tháp Champa ở miền Trung Việt Nam. Kích thước (540×790)mm. Dưới hình ảnh các tháp phải ghi rõ các thông tin: tên, địa chỉ của tháp.x Tờ01/GV 
2Chủ đề: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
2.1Cách mạng tháng Tám năm 1945Tranh/ảnh: Cách mạng tháng Tám năm 1945HS biết thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở một số địa phươngTranh thể hiện Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Kích thước (540×790)mm.x Tờ01/GVCho những nơi chưa có điều kiện sử dụng CNTT
2.2Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954Tranh/ ảnh: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954HS nhận biết một số sự kiện của chiến dịch Điện Biên PhủTranh thể hiện được kéo pháo, vận chuyển lương thực, súng đạn của quân, dân Việt Nam tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và cảnh bắt sống tướng De Castries. Kích thước (540×790)mm.x Tờ01/GV
2.3Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975Tranh/ ảnh: Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975HS biết một số sự kiện trong chiến dịch Hồ Chí MinhTranh thể hiện sự kiện xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập lúc 11h30 ngày 30/4/1975 và đoàn quân cách mạng cùng đoàn người mừng chiến thắng trên đường phố Sài Gòn. Kích thước (540×790)mm.x Tờ01/GV
IIBẢN ĐỒ/LƯỢC ĐỒ
1Chủ đề: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
1.1Khởi nghĩa Lam Sơn và triều hậu LêLược đồ chiến thắng Chi LăngHS biết đọc các thông tin trên lược đồ và trình bày về chiến thắng ở ải Chi Lăng của quân dân Đại ViệtLược đổ treo tường thể hiện được thế trận của chiến thắng Chi Lăng. Kích thước (720×1.020)mm.xxTờ01/GV 
1.2Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954HS biết đọc các thông tin trên lược đồ và trình bày về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954Lược đồ treo tường thể hiện diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Kích thước (720×1.020)mm.xxTờ01/GV 
1.3Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975Lược đồ chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975HS biết đọc các thông tin trên lược đồ và trình bày diễn biến chính của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.Lược đồ treo tường thể hiện diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Kích thước (720×1.020)mm.xxTờ01/GV 
2Chủ đề: CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG
2.1Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)Bản đồ tự nhiên Trung QuốcHS biết vị trí địa lí, một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên của Trung Quốc.Bản đồ treo tường thể hiện vị trí địa lí, ranh giới tiếp giáp với các quốc gia, vùng biển đảo; một số đặc điểm tự nhiên của Trung Quốc. Kích thước (720×1.020)mm.xxTờ01/GV 
2.2Nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân LàoBản đồ tự nhiên nước LàoHS biết vị trí địa lí, một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên của Lào.Bản đồ treo tường thể hiện vị trí địa lí, ranh giới tiếp giáp với các quốc gia; một số đặc điểm tự nhiên của Lào. Kích thước (720×1.020)mm.xxTờ01/GV 
2.3Vương quốc CampuchiaBản đồ tự nhiên nước CampuchiaHS biết trí địa lí, một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên của Campuchia.Bản đồ treo tường thể hiện vị trí địa lí, ranh giới tiếp giáp với các quốc gia, vùng biển đảo; một số đặc điểm tự nhiên của Campuchia. Kích thước (720×1.020)mm.xxTờ01/GV 
2.4Hiệp hội các nước Đông Nam ÁBản đồ Hành chính – Chính trị Đông Nam ÁHS xác định vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á và các nước trong khu vực Đông Nam Á.Bản đồ treo tường thể hiện vị trí địa lí của khu vực, các nước trong khu vực Đông Nam Á. Kích thước (720×1.020)mm.xxTờ01/GV 
IIIVIDEO/CLIP
1Chủ đề : NHỮNG QUỐC GIA ĐẦU TIÊN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
1.1Văn Lang – Âu LạcPhim mô phỏng: Nước Văn Lang – Âu LạcHS biết các hoạt động kinh tế và đấu tranh bảo vệ quốc gia của người dân Văn Lang – Âu Lạc.– 01 phim ngắn giới thiệu về các hoạt động trong đời sống kinh tế của Văn Lang – Âu Lạc như đắp đê, trồng lúa, trồng khoai, chăn nuôi, đánh bắt cá, săn bắn, dệt vải, luyện kim (công cụ lao động, vũ khí) và các hoạt động đấu tranh bảo vệ nhà nước Âu Lạc.x Bộ01/GV 
2Chủ đề: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
2.1Cách mạng tháng Tám năm 1945Phim tư liệu Cách mạng tháng TámHS mô tả thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.01 phim ngắn giới thiệu về thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình.x Bộ01/GV 
2.2Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954Phim tư liệu Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954HS biết quá trình chuẩn bị, diễn biến và kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.01 phim ngắn giới thiệu về sự chuẩn bị vũ khí, lương thực, diễn biến chính và thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.x Bộ01/GV 
2.3Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975Phim tư liệu Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975HS biết diễn biến chính của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.01 phim ngắn giới thiệu về diễn biến chính và thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.x Bộ01/GV 
IVMẪU VẬT/MÔ HÌNH
1Các châu lục và đại dương trên thế giớiQuả địa cầu tự nhiênHS xác định được vị trí địa lí các châu lục và đại dương; Một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng lớn trên thế giới.Quả địa cầu kích thước D=30cm.xxQuả05 /trườngDùng chung với môn Tự nhiên xã hội
DHỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
1 Bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viênGV xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) điện tử, chuẩn bị các học liệu điện tử, chuẩn bị các bài tập, bài kiểm tra, đánh giá điện tử phù hợp với Chương trình.Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp Tiểu học (CTGDPT 2018), có hệ thống học liệu điện tử (tranh ảnh, bản đồ/lược đồ, sơ đồ, video/clip, các câu hỏi, để kiểm tra đánh giá) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận lợi cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu không vi phạm các quy định về bản quyền; không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi và địa vị xã hội; Những nội dung giáo dục về chủ quyền quốc gia, quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu được thể hiện hợp lí. Bộ học liệu sử dụng được trên máy tính trong môi trường không kết nối internet. Phải đảm bảo tối thiểu các chức năng: – Chức năng hỗ trợ xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) điện tử; – Chức năng hướng dẫn, chuẩn bị và sử dụng học liệu điện tử (tranh ảnh, bản đồ/lược đồ, sơ đồ, video/clip); – Chức năng hướng dẫn, chuẩn bị các bài tập; – Chức năng hỗ trợ việc kiểm tra, đánh giá.x Bộ01/GV(Chỉ sử dụng cho những nơi có điều kiện)

Ghi chú:

– Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học;

– Các tranh/ảnh dùng cho giáo viên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng;

– Đối với tranh có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng A4 (210×290)mm, có thể in trên chất liệu nhựa PP (Polypropylen);

– Các tranh ảnh, bản đồ, lược đồ trong danh mục được in offset 4 màu trên giấy couche có định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ, kích thước có dung sai 10mm;

– Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho các điểm trường;

– Những phần mềm trong danh mục chỉ trang bị cho các trường có điều kiện;

– Các video/clip/phim tư liệu trong danh mục có thời lượng không quá 3 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280×720), hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;

– Số lượng được tính cho 1 lớp với số HS tối đa là 35. Số lượng bộ thiết bị/GV hoặc tờ/GV có thể thay đổi phù hợp với số HS/nhóm/lớp theo định mức 6HS/1 bộ hoặc 6HS/1 tờ;

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ CTGDPT 2018: Chương trình Giáo dục phổ thông 2018;

+ CNTT: Công nghệ thông tin.

+ GV: Giáo viên;

+ HS: Học sinh.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TIỂU HỌC – MÔN TIN HỌC
(Kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

(Danh mục được tính cho 1 phòng học bộ môn)

TTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bị dạy họcĐối tượng sử dụngĐơn vịSlượngGhi chú
GVHS
IPHÒNG THỰC HÀNH TIN HỌC
1 Máy chủQuản lý, kết nối mạng cho các máy của HS và lưu trữ các phần mềm, học liệu phục vụ dạy và học.– Sử dụng một máy tính PC có cấu hình RAM, ổ cứng có dung lượng lớn hơn máy dùng cho HS để cài đặt làm máy chủ, cấu hình đảm bảo: + Lưu trữ bài thực hành của HS và các phần mềm, học liệu phục vụ dạy và học; + Quản lý, kết nối tất cả máy tính và các thiết bị ngoại vi trong phòng máy; – Cài đặt được hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng phục vụ quản lý và tổ chức dạy học không vi phạm bản quyền; – Kết nối dược Internet.x Bộ01 
2 Máy tính để bàn hoặc máy tính xách tayDạy, học và thực hành– Cấu hình đảm bảo: + Cài đặt được các phần mềm dạy học của các môn học trong nhà trường; + Kết nối được mạng LAN và Internet – Bao gồm: bàn phím, chuột, màn hình, tai nghe, Micro, Webcam (độ phân giải tối thiểu: 480p/30fps); – Cài đặt được hệ điều hành và phần mềm dạy học không vi phạm bản quyền. xBộ01/3HS1 bộ máy tính /3HS là tối thiểu, những nới có điều kiện có thể trang bị 1 bộ máy tính/2 (hoặc 1)HS
3 Thiết bị kết nối mạng và đường truyền InternetĐể kết nối mạng LAN, Internet và dạy họcĐảm bảo kết nối mạng LAN đồng bộ các máy tính và thiết bị ngoại vi khác trong phòng học bộ môn Tin học và kết nối được Internet (có dây hoặc không dây). Đảm bảo đồng bộ thiết bị và tốc độ đương truyền để tất cả các máy tính trong phòng học bộ môn Tin học có thể truy cập InternetxxBộ01 
4 Bàn để máy tính, ghế ngồi Bàn có thiết kế phù hợp để máy tính. Ghế không liền bàn.xxBộ Số lượng phù hợp với HS và máy tính được trang bị
5 Hệ thống điệnCung cấp điện cho các máy tính và các thiết bị khácHệ thống điện đảm bảo cung cấp ổn định điện áp, đủ công suất cho tất cả các máy tính và các thiết bị khác trong phòng, đồng bộ và an toàn trong sử dụng.xxHệ thống01 
6 Tủ lưu trữLưu trữLoại thông dụng, dùng để lưu trữ các thiết bị, đồ dùng trong phòng học tin học.x Cái01 
7 Máy in LaserHỗ trợ dạy và họcĐộ phân giải tối thiểu: 600×600 dpi. Tốc độ in tối thiểu: 10 trang/phút.xxChiếc01 
8 Máy chiếu (hoặc Màn hình hiển thị)Hỗ trợ dạy và họcMáy chiếu: Loại thông dụng. – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens; – Độ phân giải tối thiểu XGA; – Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch; – Điều khiển từ xa; – Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có). Màn hình hiển thị: Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt; – Điều khiển từ xa; – Nguồn điện: AC 90-220V/50HZ.xxChiếc01 
9 Điều hòa nhiệt độ/ Quạt điệnỔn định nhiệt độ cho phòng máy và đảm bảo sức khỏe cho GV, HSLoại thông dụng, đảm bảo đủ công suất cho 01 phòng thực hành.xxBộ  
10 Thiết bị lưu trữ ngoàiDùng để sao lưu các dữ liệu quan trọng, phần mềm cơ bản, thiết yếuLoại thông dụng, đảm bảo đủ dung lượng để lưu trữ.x Cái01 
11 Bộ dụng cụ sửa chữa, bảo dưỡng máy tính cơ bảnDùng để bảo trì và sửa chữa máy tínhGồm bộ tuốc nơ vít các loại, kìm bấm dây mạng RJ45, RJ11, bút thử điện, đồng hồ đo điện đa năng.xxBộ01 
12 Máy hút bụi Loại thông dụng.xxCái01 
13 Bộ lưu điệnLưu điện dự phòng cho máy chủCông suất phù hợp với máy chủ.x Bộ01 
IIPHẦN MỀM
1Tất cả các chủ đề
1.1 Hệ điều hànhDạy và học, quản lý hoạt động máy tínhPhiên bản cập nhật và không vi phạm bản quyền.xxBộ01Dùng cho tất cả các lớp
1.2 Phần mềm tin học văn phòngDạy và học và phục vụ các công việc chungPhiên bản cập nhật và không vi phạm bản quyền.xxBộ01Dùng cho tất cả các lớp
1.3 Phần mềm duyệt webDạy và họcThông dụng, không vi phạm bản quyền.xxBộ01Dùng cho tất cả các lớp
1.4 Phần mềm diệt virusBảo vệ hoạt động máy tínhThông dụng, không vi phạm bản quyền.xxBộ01Dùng cho tất cả các lớp
1.5 Các loại phần mềm ứng dụng khácKhai thác, sử dụng phần mềm ứng dụng trong quá trình dạy, họcPhần mềm ứng dụng, phần mềm dạy học, học liệu điện tử, không vi phạm bản quyền.xxBộ01Dùng cho tất cả các lớp
2Chủ đề: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
2.1 Phần mềm tìm kiếm thông tinDạy và họcThông dụng, không vi phạm bản quyền.xxBộ01Dùng cho tất cả các lớp
3Chủ đề: Ứng dụng tin học
3.1 Phần mềm luyện tập sử dụng chuột máy tínhDạy và họcThông dụng, không vi phạm bản quyền.xxBộ01Dùng cho lớp 3
3.2 Phần mềm luyện tập gõ bàn phímDạy và họcThông dụng, không vi phạm bản quyền.xxBộ01Dùng cho lớp 3, 4
3.3 Phần mềm đồ họaDạy và họcThông dụng, không vi phạm bản quyền.xxBộ01Dùng cho lớp 5
4Chủ đề: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
4.1 Phần mềm lập trình trực quanDạy và họcThông dụng, không vi phạm bản quyền.xxBộ01Dùng cho lớp 4, 5

Ghi chú:

– Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học;

– Các tranh/ảnh dùng cho giáo viên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng;

– Số lượng thiết bị trong PHBM ở trên được tính cho một (01) PHBM với quy mô 35 HS, căn cứ thực tiễn về PHBM và số lượng HS có thể để điều chỉnh tăng/giảm số lượng cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho dạy và học;

– Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, “PHBM”, “GV”, “HS” căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp, số lượng PHBM để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho các điểm trường;

– Những phần mềm trong danh mục chỉ trang bị cho các trường có điều kiện;

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên;

+ PHBM: Phòng học bộ môn.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TIỂU HỌC – MÔN CÔNG NGHỆ
(Kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

(Danh mục được tính cho một phòng học bộ môn)

TTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bị dạy họcĐối tượng sử dụngĐơn vịSố lượngGhi chú
GVHS
ATHIẾT BỊ DÙNG CHUNG
1 Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuậtGiúp HS thực hành lắp ghép các mô hình kĩ thuật– Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật gồm: +Tấm lớn: Bằng nhựa PS-HI màu xanh lá cây sẫm, kích thước (110×6 0x2,2)mm, có 55 lỗ cách đều nhau; +Tấm nhỏ: Bằng nhựa PS-HI màu xanh lá cây tươi, kích thước (50x60x2,2)mm, có 25 lỗ cách đều nhau; +Tấm 25 lỗ: Gồm 2 tấm, bằng nhựa PS-HI màu đỏ, kích thước (110x30x2,2)mm, có 25 lỗ cách đều nhau; +Tấm bên cabin (trái, phải): Bằng nhựa PS-HI màu đỏ, kích thước (50x40x2,2)mm, có tấm cửa sổ cabin màu trắng, kích thước (25x18x2,2)mm; +Tấm sau cabin: Bằng nhựa PS-HI màu đỏ, kích thước (68,4x40x2,2)mm; +Tấm mặt cabin: Bằng nhựa PS-HI màu xanh Côban, kích thước (64,4x40x2,2)mm có tấm kính bằng nhựa PS trong suốt, kích thước (60x27x1,2)mm; gắn đèn bằng nhựa PE-LD màu trắng, đường kính 12mm, chỏm cầu R8mm; +Tấm chữ L: Bằng nhựa PS-HI màu da cam, kích thước (64×64,4×2,2)mm; +Tấm 3 lỗ: Bằng nhựa PS-HI màu xanh lá cây, kích thước (60x30x2,2)mm, có 3 lỗ; + Tấm 2 lỗ: Bằng nhựa PS-HI màu đỏ, kích thước (50x25x2,2)mm, có 2 lỗ; + Thanh thẳng 11 lỗ: Gồm 6 thanh bằng nhựa PS-HI màu đỏ, kích thước (110x10x2,2)mm, có 11 lỗ; +Thanh thẳng 9 lỗ: Gồm 4 thanh, bằng nhựa PS-HI màu đỏ, kích thước (90x10x2,2)mm, có 9 lỗ; + Thanh thẳng 7 lỗ: Gồm 4 thanh, bằng nhựa PS-HI màu xanh dương, kích thước (70x10x2,2)mm; có 7 lỗ; + Thanh thẳng 6 lỗ: Gồm 2 thanh, bằng nhựa PS-HI màu vàng, kích thước (60x10x2,2)mm; có 6 lỗ; +Thanh thẳng 5 lỗ: Gồm 4 thanh, bằng nhựa PS-HI, màu xanh lá cây, kích thước (50x10x2,2)mm; có 5 lỗ; +Thanh thẳng 3 lỗ: Gồm 2 thanh, bằng nhựa PS-HI, màu đỏ, kích thước (30x10x2,2)mm; có 3 lỗ; +Thanh thẳng 2 lỗ: Bằng nhựa PS-HI,màu đỏ, kích thước (20x10x2,2)mm; có 2 lỗ; +Thanh móc: Bằng nhựa PS-HI, màu đỏ, kích thước (24x15x2,2)mm; có lỗ Φ2mm; + Thanh chữ U dài: Gồm 6 thanh, bằng nhựa PS-HI màu vàng, kích thước (64,4x15x2,2)mm; chữ U: 15 mm, có 7 lỗ; + Thanh chữ U ngắn: Gồm 6 thanh, bằng nhựa PS-HI, màu vàng, kích thước (44,4x15x2,2)mm, chữ U:15 mm; có 5 lỗ; +Thanh chữ L dài: Gồm 2 thanh, bằng nhựa PS-HI, màu xanh lá cây, kích thước thân (25x10x2,2)mm, kích thước đế (15x10x2,2)mm, có 3 lỗ; + Thanh chữ L ngắn: Gồm 4 thanh, bằng nhựa PS-HI, màu đỏ, kích thước thân (15x10x2,2)mm, kích thước để (10x10x2,2)mm, có 2 lỗ; + Bánh xe: Gồm 7 cái, bằng nhựa LD dẻo, màu đen bóng, đường kính 34mm, trên đường chu vi ngoài cùng chia đều 22 răng/mặt; răng bố trí so le theo 2 mặt bên của lốp. Tang trống (mayơ) bằng nhựa PP màu trắng, đường kính ngoài 25mm, dày 10mm, có 3 thanh giằng; + Bánh đai (ròng rọc): Gồm 5 cái, bằng nhựa PP màu đỏ, đường kính ngoài 27mm, dày 6mm; +Trục thẳng ngắn 1: Bằng thép CT3, Φ4mm, dài 80mm mạ Nicrôm 2 đầu được về tròn; + Trục thẳng ngắn 2: Gồm 2 cái, bằng thép CT3, Φ4mm, dài 60mm mạ Nicrôm 2 đầu được về tròn; + Trục thẳng dài: Gồm 3 cái, bằng thép CT3, Φ4mm, dài 100mm mạ Nicrôm, 2 đầu được vê tròn; + Trục quay: Bằng thép CT3, Φ4mm, dài 110mm mạ Nicrôm, 2 đầu được vê tròn; + Dây sợi: Dài 500mm; + Đai truyền: Gồm 2 cái, bằng cao su; +Vít dài: Gồm 2 cái, bằng thép CT3, mạ Nicrôm M4, dài 26mm; +Vít nhỡ: Gồm 14 cái, bằng thép CT3, mạ Nicrôm, M4, dài 10mm; + Vít ngắn: Gồm 34 cái, bằng thép CT3, mạ Nicrôm, M4, dài 8mm; + Đai ốc: Gồm 44 cái, bằng thép CT3, mạ Nicrôm, M4; + Vòng hãm: Gồm 20 cái, bằng nhựa LD màu xanh da trời, đường kính ngoài 8,5mm, dày 3mm; + Tua – vít: Bằng thép C45, độ cứng 40 HRC, mạ Nicrôm, dài 75mm, cán bọc nhựa PS; + Cờ – lê: Bằng thép C45, mạ Nicrôm, dài 75mm; + Hộp đựng ốc vít: Bằng nhựa PP màu trắng, kích thước (88x35x15)mm, nắp và đáy đúc liền có 2 bản lề và khóa cài; + Tấm tam giác: Gồm 6 tấm, bằng nhựa ABS, có 6 lỗ, hình tam giác đều cạnh 30mm (4 tấm màu vàng, 2 tấm màu xanh lá cây); + Tấm nhỏ: Bằng nhựa PS-HI màu vàng, kích thước (50x60x2,2)mm, có 25 lỗ; + Tấm sau cabin: Bằng nhựa PS-HI màu đỏ, kích thước (68,4x40x2,2)mm; + Thanh thẳng 7 lỗ: Gồm 2 thanh, bằng nhựa PS-HI màu xanh dương, kích thước (70x10x2,2)mm; có 7 lỗ; + Thanh thẳng 5 lỗ: Gồm 4 thanh, bằng nhựa PS-HI màu đỏ, kích thước (50x10x2,2)mm; + Thanh thẳng 3 lỗ: Gồm 6 thanh, bằng nhựa PS-HI, kích thước (30x10x2,2)mm (4 thanh màu đỏ, 4 thanh màu vàng); + Thanh thẳng 2 lỗ: Bằng nhựa PS-HI màu đỏ, kích thước (20x10x2,2)mm; +Thanh chữ U dài: Gồm 4 thanh, bằng nhựa PS-HI màu vàng, kích thước (64,4x15x2,2)mm; chữ U: 15mm, có 7 lỗ; + Thanh chữ L dài: Gồm 4 thanh, bằng nhựa PS-HI màu đỏ, kích thước thân (25x10x2,2)mm kích thước để (15x10x2,2)mm, có 3 lỗ; + Băng tải: Bằng sợi tổng hợp pha cao su, kích thước (200×30)mm; + Hộp đựng: Bằng nhựa PP, kích thước (241x142x35)mm, bên trong chia làm 6 ngăn, có nắp đậy, có 2 bản lề và khóa cài; – Trên cơ sở bộ lắp ghép trên, bổ sung thêm các chi tiết để tạo thành: + Mô bình xe điện chạy bằng pin: giá 2 pin tiểu x 1,5V, động cơ, hệ truyền động, công tắc, dây nối diện; + Mô hình máy phát điện gió: máy phát điện một chiều cánh quạt, đèn LED, dây nối điện, nguồn gió điều chỉnh với tốc độ gió khác nhau; + Mô hình điện mặt trời: pin mặt trời có điện áp tối thiểu 3V, đèn LED, dây nối diện, nguồn sáng đủ cho pin mặt trời hoạt động; – Hộp bảo quản, đủ để đựng các chi tiết trên, bằng nhựa hoặc vật liệu tương đương không cong vềnh, an toàn trong sử dụng.xxBộ20/ PHBM 
2 Bộ dụng cụ thủ côngGiúp HS thực hành các nội dung thủ công– Bộ dụng cụ thủ công gồm: + Kéo: làm từ thép không gỉ, phần đầu bo tròn, bọc nhựa, kích thước 140mm; + Bộ thước: thước kẻ 150mm, thước tam giác vuông 90 độ 100mmx70mm, thước tam giác cân 45 độ 100mm, thước đo độ 180 độ 90mm; + Compa: Đầu kim loại không quá nhọn; + Bút chì: HB, 2B, bọc gỗ; + Màu sáp, tối thiểu 12 màu, 200 gram.xxBộ20/ PHBM 
3 Bộ dụng cụ chăm sóc hoa, cây cảnhGiúp HS thực hành chăm sóc hoa, cây cảnhBộ dụng cụ chăm sóc hoa, cây cảnh cơ bản cầm tay loại thông dụng, dùng cho HS tiểu học, gồm có: găng tay làm vườn, xẻng nhỏ, cào đất, chĩa 3 bằng nhựa, bình tưới cây 4 lít bằng nhựa, kéo cắt cành và chậu cây.xxBộ Dùng chung với Hoạt động trải nghiệm lớp 2
4 Máy thu thanhDừng trong thực hành máy thu thanhLoại thông dụng, dùng 2 pm 1,5V, hỗ trợ band radio AP, FM.xxBộ05/  PHBM 
5 Ti viDùng trong thực hành máy thu bìnhLoại thông dụngxx  Sử dụng thiết bị dùng chung của trường
6 Máy tính (để bàn hoặc xách tay)Dùng trong minh hoa, hướng dẫn thực hành Công nghệ– Loại thông dụng, tối thiểu phải cài đặt được các phần mềm phục vụ dạy học; – Có kết nối LAN, Wifi và Bluetooth.xxBộ01/ PHBM 
BTHIẾT BỊ THEO CÁC CHỦ ĐỀ
ITranh ảnh
1Sử dụng đèn học
1.1 Đèn họcGiúp HS nhận biết được các bộ phận chính của đèn họcMinh hoạ cấu tạo cơ bản của đèn học.x Tờ01/GVDùng cho lớp 3
1.2 Mất an toàn khi sử dụng đèn họcGiúp HS nhận biết được một số tình huống mất an toàn khi sử dụng đèn họcMinh hoạ một số tình huống mất an toàn khi sử dụng đèn học.x Tờ01/GVDùng cho lớp 3
2Sử dụng quạt điện
2.1 Quạt điệnGiúp HS nhận biết được các bộ phận chính của quạt điệnMinh hoạ cấu tạo cơ bản của quạt điện.x Tờ01/GVDùng cho lớp 3
2.2 Mất an toàn khi sử dụng quạt điệnGiúp HS nhận biết được một số tình huống mất an toàn khi sử dụng quạt điệnMinh hoạ một số tình huống mất an toàn khi sử dụng quạt điệnx Tờ01/GVDùng cho lớp 3
3Sử dụng máy thu thanh
  Mối quan hệ đài phát thanh và máy thu thanhGiúp HS nhận biết được mối quan hệ giữa đài phát thanh và máy thu thanhMinh hoạ sơ đồ khối, mô tả được mối quan hệ đơn giản giữa đài phát thanh và máy thu thanh.x Tờ01/GVDùng cho lớp 3
4Sử dụng máy thu hình
  Mối quan hệ đài truyền hình và máy thu hình (ti vi)Giúp HS nhận biết được mối quan hệ giữa đài truyền hình và máy thu hìnhMinh hoạ sơ đồ khối, mô tả được mối quan hệ đơn giản giữa đài truyền hình vả máy thu hình (tivi).x Tờ01/GVDùng cho lớp 3
5Trồng hoa và cây cảnh trong chậu
  Quy trình các bước gieo hạt, trồng cây con trong chậuGiúp HS nhận biết được các bước gieo hạt, trồng cây con trong chậuMinh hoạ 2 quy trình: – các bước gieo hạt; – Trồng cây con trong chậu.X Tờ01/GVDùng cho lợp 4
6Sử dụng tủ lạnh
  Các khoang trong Tủ lạnhGiúp HS nhận biết vị trí các khoang khác nhau trong tủ lạnh và cách sử dụng tủ lạnhMinh hoạ cách sắp xếp, bảo quản thực phẩm đúng cách và an toàn trong các khoang khác nhau của tủ lạnh.xxTờ01/GVDùng cho lớp 5
7Lắp ráp mô hình máy phát điện gió
  Mô hình máy phát điện gióGiúp HS nhận biết một số chi tiết chính của bộ lắp ráp mô hình máy phát điệnMinh hoạ một số chi tiết chính của bộ lắp ráp mô hình máy phát điện gió như: máy phát điện một chiều cánh quạt, đèn LED, dây nối điện, nguồn gió điều chỉnh với tốc độ gió khác nhau.xxTờ01/GVDùng cho lớp 5
8Lắp ráp mô hình điện mặt trời
  Mô hình điện mặt trờiGiúp HS nhận biết một số chi tiết chính của bộ lắp ráp mô hình điện mặt trờiMinh hoạ một số chi tiết chính của bộ lắp ráp mô hình điện mặt trời như: pin mặt trời, đèn LED, dây nối điện, nguồn sáng.xxTờ01/GVDùng cho lớp 5
IIMÔ HÌNH, MẪU VẬT
1Sử dụng đèn học
  Đèn họcGiúp HS thực hành tìm hiểu cấu tạo và kiểu dáng của một số đèn họcĐèn học một số kiếu dáng và màu sắc khác nhau. Điện áp 220V.xxBộ05/ PHBMDùng cho lớp 3
2Sử dụng quạt điện
  Quạt bànGiúp HS thực hành tìm hiểu cấu tạo và kiểu dáng một số quạt bànQuạt bàn loại cơ bản, thông dụng, bảng điều khiển nút vặn, nút bấm. Thông số kĩ thuật: 220V-40W.xxBộ05/ PHBMDùng cho lớp 3
   IIIVIDEO/CLIP        
1Lắp ghép mô hình kĩ thuật
  Lắp ráp mô hình kĩ thuậtGiúp HS tìm hiểu về cách lắp ráp một số mô hình kĩ thuậtGiới thiệu một số cách lắp ráp các mô hình kĩ thuật: mô hình xe điện chạy pin, mô hình điện mặt trời, mô hình điện gió.xxBộ01Dùng cho lớp 4
2Vai trò của công nghệ
  Công nghệ trong đời sốngGiúp HS tìm hiểu về công nghệ trong đời sốngGiới thiệu vai trò quan trọng của công nghệ trong đời sống.xxBộ01Dùng cho lớp 5
3Nhà sáng chế        
  Một số nhà sáng chế nổi tiếngGiúp HS tìm hiểu về một số nhà sáng chế nổi tiếngGiới thiệu một số nhà sáng chế nổi tiếng và những sản phẩm tiêu biểu của họ trong lịch sử loài người, như James Watt (động cơ hơi nước); Thomas Edison (bóng đèn sợi đốt); anh em nhà Wright – Orville Wright và Wilbur Wright (máy bay); Alexander Graham Bell (điện thoại); Karl Benz (ô tô)xxBộ01Dùng cho lớp 5
4Tìm hiểu thiết kế
  Các công việc chính khi thiết kếGiúp HS tìm hiểu về một số công việc chính khi thiết kếGiới thiệu một số công việc chính khi thiết kế (như tìm hiểu nhu cầu, lên ý tưởng, phác thảo, thiết kế mẫu, hoàn thiện thiết kế) và minh hoạ.xxBộ01Dùng cho lớp 5
5Sử dụng tủ lạnh
  Sử dụng tủ lạnhGiúp HS tìm hiểu về một số cách sắp xếp, bảo quản thực phẩm trong tủ lanhGiới thiệu một số cách sắp xếp, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, an toàn và một số biểu hiện bất thường của tủ lạnh trong quá trình sử dụng.xxBộ01Dùng cho lớp 5

Ghi chú:

– Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học;

– Các tranh/ảnh dùng cho giáo viên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng;

– Các tranh/ảnh trong danh mục có kích thước (790×540)mm, dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couche có định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ;

– Số lượng thiết bị trong PHBM ở trên được tính cho một (01) PHBM với quy mô 35 HS, căn cứ thực tiễn về PHBM và số lượng HS có thể để điều chỉnh tăng/giảm số lượng cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho dạy và học;

– Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, “PHBM”, “GV”, “HS” căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp, số lượng PHBM để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho các điểm trường;

– Những phần mềm trong danh mục chỉ trang bị cho các trường có điều kiện;

– Các Video/clip trong danh mục có thời lượng không quá 3 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280×720), hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên;

+ PHBM: Phòng học bộ môn.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TIỂU HỌC – MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
(Kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12 /2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bị dạy họcĐối tượng sử dụngĐơn vịSố lượngGhi chú
GVHS
ITHIẾT BỊ DÙNG CHUNG
1 Đồng hồ bấm giâyDùng để đo thành tích, so sánh thời gian ở đơn vị nhỏ hơn giâyLoại điện tử hiện số, 10 LAP trở lên, độ chính xác 1/100 giây, chống nước. (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện)x Chiếc01 / GV 
2 CòiDùng để ra tín hiệu âm thanh trong hoạt động dạy, họcLoại thông dụng, chất liệu bằng nhựa hoặc chất liệu khác phù hợp, phát ra âm thanh để ra hiệu lệnh.x Chiếc03 / GV 
3 Thước dâyDùng để đo khoảng cách trong hoạt động dạy, học.Thước dây cuộn loại thông dụng có độ dài tối thiểu 10.000mm (10m).xxChiếc01 / GV 
4 Cờ lệnh thể thaoDùng để ra tín hiệu trong hoạt động dạy, họcHình chữ nhật, chất liệu bằng vải, kích thước 410x350mm(DxR), Cán dài khoảng 460mm, đường kính khoảng 15mm, tay cầm khoảng 110mm.xxChiếc04 / GV 
5 Biển lật sốDùng để ghi điểm số trong các hoạt động chơi trò chơi, thi đua, thi đấu tập.Hình chữ nhật, chất liệu bằng nhựa hoặc tương đương, có chân đứng, hai mặt có bảng số hai bên, có thể lật bảng số từ sau ra trước và ngược lại, kích thước bảng khoảng 400mmx200mm (DxC) (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện)xxBộ01 /GV 
6 Nấm thể thaoXác định các vị trí trong hoạt động dạy, học.Hình nón, chất liệu bằng nhựa PVC hoặc tương đương; chiều cao 80mm, đường kính đế 200mm.xxChiếc20 / GV 
7 BơmDùng để bơm hơi các thiết bị, dụng cụLoại thông dụng, chất liệu chính bằng kim loại, có đồng hồ đo áp lực, vòi bơm bằng ống cao su, van bơm có đầu cài tiện lợi.xxChiếc02/trường 
8 Dây nhảy cá nhânDùng để luyện tập, bổ trợ thể lực, vui chơiDạng sợi, chất liệu bằng cao su hoặc chất liệu khác phù hợp, có lò xo chống bào mòn, dài tối thiểu 2500mm, có cán cầm bằng gỗ hoặc nhựa. xChiếc20 / GV 
9 Dây nhảy tập thểDạng sợi, chất liệu bằng cao su hoặc hoặc chất liệu khác phù hợp, dài tối thiểu 5.000mm. xChiếc1/ GV 
10 Dây kéo coDạng sợi quấn, chất liệu bằng các sợi đay hoặc sợi nilon có đường kính khoảng 21-25mm, chiều dài tối thiểu 20.000mm (20m).xxCuộn02/trường 
IITHIẾT BỊ THEO CHỦ ĐỀ
1Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản
1.1 Cầu thăng bằng thấpDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện các kĩ năng thăng bằng của HS.– Cầu: Đòn bằng gỗ hoặc chất liệu tương đương, chịu được nắng mưa, dài khoảng 5000mm và rộng khoảng 100mm; – Giá đỡ hai đầu cầu: bằng sắt hoặc chất liệu tương đương, điều chỉnh được độ cao; cách mặt đất khoảng 200-400mm. (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện)xxBộ02/trườngDùng cho lớp 4
1.2 Thảm xốpDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ năng quỳ, ngồi, lăn, lộn của HS.Hình vuông, chất liệu bằng xốp mút hoặc tương đương, có độ đàn hồi. Kích thước (1000×1000)mm, độ dày 25mm, có thể gắn vào nhau, mặt nhám, không ngấm nước, không trơn trượt xTấm20/trườngDùng cho lớp 2, 5
1.3 Thang chữ ADùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ năng leo, trèo của HS.Hình chữ A, chất liệu bằng gỗ hoặc tương đương, mỗi bên chữ A gồm 5 bậc. Kích thước mỗi bên cao khoảng 1250mm, rộng khoảng 450mm; mỗi bậc thang cao khoảng 250mm; mặt phẳng của bậc thang rộng khoảng 40mm, dày khoảng 20mm.xxChiếc02/ GVDùng cho lớp 5
2Bài thể dục    Dùng cho lớp …
2.1 HoaDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện Bài thể dục của HS.Chất liệu bằng giấy lụa hoặc chất liệu tương đương; kích cỡ và màu sắc phù hợp với đặc tính bài thể dục, đế hoa có gắn đai để luồn ngón tay vào. xChiếc35/GV……
2.2 VòngVòng tròn, chất liệu bằng nhựa, đường kính khoảng 345mm, trọng lượng khoảng 90g, dày 7mm. xChiếc35/GV
2.3 GậyBằng nhựa hoặc gỗ, đường kính khoảng 30mm, dài 400mm, không cong vênh.xxChiếc35/GV
IIITHIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN ( Chỉ trang bị những dụng cụ/thiết bị tương ứng, phù hợp với môn thể thao được nhà trường lựa chọn)
1Bóng đá …..
1.1 Quả bóng đáDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Bóng đáQuả bóng đá số 4: Hình tròn, chất liệu da hoặc giả da, có khả năng chịu lực tốt, độ bền cao; chu vi khoảng 620 – 660mm, trọng lượng khoảng 330-420 gam. (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).xxQuả20/ GV 
1.2 Cầu môn– Cầu môn bóng đá 5 người: Hình chữ nhật, chất liệu bằng kim loại, cột dọc, xà ngang dạng ống tròn được nối với nhau, không vát cạnh, Kích thước rộng 3000mm, cao 2000mm, sâu 1200mm. – Lưới: Dạng sợi, chất liệu bằng sợi dù hoặc tương đương, đan mắt cá, mắt lưới nhỏ hơn kích thước của bóng, được gắn và phủ toàn bộ phía sau cầu môn (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).xxBộ02/ trường 
2Bóng rổDùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
2.1 Quả bóng rổDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Bóng rổQuả Bóng rổ số 5: Hình tròn, chất liệu cao su hoặc chất liệu tương đương, độ nảy tốt, có chia các rãnh tạo ma sát, có khả năng chịu lực, độ bền cao; Chu vi khoảng 690-710 mm; nặng khoảng 470 – 500gram. (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện)xxQuả20/GV 
2.2 Cột, bảng bóng rổ– Cột rổ: Dạng ống tròn, chất liệu bằng kim loại, được cố định trên mặt sân (hoặc có bánh xe di động). Chiều cao khoảng 2.100-2.600mm – Bảng rổ: Hình chữ nhật, chất liệu bằng gỗ hoặc tương đương, kích thước khoảng (1200×900)mm, dày 5 mm được gắn với cột rổ, có thể hạ, nâng độ cao; – Vòng rổ: Hình tròn, chất liệu bằng kim loại, đường kính khoảng 320mm và được đan lưới, gắn cố định trên bảng rổ, mặt vòng rổ song song với mặt đất (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện)xxBộ02/ trường 
3Bóng chuyền hơiDùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
3.1 Quả bóngDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn bóng chuyền hơiHình tròn, Chất liệu cao su mềm hoặc tương đương, mặt trơn bóng; Chu vi khoảng 650 – 750mm, Trọng lượng 120-150gram. (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện). xQuả20/GV 
3.2 Cột và lưới– Cột: Dạng ống tròn, chất liệu bằng kim loại được cố định trên mặt sân hoặc có bánh xe di chuyển, phần trên có móc để treo lưới và có ròng rọc để điều chỉnh độ cao thấp (có thể điều chỉnh chiều cao từ 1.800 – 2.550mm ) – Lưới: Hình chữ nhật dài, chất liệu bằng sợi vải dù hoặc tương đương, được đan vuông với chiều rộng mắt khoảng 100mm, lưới có viền trên và viền dưới khác màu lưới. Dài khoảng 7000-10.000mm (7 – 10m), rộng khoảng 1000mm (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).xxBộ02/trường 
4Đá cầuDùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
4.1 Quả cầu đáDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Đá cầuChất liệu cánh bằng xốp, chất liệu đế bằng cao su dày khoảng 13-15mm, đường kính khoảng 37mm, chiều cao khoảng 130-150mm, trọng lượng 13g.  (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).xxQuả30/ GV 
4.2 Cột, lưới– Cột: Chất liệu bằng kim loại, có bánh xe, chốt khóa, tay quay căng lưới, điều chỉnh được độ cao; chiều cao tối đa 1700mm; – Lưới: Hình chữ nhật dài, chất liệu bằng sợi vải dù hoặc tương đương, không thấm nước. Kích thước khoảng (7100×750)mm (DxC), viền lưới rộng 20mm, kích thước mắt lưới 20-23mm (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).xxBộ3 / trường 
5Cờ VuaDùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
5.1 Bàn và quân cờDùng cho HS học và tập luyện môn Cờ vuaBàn cờ: Hình vuông, chất liệu bằng gỗ hoặc chất liệu khác phù hợp. Kích thước (400×400)mm. Quân cờ: chất liệu bằng nhựa hoặc chất liệu khác phù hợp, kích thước: Vua cao 80mm, đế 25mm; Binh cao 33mm, đế 20mm (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện) xBộ20/GV 
5.2 Bàn và quân cờ treo tườngDùng cho GV giảng dạy môn Cờ vua– Bàn cờ: Hình vuông, chất liệu mặt bàn bằng kim loại có từ tính, kích thước (800×800)mm, có móc treo – Quân cờ: chất liệu bằng nhựa hoặc chất liệu khác phù hợp, kích thước phù hợp với các ô trên bàn cờ, có nam châm gắn mặt sau. (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).x Bộ1/ GV 
6Dùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
6.1 Đích đấm, đá (cầm tay)Dùng cho hoạt động giảng dạy của GV và luyện tập, thực hành của HS phù hợp với đặc điểm từng môn Võ thuậtHình elip có tay cầm hoặc bộ phận gắn lên tay, chất liệu bằng da hoặc giả da mềm, ruột đặc, mềm. (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện)xxChiếc10/ GV 
6.2 Thảm xốpHình vuông, chất liệu bằng xốp mút hoặc tương đương. Kích thước 1000x1000mm, độ dày 25mm, có thể gắn vào nhau, mặt nhám, không ngấm nước, không trơn trượtxxTấm Sử dụng chung với phần trên
7BơiDùng cho lớp 1, 2, 3, 4,5
7.1 Phao bơiDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Bơi.Chất liệu bằng cao su bơm hơi hoặc chất liệu khác phù hợp. Loại thông dụng dùng cho tập luyện xChiếc20/trường 
7.2 Sào cứu hộDạng ống tròn, chất liệu bằng nhôm hoặc chất liệu khác phù hợp. Dài khoảng 5.000-7.000mm, đường kính 25mm, màu sơn đỏ – trắng.xxChiếc02/trường 
7.3 Phao cứu sinhHình tròn, chất liệu bằng cao su bơm hơi hoặc chất liệu khác phù hợp. Bọc ngoài bằng vải Polyethylene, màu cam phản quang, đường kính trong 460mm, Đường kính ngoài 720mm, Trọng lượng 2500g.xxChiếc06/ trường 
8Thể dục AerobicDùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
8.1 Thảm xốpDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS nội dung Thể dục AerobicHình vuông, chất liệu bằng xốp mút hoặc tương đương, có độ đàn hồi. Kích thước (1000×1000)mm, độ dày 25mm, có thể gắn vào nhau, mặt nhám, không ngấm nước, không trơn trượtxxTấm (sử dụng chung với phần trên)
8.2 Thiết bị âm thanh đa năng di động– Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc phát các định dạng tối thiểu ghi trên SD, USB trên thiết bị. – Kết nối line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh – Công suất phù hợp với lớp học – Kèm theo micro – Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc xBộ (Sử dụng thiết bị dùng chung)
9Khiêu vũ thể thaoThiết bị âm thanh đa năng di độngDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Khiêu vũ thể thao– Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc phát các định dạng tối thiểu ghi trên SD, USB trên thiết bị. – Kết nối line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh – Công suất phù hợp với lớp học – Kèm theo micro; – Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc xBộ01/GVDùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5 (Sử dụng thiết bị dùng chung)

Ghi chú:

– Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, “GV”, “HS”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho các điểm trường;

– Ngoài các môn Thể thao được liệt kê ở trên, có thể thay thế bằng các môn Thể thao khác phù hợp với điều kiện địa phương, nhà trường;

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên;

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TIỂU HỌC – MÔN KHOA HỌC
(Kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bị dạy họcĐối tượng sử dụngĐơn vịSố lượngGhi chú
GVHS
ITranh, ảnh      
1Chất      
1.1NướcSơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiênHS thực hành, tìm hiểu về các thành phần và quá trình trong “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”Tranh câm mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên; kích thước (540×790)mm dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couche có định lượng 200g/m2 , cán láng OPP mờ. 3 mũi tên để thể hiện vòng tuần hoàn; 3 thẻ cài chữ. Nội dung từng thẻ: (1) Bay hơi; (2) Ngưng tụ; (3) Mưa; kích thước (30×80)mm, in một màu, trên giấy couche có định lượng 150g/m2 , cán láng OPP mờ.xxBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 4 (Có thể thay bằng phần mềm mô phỏng)
2Năng lượng      
2.1Ánh sángBộ tranh về bảo vệ mắtHS thực hành, tìm hiểu về những việc nên làm và không nên làm để tránh ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt; không đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu.Gồm 05 tranh về việc nên làm hoặc không nên làm với nội dung như sau: (1) Vẽ một bạn nhìn về phía Mặt Trời; (2) Vẽ một bạn chĩa đèn pin về phía mặt bạn (một bạn khác lấy tay che lại); (3) Vẽ người thợ hàn đeo kính, lửa hàn lóe sáng. Một bạn nhìn vào lửa hàn; (4) Vẽ một bạn đọc sách trong phòng tối; (5) Vẽ bạn ngồi viết, đèn chiếu sáng đúng vị trí. Kích thước (148×210)mm, dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couche có định lượng 150g/m2 , cán láng OPP mờ. xBộ01/ 4 đến 6HSDùng cho lớp 4. (Có thể phối hợp với Bộ tranh về bảo vệ mắt ở lớp 1)
2.2Năng lượng điệnBộ tranh an toàn về điệnHS thực hành, tìm hiểu về những việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn về điệnGồm 8 tranh có nội dung như sau: Tranh về việc nên làm: (1) Ngăn không cho em bé chơi gần ổ điện; (2) Báo cho người lớn khi phát hiện có dây điện đứt; Tranh về việc không nên làm: (3) Gọi điện thoại trong khi đang cắm dây xạc; (4) Tay ướt cầm phích cắm vào ổ điện; (5) Thả diều gần đường dây điện cao thế; (6) Phơi quần áo trên dây điện; (7) Đứng trú mưa ở bốt điện; (8) Dùng dao cắt ngang dây điện. Kích thước (148×210)mm, dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couche có định lượng 150g/m2 , cán láng OPP mờ. xBộ01/ 4 đến 6HSDùng cho lớp 5
3Thực vật và động vật      
3.1Nhu cầu sống của thực vật và động vậtSơ đồ về sự trao đổi khí, nước, chất khoáng của thực vật với môi trườngHS thực hành, tìm hiểu về sự trao đổi khí, nước, chất khoáng của thực vật với môi trường– 01 Sơ đồ diễn tả sự trao đổi khí, nước, chất khoáng của thực vật với môi trường. Kích thước (790×540) mm dung sai 10 mm, in offset 4 màu trên giấy couche có định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ. – 05 thẻ chữ gồm: (1) nước, (2) hơi nước, (3) khí các-bô-níc, (4) khí ô – xi, (5) các chất khoáng. Kích thước (30×80)mm, in một màu, trên giấy couche có định lượng 200g/m2 , cán láng OPP mờ. xBộ01/ 4 đến 6HSDùng cho lớp 4
3.2Sự sinh sản ở thực vật và động vậtSơ đồ: Các bộ phận của hoaHS thực hành, tìm hiểu về các bộ phận của hoa.– 01 Sơ đồ diễn tả các bộ phận sinh sản của hoa lưỡng tính. Kích thước (790×540) mm dung sai 10 mm, in offset 4 màu trên giấy couche có định lượng 200g/m2 , cán láng OPP mờ. – 8 thẻ chữ gồm: (1) nhị, (2) nhụy, (3) bao phấn, (4) chỉ nhị, (5) đầu nhụy, (6) vòi nhụy, (7) bầu nhụy, (8) noãn. Kích thước (30×80)mm, in một màu, trên giấy couche có định lượng 200g/m2 , cán láng OPP mờ. xBộ01/ 4 đến 6HSDùng cho lớp 5
4Con người và sức khỏe      
4.1Dinh dưỡng ở ngườiTháp dinh dưỡngHS tìm hiểu về dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi.Tranh có nội dung về tháp dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. Kích thước (790×540) mm dung sai 10 mm, in offset 4 màu trên giấy couche có định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ.x Tờ01/GVDùng cho lớp 4
IIVideo/clip      
1Chất      
1.1NướcXử lí nước cấp cho sinh hoạtHS tìm hiểu về các bước cơ bản xử lí nước ngầm hoặc nước bề mặt thành nước cấp cho sinh hoạt tại các nhà máy nước.Video/clip có thời lượng không quá 3 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280×720), hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt, thể hiện được: Sơ đồ nguyên lí các bước cơ bản của quy trình xử lí nước cấp cho sinh hoạt; hình ảnh các bước cơ bản của quy trình xử lí nước cấp cho sinh hoạt tại nhà máy nước.x Bộ01 / GVDùng cho lớp 4
1.2 Ô nhiễm, xói mòn đấtHS tìm hiểu về nguyên nhân, tác hại và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất.Video/clip có thời lượng không quá 3 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280×720), hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt, thể hiện được nguyên nhân (từ con người, tự nhiên), tác hại (đối với con người, tài sản, môi trường) và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất (không dùng phần hóa học, rác thải bừa bãi, du canh du cư, chặt phá rừng; dùng ruộng bậc thang, trồng rừng).x Bộ01 bộ/ GVDùng cho lớp 5
IIIDụng cụ      
1Chất      
1.1Không khíHộp đối lưuHS thực hiện thí nghiệm, tìm hiểu về sự di chuyển của không khí tạo thành gióGồm: – Hộp có hình hộp chữ nhật, kích thước (240x150x360) mm dày 3 mm, chất liệu không bị nóng chảy khi làm thí nghiệm có đốt cháy. Nắp hộp có kích thước (150 x360) mm và có 02 lỗ Φ43 mm. Nắp hộp có thể mở/ tháo ra để đưa đĩa, nến vào bên trong một cách thuận lợi. Khi đậy nắp cần đảm bảo độ kín. Mặt trước hộp cần trong suốt. – Có 2 ống hở hai đầu bằng thủy tinh trong suốt Φ42 mm, dài 280 mm dày 3 mm. Có 2 gioăng cao su gắn vừa ống thủy tinh và với lỗ Φ43 mm, đảm bảo độ khít; – Đĩa đèn chịu nhiệt dùng đựng nến.xxBộ05/PHBMDùng cho lớp 4
1.2Không khíBộ thí nghiệm không khí cần cho sự cháyHS tìm hiểu về không khí cần cho sự cháyGồm: – Ống trụ: 2 ống trong suốt, có kích thước Φ80mm dài 200mm, một đầu kín, một đầu hở. Đầu kín có một lỗ tròn được đậy bằng nắp Φ30mm. Thân ống chia vạch 10mm (2 màu đen và trắng). – Khay: Hình chữ nhật. Kích thước miệng khoảng (173×134)mm, đáy (150×110)mm, cao 68mm. – Đĩa đèn chịu nhiệt dùng đựng nến. – Các ống trụ, khay, đĩa đèn làm bằng chất liệu không bị nóng chảy khi làm thí nghiệm có đốt cháy.xxBộ05/PHBMDùng cho lớp 4
2Năng lượng      
2.1Ánh sángHộp thí nghiệm “Vai trò của ánh sáng”HS thực hành, tìm hiểu ánh sáng cần cho sự nhìn thấyHộp thí nghiệm có dạng hình hộp chữ nhật. Kích thước (350x200x67)mm, độ dày vật liệu là 3mm, nắp có kích thước (350x200x3)mm có gờ tháo lắp được, mặt trong nhám có đặt nguồn chiếu sáng bằng điện; Kích thước đầu hộp (200×67)mm có khe nhìn kích thước (10×50)mm; có rãnh để cài 2 miếng kính (một trong, một mờ) kích thước (35×59)mm.xxBộ05/PHBMDùng cho lớp 4
2.2ĐiệnBộ lắp mạch điện đơn giảnHS tìm hiểu về mạch điện; thực hành lắp mạch điện đơn giảnGồm: – Nguồn điện (pin 1,5V hoặc 3V); Bóng đèn/ đèn LED; Quạt điện mini; Công tắc (cầu dao). Các thiết bị này gắn trên đế bằng nhựa (hoặc vật liệu cách điện có độ cứng tương đương), có các đầu để bắt dây điện. – Dây điện để ghép, nối mạch. Các dây điện có đầu kết nối phù hợp. – Một số mảnh vật liệu dẫn điện, cách điện.xxBộ05/PHBMDùng cho lớp 5
2.3Năng lượng mặt trời, gió và nước chảyMô hình phát điện sử dụng năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió hoặc năng lượng nước chảyHS tìm hiểu về sử dụng năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng nước chảy để phát điện1. Bộ thí nghiệm tìm hiểu về phát điện sử dụng năng lượng nước chảy, gồm: – Tua – bin và hệ thống phát điện: Tua-bin có 8 cánh, một bánh răng kích thước Φ48mm, một trục kích thước Φ4mm và một bánh đai kích thước Φ70mm; Đế kèm gá đỡ buồng tua-bin, trên đế có gắn máy phát điện và đèn LED; Máy phát điện đủ làm sáng 1 đèn LED, bánh đai kích thước Φ10mm; Đai truyền bằng cao su nối 2 bánh đai; Buồng tua-bin kích thước 200mm, phía trên có ống đỡ phễu; Phễu để đổ nước. – Khay chứa nước có dung tích 1,5lít, đỡ vừa đế tua-bin. 2. Bộ thí nghiệm tìm hiểu về phát điện sử dụng năng lượng Mặt Trời. Gồm: Một tấm pin Mặt Trời được gắn trên giá có giắc cắm để lấy điện ra và có thể quay theo mọi phía để đón ánh sáng. Một động cơ, trên trục có lắp một hình tròn bằng nhựa, bề mặt chia thành 3 phần đều nhau qua tâm mỗi phần sơn màu riêng biệt (đỏ, lục, lam) để quan sát (dùng chung với môn Tin học và Công nghệ) 3. Bộ thí nghiệm tìm hiểu về phát điện sử dụng năng lượng gió. Gồm: Một motor quạt gió gắn trên trục nhựa cao 30mm và đế nhựa, đường kính sải cánh khoảng 60mm. Một đèn LED. (dùng chung với môn Tin học và Công nghệ)xxBộ05/PHBMDùng cho lớp 5
2.4NhiệtNhiệt kếĐo nhiệt độNhiệt kế rượu. Thang đo 0oC – 100oC, độ chia nhỏ nhất 1oC.xxCái05/PHBMDùng cho lớp 4
2.5NhiệtNhiệt kế đo nhiệt độ cơ thểĐo nhiệt độ cơ thểNhiệt kế điện tử, loại thông dụng.xxCái05/PHBMDùng cho lớp 4
2.6NấmKính lúpHS thực hành, quan sát nấmLoại thông dụng (loại kính lúp cầm tay), độ phóng đại 6x. xChiếc05/PHBMDùng cho lớp 4
IVThiết bị phòng học bộ môn
1 Máy chiếu (hoặc Màn hình hiển thị)Trình chiêuMáy chiếu: – Loại thông dụng. – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens; – Độ phân giải tối thiểu XGA; – Kích cỡ khi chiếu lên màn bình tối thiểu 100 inch; – Điều khiển từ xa; – Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có). Màn hình hiển thị: – Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD; – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt; – Điều khiển từ xa; – Nguồn điện: AC 90-220V/50HZ.x Bộ01/PHBM 

Ghi chú:

– Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học;

– Các tranh/ảnh dùng cho giáo viên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng;

– Đối với tranh có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng A4 (210 x 290) mm, có thể in trên chất liệu nhựa PP (Polypropylen);

– Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, “PHBM”, “GV”, “HS” căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp, số lượng PHBM để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho các điểm trường;

– Những phần mềm trong danh mục chỉ trang bị cho các trường có điều kiện;

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên;

+ PHBM: Phòng học bộ môn.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TIỂU HỌC – MÔN NGHỆ THUẬT (ÂM NHẠC)
(Kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bị dạy họcĐối tượng sử dụngĐơn vịSố lượngGhi chú
GVHS
INhạc cụ thể hiện tiết tấu
1 Trống nhỏHS luyện tập tiết tấuTheo mẫu của loại trống thông dụng, gồm trống và một dùi gõ. Trống có đường kính 180mm, chiều cao 75mm.xxBộ5/GVDùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
2 Song loanHS luyện tập tiết tấuTheo mẫu của nhạc cụ dân tộc, gồm hai mảnh gỗ hình tròn (có kích thước khác nhau) được nối với nhau bằng một thanh mỏng.xxCái10/GVDùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
3 Thanh pháchHS luyện tập tiết tấuTheo mẫu của nhạc cụ dân tộc, gồm hai thanh phách làm bằng tre hoặc gỗ.xxCặp35/GVDùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
4 TriangleHS luyện tập tiết tấuTheo mẫu của nhạc cụ thông dụng, gồm triangle và thanh gõ đều bằng kim loại. Loại phổ biến có chiều dài mỗi cạnh của tam giác là 180mm.xxBộ5/GVDùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
5 TambourineHS luyện tập tiết tấuTheo mẫu của nhạc cụ thông dụng. Loại phổ biến, đường kính 200mm, chiều cao 50mm.xxCái5/GVDùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
6 Bells InstrumentHS luyện tập tiết tấuTheo mẫu của nhạc cụ thông dụng (loại chuông không có cao độ), gồm tối thiểu 5 quả chuông nhỏ được làm từ kim loại, gắn với nhau bằng dây hoặc giá đỡ.xxCái5/GVDùng cho lớp 2, 3, 4, 5
7 MaracasHS luyện tập tiết tấuTheo mẫu của nhạc cụ thông dụng, gồm hai bầu rỗng bằng nhựa hoặc gỗ, có tay cầm, bên trong đựng những hạt đậu hoặc viên đá nhỏ.xxCặp5/GVDùng cho lớp 3, 4, 5
8 WoodblockHS luyện tập tiết tấuTheo mẫu của nhạc cụ thông dụng, gồm ống gỗ được gắn với tay cầm và dùi gõ. Ống gỗ có một phần tạo ra âm thanh thấp, một phần tạo ra âm thanh cao.xxCái3/GVDùng cho lớp 3, 4, 5
IINhạc cụ thể hiện giai điệu
1 Kèn phímHS luyện tập giai điệuTheo mẫu của nhạc cụ thông dụng, có 32 phím. Nhạc cụ này có nhiều tên gọi như: melodica, pianica, melodeon, blow-organ, key harmonica, free-reed clarinet, melodyhorn,…xxCái10/GVDùng cho lớp 4, 5
2 RecorderHS luyện tập giai điệuTheo mẫu của nhạc cụ thông dụng. Loại sáo dọc soprano recorder làm bằng nhựa, dài 330mm, phía trước có 7 lỗ bấm, phía sau có 1 lỗ bấm, dùng hệ thống bấm Baroque.xxCái20/GVDùng cho lớp 4, 5
3 XylophoneHS luyện tập giai điệuTheo mẫu của nhạc cụ thông dụng. Gồm những thanh kim loại hoặc gỗ (loại có 15 thanh) được gắn với nhau vào giá đỡ, có hai dùi gõ.xxCái3 / GVDùng cho lớp 4, 5
4 HandbellsHS luyện tập giai điệu theo nhómTheo mẫu của nhạc cụ thông dụng, có 8 quả chuông (cao độ tương ứng Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si, Đô) được làm từ kim loại, có tay cầm dùng để lắc.xxBộ1/GVDùng cho lớp 4, 5
5 Electric keyboard (đàn phím điện tử)GV thực hành, làm mẫu, giảng dạyTheo mẫu của nhạc cụ thông dụng; có tối thiểu 61 phím cỡ chuẩn; có tối thiểu 100 âm sắc và tối thiểu 100 tiết điệu. Đàn có bộ nhớ để thu âm, ghi âm; có đường kết nối với các thiết bị di động (smartphone, tablet,…).x Cây1/GVDùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
IIIThiết bị dùng chung cho các nội dung
1 Thiết bị âm thanh đa năng di độngGV và HS sử dụng khi nghe nhạc và các hoạt động âm nhạc khác– Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc phát các định dạng tối thiểu ghi trên SD, USB trên thiết bị. – Kết nối line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh. – Công suất phù hợp với lớp học. – Kèm theo micro. – Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc.xxBộ1/GVDùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5 (Có thể sử dụng thiết bị dùng chung)

Ghi chú:

– Nhà trường có thể thay thế một số nhạc cụ trên bằng nhạc cụ phổ biến ở địa phương hoặc nhạc cụ tự làm, cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi vùng miền.

– Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”,“GV”, “HS” căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho các điểm trường;

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TIỂU HỌC – MÔN NGHỆ THUẬT (MĨ THUẬT)
(Kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bị dạy họcĐối tượng sử dụngĐơn vịSố lượngGhi chú
GVHS
ITHIẾT BỊ DÙNG CHUNG (trang bị cho một phòng học bộ môn)
1 Bảng vẽ cá nhânHọc sinh thực hành– Chất liệu: Bằng gỗ/nhựa cứng (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, an toàn trong sử dụng; – Độ dày tối thiểu 5mm; kích thước (300×420)mm. xCái35Dùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
2 Giá vẽ (3 chân hoặc chữ A)Đặt bảng vẽ cá nhân– Chất liệu: Bằng gỗ/nhựa cứng (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, an toàn trong sử dụng; – Có thể tăng giảm chiều cao phù hợp tầm mắt học sinh khi đứng hoặc ngồi vẽ. – Có thể di chuyển, xếp gọn trong lớp học. xCái35Dùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
3 Bục đặt mẫu– Đặt mẫu để học sinh quan sát, thực hành. – HS trưng bày sản phẩm.Chất liệu: Bằng gỗ/nhựa cứng (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, an toàn trong sử dụng; – Kích thước tối thiểu: Chiều cao có thể điều chỉnh ở 3 mức (800mm-900mm-1.000mm); mặt đặt mẫu (400×600)mm, dày tối thiểu 7mm; – Kiểu dáng đơn giản, gọn, dễ di chuyển ở các vị trí khác nhau trong lớp học.xxCái4Dùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
        4 Các hình khối cơ bảnHọc sinh quan sát và thực hànhCác hình khối (mỗi loại 3 hình): – Khối hộp chữ nhật kích thước (160x200x320) mm; – Khối lập phương kích thước (160x160x160) mm; – Khối trụ kích thước (cao 200mm, đường kính tiết diện ngang 160mm); Khối cầu đường kính 160mm. Vật liệu: Bằng gỗ, nhựa cứng (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu tươi sáng, an toàn trong sử dụng.xxBộ1Dùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
5 Máy tính (để bàn hoặc xách tay)Dùng cho giáo viên tìm kiếm tư liệu và trình chiếu hình ảnh– Loại thông dụng, tối thiểu phải cài đặt được các phần mềm phục vụ dạy học – Có kết nối LAN, Wifi và Bluetooth.x Bộ1Dùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
6 Máy chiếu (hoặc Màn hình hiển thị) Trình chiếu, minh họa hình ảnh trực quanMáy chiếu: Loại thông dụng. – Có đủ cổng kết nối phù hợp. – Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens. – Độ phân giải tối thiểu XGA; – Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch – Điều khiển từ xa – Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có). Màn hình hiển thị: – Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD; – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt; – Điều khiển từ xa; – Sử dụng điện AC 90-220V/50Hz.x Bộ1Dùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
7 Thiết bị âm thanh đa năng di độngDùng cho một số nội dung kết hợp âm nhạc trong các hoạt động mĩ thuật– Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc phát các định dạng tối thiểu ghi trên SD, USB trên thiết bị. – Kết nối line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh. – Công suất phù hợp với lớp học. – Kèm theo micro. – Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc.x Bộ1Dùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
8 Kẹp giấyKẹp giấy vẽ cố định vào bảng vẽLoại thông dụng; cỡ 32mm (hộp 12 chiếc)xxHộp12Dùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
9 Tủ/giáBảo quản sản phẩm, đồ dùng, công cụ học tậpChất liệu bằng sắt hoặc bằng gỗ; Kích thước (1760x1060x400)mm; ngăn đựng có thể thay đổi được chiều cao, cửa có khóa; chắc chắn, bền vững, đảm bảo an toàn khi sử dụng.xxCái3Dùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
10 Bút lôngHọc sinh thực hành– Loại tròn, thông dụng. Số lượng: 6 cái (từ số 2 đến số 7 hoặc 2, 4, 6, 8, 10, 12). – Loại bẹt/dẹt, thông dụng. Số lượng 6 cái (từ số 1 đến số 6 hoặc 2,4,6,8,10,12). xBộ35Dùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
11 Bảng pha màu (Palet)Học sinh thực hành– Chất liệu: Bằng gỗ hoặc nhựa, bề mặt phẳng, không cong, vênh, không thấm nước, an toàn trong sử dụng; – Kích thước tối thiểu: (200x300x2,5 mm). xCái35Dùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
12 Xô đựng nướcHọc sinh thực hành– Loại thông dụng bằng nhựa, có quai xách, an toàn trong sử dụng. – Dung tích tối thiểu khoảng 2 lít nước. xCái35Dùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
13 Tạp dềGiúp HS giữ sạch trang phục trong thực hànhBằng vải nilon mềm, không thấm nước; phù hợp với học sinh tiểu học. xCái35Dùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
14 Bộ công cụ thực hành với đất nặnHọc sinh thực hànhLoại thông dụng bao gồm: – Dụng cụ cắt đất: bằng nhựa hoặc gỗ, an toàn trong sử dụng, chiều dài tối thiểu 150mm; – Con lăn: bằng gỗ, bề mặt nhẵn, an toàn trong sử dụng (kích thước tối thiểu dài 200mm, đường kính 30mm). xBộ35Dùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
15 Đất nặnHọc sinh thực hànhLoại thông dụng, số lượng 12 màu: – Gồm các màu: đỏ, vàng, tím, xanh cô ban, xanh lá cây, xanh lục, cam, hồng, đen, trắng, nâu, xanh da trời. – Mỗi màu có trọng lượng 02 kilogam, các màu được đóng gói trong hộp kín, đảm bảo an toàn và thuận lợi trong sử dụng, không có chất độc hại. xHộp6Dùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
16 Màu Goát (Gouache colour)Học sinh thực hànhBộ màu loại thông dụng, an toàn trong sử dụng, không có chất độc hại. Gồm 12 màu, đóng gói riêng cho từng màu: – Gồm các màu: đỏ, vàng, tím, xanh cô ban, xanh lá cây, xanh lục, cam, hồng, đen, trắng, nâu, xanh da trời. – Mỗi loại màu có dung tích tối thiểu 200ml, các màu được đóng gói trong hộp kín, đảm bảo an toàn và thuận lợi trong sử dụng. xBộ12Dùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
IITRANH ẢNH PHỤC VỤ KIẾN THỨC CƠ BẢN (trang bị cho một phòng học bộ môn)
1 Tranh về màu sắcHS nhận biết màu cơ bản, màu thứ cấp, gam màu nóng, gam màu lạnh01 tờ tranh mô tả các hình ảnh sau: + Ba màu cơ bản Đỏ – Vàng – Lam; + Màu thứ cấp – các màu giao nhau (3 màu cơ bản) tạo thành màu: Cam – Xanh Lục – Tím; + Dải gam màu nóng; + Dải gam màu lạnh;xxTờ01Dùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
2 Bảng yếu tố và nguyên lý tạo hìnhHọc sinh hiểu được các yếu tố và nguyên lí tạo hìnhTranh/ảnh mô tả các yếu tố và nguyên lí tạo hình; nên được thiết kế thành hai cột hoặc hai vòng tròn giao nhau. – Cột yếu tố tạo hình gồm có: Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian. – Cột nguyên lí tạo hình gồm có: Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hòa.xxTờ01Dùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
3 Hoa văn, họa tiết dân tộcHọc sinh vận dụng hoa văn, họa tiết dân tộc vào bài thực hànhBộ tranh/ảnh mô tả họa tiết hoa văn vốn cổ dân tộc, gồm có 2 tờ: + Tờ 1: Hình họa tiết (hoa sen, hoa cúc, hoa chanh, sóng nước…) thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. + Tờ 2: Hình họa tiết trên trang phục, khăn, áo, váy, thắt lưng… của đồng bào dân tộc vùng núi phía Bắc; đồng bào Chăm và đồng bào vùng Tây Nguyên.xxBộ01Dùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5

Ghi chú:

– Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học.

– Các tranh/ảnh dùng cho giáo viên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng.

– Các tranh/ảnh trong danh mục có kích thước (790×540)mm, dung sai 10mm, in offset 4 mầu trên giấy couche có định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ;

– Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, “PHBM”, “GV”, “HS” căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp, số lượng PHBM để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho các điểm trường;

– Đối với các thiết bị dành cho HS (bảng vẽ cá nhân, giá vẽ, bảng pha màu…) được trang bị theo PHBM, căn cứ thực tế số lượng HS/lớp của trường, có thể điều chỉnh tăng/giảm số lượng thiết bị cho phù hợp, đảm bảo đủ cho học sinh thực hành.

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh

+ GV: Giáo viên

+ PHBM: Phòng học bộ môn

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TIỂU HỌC – HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
(Kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bị dạy họcĐối tượng sử dụngĐơn vịSố lượngGhi chú
GVHS
ATHIẾT BỊ DÙNG CHUNG
1 Bộ học liệu điện tửGiúp giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động (giáo án) điện tử, chuẩn bị bài giảng điện tử, chuẩn bị các học liệu điện tử, chuẩn bị các bài tập, bài kiểm tra, đánh giá điện tử phù hợp với Chương trình.Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo Chương trình Hoạt động trải nghiệm cấp Tiểu học (CT 2018), có hệ thống học liệu điện tử (hình ảnh, sơ đồ, video, các câu hỏi,…) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận lợi cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng được trên máy tính trong môi trường không kết nối internet. Phải đảm bảo tối thiểu các chức năng: – Chức năng hỗ trợ soạn giáo án điện tử; – Chức năng hướng dẫn chuẩn bị bài giảng điện tử; – Chức năng hướng dẫn và chuẩn bị, chỉnh sửa sử dụng học liệu điện tử (hình ảnh, sơ đồ, video…) – Chức năng tương tác giữa giáo viên và học sinh. – Chức năng hướng dẫn và chuẩn bị các bài tập; – Chức năng hỗ trợ chuẩn bị công tác đánh giá. Bộ học liệu điện tử bao gồm các video, hình ảnh minh họa, hướng dẫn tổ chức các hoạt động trải nghiệm như: Hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa; diễn đàn, sân khấu hóa, hội thi, trò chơi; các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích, tuyên truyền; hoạt động khảo sát, điều tra, làm tiểu dự án nghiên cứu, sáng tạo công nghệ, nghệ thuật.x Bộ1/ lớpDùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
BTHIẾT BỊ THEO CÁC CHỦ ĐỀ
ITRANH ẢNH
1Hoạt động hướng vào bản thân
1.1 Bộ thẻ các gương mặt cảm xúc cơ bảnGiúp học sinh nhận diện các trạng thái cảm xúc cơ bản của bản thân thông qua gương mặtBộ 5 thẻ rời, mỗi thẻ minh họa một gương mặt cảm xúc: Trạng thái bình thường, vui, buồn, cáu giận, sợ hãi; kích thước (148×105) mm, in màu trên nhựa (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu sắc tươi sáng, an toàn trong sử dụng. xBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 1,4,5 (Dùng chung với Đạo Đức)
1.2 Bộ thẻ về “Nét riêng của em”Giúp học sinh nhận biết được mỗi con người là duy nhất và có nét riêng biệtBộ thẻ rời, mỗi thẻ minh họa một số nét riêng: Mắt to, tóc thẳng, tóc xoăn, má núm, mắt cận; kích thước (148×105)mm, in màu trên nhựa (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu sắc tươi sáng, an toàn trong sử dụng. xBộ01 /4 đến 6HSDùng cho lớp 3
1.3 Bộ thẻ về “Sở thích của em”Giúp học sinh giới thiệu được các sở thích của bản thân, những đặc điểm riêng của mìnhBộ thẻ rời, mỗi thẻ minh họa một sở thích: vẽ tranh, đọc sách, làm sản phẩm thủ công, đá bóng, múa, hát, bơi lội, chơi nhạc cụ, giúp đỡ bố mẹ; kích thước (148×105) mm, in màu trên nhựa (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu sắc tươi sáng, an toàn trong sử dụng. xBộ1 /4 đến 6HSDùng cho lớp 3
1.4 Bộ thẻ mệnh giá tiền Việt NamGiúp HS thực hành, sử dụng trong hoạt động tập mua bán hàng hóaBộ thẻ minh họa những nét cơ bản của đồng tiền Việt Nam, không in ảnh Bác Hồ, in màu trên nhựa (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu tươi sáng, an toàn trong sử dụng. Gồm các mệnh giá: 1.000 đồng: 5 thẻ; 2.000 đồng: 5 thẻ; 5.000 đồng: 5 thẻ; 10.000 đồng: 5 thẻ; 20.000 đồng: 3 thẻ; 50.000 đồng: 3 thẻ; 100.000 đồng: 2 thẻ; 200.000 đồng: 1 thẻ; 500.000 đồng: 1 thẻ. Kích thước các thẻ là (40×90)mm. xBộ01 /4 đến 6HSDùng cho lớp 2, 3, 4 (Sử dụng chung với môn Tự nhiên Xã hội và môn Đạo đức)
1.5 Bộ thẻ các hoạt động trong ngày của emGiúp học sinh nhận biết các công việc trong ngày của bản thân và sắp xếp các thứ tự hoạt động trong ngày.Bộ 10 thẻ rời, mỗi thẻ minh họa một hoạt động trong ngày của học sinh, kích thước (148×105)mm, in màu trên nhựa (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu sắc tươi sáng, an toàn trong sử dụng. Thẻ minh họa: – Đánh răng; – Rửa mặt; – Đi học; – Học bài ở lớp; – Tự học bài ở nhà; – Giúp bố mẹ việc nhà; – Chơi thể thao; – Dọn dẹp nhà cửa; – Soạn sách vở; – Đi ngủ. xBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 3, 4
1.6 Bộ thẻ về vệ sinh an toàn thực phẩmGiúp học sinh nhận biết được thực phẩm an toàn và không an toànBộ thẻ rời, mỗi thẻ minh họa một hình ảnh về vệ sinh an toàn thực phẩm, kích thước (290 x 210)mm, in màu trên nhựa (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu sắc tươi sáng, an toàn trong sử dụng. minh họa về: a)Thực phẩm tươi sống: + Thịt, tôm, cá và rau củ quả tươi + Thịt tôm cá ươn và rau củ quả héo b) Thực phẩm chế biến sẵn: + Thực phẩm sạch và để trong tủ kính; + Thực phẩm bầy trên bàn, có ruồi bâu. c)Thực phẩm đóng hộp/ có bao gói: + Thực phẩm ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; + Vỏ hộp bị phồng/ méo, bao bì rách, không có nguồn gốc xuất xứ xBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 3
1.7 Bộ tranh về Phòng tránh bị lạc, bị bắt cócGiúp HS nhận diện được các tình huống dễ bị lạc, bắt cócBộ tranh, mỗi tranh minh họa một hình ảnh về nội dung phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc, kích thước (290 x 210)mm, in màu trên nhựa (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu sắc tươi sáng, an toàn trong sử dụng. Minh họa về: Địa điểm dễ bị lạc: – Khu du lịch; – Nơi tổ chức lễ hội; – Khu vui chơi giải trí; – Bến tàu bến xe; – Chợ/ siêu thị. Tranh mô tả tình huống dễ bị bắt cóc: – Đi theo người lạ; – Nhận quà của người lạ; – Đi một mình nơi đường vắng; – Ở nhà một mình. x 01/4 đến 6HSDùng cho lớp 2
2Hoạt động hướng đến xã hội
2.1 Bộ thẻ Gia đình emThể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thânBộ 6 thẻ rời, mỗi thẻ minh họa một hình ảnh về ông, bà, bố, mẹ, con trai (2 thẻ), con gái (2 thẻ), kích thước mỗi thẻ (148×210)mm in màu trên nhựa (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu sắc tươi sáng, an toàn trong sử dụng. xBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 2,3,4,5 (Sử dụng chung với môn Tự nhiên Xã hội)
2.2 Bộ tranh Tình bạnGiáo dục về tình bạnBộ 10 tranh, kích thước (290×210)mm, in màu trên nhựa (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu sắc tươi sáng, an toàn trong sử dụng, minh họa các nội dung: – Nhóm bạn cùng chơi vui vẻ dưới gốc cây; – Đỡ bạn dậy khi bạn bị ngã; – Cho bạn cùng xem sách trong giờ ra chơi; – Các nhóm bạn đang làm việc nhóm trong giờ hoạt động chiều; – Chào bạn khi gặp bạn trên đường đến trường; – Khen ngợi khi bạn được giấy khen; – Một nhóm bạn đang đứng trước hòm quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt; – Hình ảnh 1 bạn nhỏ xin lỗi khi va vào 1 bạn khác khi đi trên hành lang; – Giúp đỡ bạn khi bạn chưa hiểu bài; – Đẩy xe lăn giúp bạn. xBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 2 (Sử dụng chung với môn Đạo đức)
3Hoạt động hướng nghiệp
3.1Hoạt động hướng nghiệpBộ tranh Nghề của bố mẹ emNhận biết và làm quen với các nghề nghiệp khác nhauMột bộ gồm 20 tranh rời minh họa các nghề: 2 tranh về nông dân (chăn nuôi, trồng trọt); 3 tranh về công nhân (xây dựng, thợ hàn, trong nhà máy dệt); 3 tranh về nghề thủ công (nghề gốm, đan lát mây tre, dệt thổ cẩm); 3 tranh về buôn bán (bán hàng ở chợ, siêu thị, thu ngân ở siêu thị); 1 tranh về nhân viên làm vệ sinh môi trường; 2 tranh về lái xe (taxi, xe ôm); 1 tranh về thợ may; 1 tranh về đầu bếp; 1 tranh về giáo viên; 1 tranh về bác sĩ; 1 tranh về công an; 1 tranh về bộ đội. Kích thước mỗi tranh (148×210)mm, in màu trên nhựa (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu sắc tươi sáng, an toàn trong sử dụng. xBộ01/4 đến 6HSDùng cho lớp 2, 3 (Sử dụng chung với môn Tự nhiên Xã Hội)
IIVIDEO/CLIP
1Hoạt động hướng vào bản thân
1.1 Video về “Không an toàn thực phẩm”Giúp học sinh nhận biết được những nguyên nhân dẫn đến thực phẩm không an toànVideo hoạt hình, minh họa những nguyên nhân dẫn đến thực phẩm không an toàn: – Không vệ sinh sạch sẽ thực phẩm trước khi ăn, chế biến; – Không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chế biến thực phẩm; – Không vệ sinh sạch sẽ đồ đựng, đồ chế biến thực phẩm; – Thực phẩm không vệ sinh: thực phẩm ôi thiu, thực phẩm bẩn; – Bảo quản đồ ăn, thức uống không đúng cách: không đậy kín thực phẩm, bảo quản thực phẩm không đúng cách, quá hạn sử dụng.x Bộ01/GVDùng cho lớp 3
1.2 Video về nguy cơ trẻ em bị xâm hạiGiúp HS nhận biết được nguy cơ bị xâm hại, từ đó biết được những hành động để phòng tránh xâm hại.Video hoạt hình, minh họa các báo động: – Báo động nhìn: nhìn vào vùng kín của trẻ hoặc dụ dỗ trẻ nhìn vùng kín của người khác – Báo động nói: nói về vùng kín – Báo động chạm: chạm vào vùng kín của trẻ hoặc bắt trẻ chạm vào vùng kín của họ – Báo động ở 1 mình: ở 1 mình với người lạx Bộ01/GVDùng cho lớp 4
1.3 Video về Văn hóa Giao tiếp trên mạngGiúp HS nhận biết được lợi ích và một số tình huống nguy hiểm tiềm ẩn khi giao tiếp trên mạng.Video hoạt hình, minh họa: – Lợi ích khi giao tiếp trên mạng: nhanh chóng, giao tiếp được với nhiều người, không khoảng cách, an toàn trong thời gian dịch bệnh; – Nguy cơ tiềm ẩn khi giao tiếp trên mạng: + Giao tiếp với người lạ: bị giả danh, bị lợi dụng, bị lừa tiền, bị bắt cóc; + Giao tiếp với bạn bè: bị lợi dụng, bị nói xấu; + Nguy cơ truy cập các trang web không chính thống: thông tin xấu độc.x Bộ01/GVDùng cho lớp 5
1.4 Video về hỏa hoạnGiúp HS nhận biết được nguyên nhân gây hỏa hoạn, hậu quả của hỏa hoạnVideo hình ảnh thực tế, minh họa một số nguyên nhân cơ bản dễ gây hỏa hoạn.x Bộ01/GVDùng cho lớp 5
2Hoạt động hướng đến xã hội
2.1 Video về hành vi phản văn hóa nơi công cộngGiúp học sinh nhận biết được những hành vi phản văn hóa nơi công cộngVideo hình ảnh thực tế, minh họa: – Chen lấn khi xếp hàng; – Vứt rác vừa bãi, không đúng nơi quy định; – Ăn mặc không đúng hoàn cảnh; – La hét, cười nói quá lớn; – Chạy nhẩy đùa giỡn; – Phá hoại tài sản chung; – Ít nói xin lỗi và cảm ơn hoặc nói xin lỗi, cám ơn không hợp lí; – Luôn nhăn nhó, cau có, không chào hỏi với mọi người.x Bộ01/GVDùng cho lớp 4
3Hoạt động hướng đến tự nhiên
3.1 Video về Phong cảnh đẹp quê hươngGiáo dục lòng yêu quê hương đất nướcVideo hình ảnh thực tế, minh họa: Cảnh đẹp tiêu biểu của quê hương Việt Nam ở miền núi, đồng bằng, miền Bắc, miền Nam;x Bộ01/GVDùng cho lớp 1, 4, 5 (Dùng chung với môn Đạo đức)
3.2 Video về ô nhiễm môi trườngGiúp HS nhận biết được những biểu hiện của ô nhiễm môi trườngVideo hình ảnh thực tế, nội dung: – Ô nhiễm môi trường nước (sông, biển); – Ô nhiễm môi trường không khí (mùi, khói bụi); – Ô nhiễm môi trường đất (rác thải, đổ thải); – Ô nhiễm tiếng ồn.x Bộ01/GVDùng cho lớp 3, 5
IIIDỤNG CỤ
1Hoạt động hướng nghiệp
1.1 Bộ dụng cụ lao động sân trườngGiúp học sinh trải nghiệm với lao độngBộ công cụ lao động: – Bộ dụng cụ làm vệ sinh trường học, bao gồm: Chổi rễ loại nhỏ, ky hốt rác có cán bằng nhựa, găng tay lao động loại nhỏ phù hợp với học sinh, khẩu trang y tế loại nhỏ; x  Bộ05 / trườngDùng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5
    – Bộ công cụ làm vệ sinh lớp học, bao gồm: Chổi loại nhỏ, khăn lau, ky hốt rác có cán bằng nhựa, khẩu trang y tế loại nhỏ, giỏ đựng rác bằng nhựa có quai xách; x  Bộ  02/lớp 
    – Bộ dụng cụ chăm sóc hoa, cây trồng thông thường, bao gồm: xẻng, chĩa 3 bằng nhựa, bình tưới cây 4 lít bằng nhựa, kéo cắt cành. xBộ  05 / trường 
1.2 Bộ dụng cụ lều trạiGiúp học sinh trải nghiệm với các Hoạt động ngoài trờiBộ lều trại gấp gọn, kích thước đủ cho số lượng từ 15 – 20 học sinh/trại.x Bộ02/ lớpSử dụng cho lớp 1, 2, 3, 4, 5

Ghi chú:

– Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học;

– Các tranh/ảnh dùng cho giáo viên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng;

– Đối với tranh có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng A4 (210×290)mm, có thể in trên chất liệu nhựa PP (Polypropylen);

– Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho các điểm trường;

– Những phần mềm trong danh mục chỉ trang bị cho các trường có điều kiện;

– Các video/clip trong danh mục có thời lượng không quá 3 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280×720), hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ CTGDPT 2018: Chương trình Giáo dục phổ thông 2018;

+ GV: Giáo viên;

+ HS: Học sinh.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TIỂU HỌC – THIẾT BỊ DÙNG CHUNG
(Kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TTTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bị dạy họcĐối tượng sử dụngĐơn vịSố lượngGhi chú
GVHS
1Bảng nhómDùng cho dạy học và hoạt động giáo dục.Kích thước (400x600x0,5)mm, một mặt mầu trắng kẻ ô li dùng để viết bút dạ xoá được; một mặt màu xanh, dòng kẻ ô li trắng dùng để viết phấn. xChiếc01/4 đến 6HS 
2Bảng phụDùng cho dạy học và hoạt động giáo dục.Kích thước (700x900x0,5)mm, một mặt mầu trắng kẻ ô li dùng để viết bút dạ xoá được; một mặt màu xanh, dòng kẻ ô li trắng dùng để viết phấn.x Chiếc01/lớp 
3Tủ/giá đựng thiết bịĐựng thiết bịKích thước (1.760×1.060×400)mm; ngăn đựng có thể thay đổi được chiều cao; cửa có khóa; chắc chắn, bền vững, đảm bảo an toàn khi sử dụng.xxChiếc02/lớp 
4Nam châmGắn tranh, ảnh lên bảngLoại thông dụngx Chiếc20/lớp 
5Nẹp treo tranhNẹp tranh, bản đồ, lược đồKhuôn nẹp ống dạng dẹt; kích cỡ dày 6mm, rộng 13mm, dài (1.090mm, 1.020mm, 790mm, 720mm, 540mm, 290mm), bằng nhựa PVC, có 2 móc để treo.x Chiếc20/trường 
6Giá treo tranhBảo quản tranhLoại thông dụng.x Chiếc03/trường 
7Thiết bị thu phát âm thanhDùng chung cho toàn trường, tất cả các môn học và hoạt động giáo dục (căn cứ điều kiện thực tế của nhà trường để lựa chọn các thiết bị dưới đây cho phù hợp)   01 bộ (hoặc chiếc)/5 lớp 
7.1Đài đĩaDùng cho dạy học và hoạt động giáo dục.– Phát các loại đĩa CD có các định dạng phổ thông; – Có cổng USB và/hoặc thẻ nhớ – Có chức năng nhớ, tua tiến, tua lùi, tạm dừng. – Đài AM, FM – Nguồn điện AC 110-220V/50 Hz, sử dụng được pinx Chiếc  
7.2Loa cầm tayDùng cho các hoạt động ngoài trờiLoại thông dụngx Chiếc  
7.3Thiết bị âm thanh đa năng di độngDùng cho dạy học và hoạt động giáo dục.– Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc phát các định dạng tối thiểu ghi trên SD, USB trên thiết bị; – Kết nối line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh; – Công suất phù hợp với lớp học; – Kèm theo micro; – Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc.x Bộ  
8Thiết bị trình chiếuDùng chung cho toàn trường, tất cả các môn học và hoạt động giáo dục (căn cứ điều kiện thực tế của nhà trường để lựa chọn các thiết bị dưới đây cho phù hợp)   01 bộ (hoặc chiếc)/5 lớp 
8.1Máy tính (để bàn hoặc xách tay) – Loại thông dụng, tối thiểu phải cài đặt được các phần mềm phục vụ dạy học – Có kết nối LAN, Wifi và Bluetooth.x Bộ/Chiếc  
8.2Máy chiếu (hoặc Màn hình hiển thị)Trình chiếuMáy chiếu: – Loại thông dụng; – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens; – Độ phân giải tối thiểu XGA; – Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch; – Điều khiển từ xa; – Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có). Màn hình hiển thị: – Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD; – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt; – Điều khiển từ xa; – Nguồn điện AC 90V-220V/50Hz.x Bộ  
8.3Đầu DVDDùng cho dạy học và hoạt động giáo dục.– Loại thông dụng. – Đọc đĩa DVD, VCD/CD, CD – RW, và các chuẩn thông dụng khác. – Có cổng kết nối USB, thẻ nhớ; – Tín hiệu ra dưới dạng AV, HDMI; – Chức năng tua tiến, tua lùi, tạm dừng; – Điều khiển từ xa; – Nguồn điện: 90V – 240V/50Hz.x Chiếc  
8.4Máy chiếu vật thểDạy học– Loại thông dụng, Full HD; – Cảm biến hình ảnh tối thiểu 5MP; – Zoom quang học tối thiểu 10x; – Phụ kiện kèm theoxxChiếc  
9Máy in Loại thông dụng, công nghệ laze, tốc độ tối thiểu 16 tờ khổ A4/phút.x Chiếc01 / trường 
10Máy ảnh (hoặc Máy quay)Dùng cho dạy học và hoạt động giáo dụcMáy ảnh: Kỹ thuật số, loại thông dụng, độ phân giải tối thiểu 15MP. Máy quay: Loại thông dụng, Full HD, màn hình LCD 2,7inch, bộ nhớ trong tối thiểu 8GB; zoom quang học tối thiểu 30x, zoom kĩ thuật số tối thiểu 300xxxChiếc01 / trường 
11CânDùng để đo khối lượng cơ thể học sinhCân bàn điện tử, loại thông dụngxxChiếc02/trường 
12Nhiệt kế điện tửDùng để đo nhiệt độ cơ thể học sinhLoại thông dụng xCái02/trường 

Ghi chú:

– Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho các điểm trường;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên.

You may also like

Leave a Comment

Copyright @2021  All Right Reserved – Designed and Developed by MINHPHUC