Home News Thông tư số 39/2011/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thông tư số 39/2011/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

by admin
Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 39/2021/TT-BGDĐTHà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021

THÔNG TƯ

BAN HÀNH DANH MỤC THIẾT BỊ DY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

___________

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Vụ Trưởng Vụ Giáo dục Trung học;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Danh mục thiết bị dạy học ti thiu cấp Trung học ph thông.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, bao gồm: Môn Ngữ Văn; môn Toán; môn Ngoại ngữ; môn Giáo dục thể chất; môn Lịch sử; môn Địa lý; môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật; môn Vật lý; môn Hóa học; môn Sinh học; môn Công nghệ; môn Tin học; môn Âm nhạc; môn Mĩ thuật; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và Thiết bị dùng chung.

Điều 2. Căn cứ vào Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư này, các Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc mua sắm, bảo quản và sử dụng thiết bị phục vụ dạy học tại các trường Trung học phổ thông.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2022.

1. Thông tư này thay thế Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông. Việc thay thế Danh mục thiết bị dạy tối thiểu các lớp được áp dụng theo lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

2. Các quy định trước đây, trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ;
– Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Ủy ban VHGD của Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương các đoàn thể;
– Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
– Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo;
– Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
– Ban Tuyên giáo trung ương;
– UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ;
– Bộ trưởng;
– Như Điều 4 (để thực hiện);
– Công báo;
– Cổng TTĐT của Chính phủ;
– Cổng TTĐT của Bộ GDĐT;
– Lưu: VT, Cục CSVC, Vụ GDTrH, Vụ PC (10 bản).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Ngọc Thưởng


DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – MÔN NGỮ VĂN
(Kèm theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

STTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bịĐối tượng sử dụngĐơn vịSố lượngGhi chú
GVHS 
ITRANH ẢNH
 Chuyên đhọc tập
1Chuyên đề 10.1. Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gianSơ đồ quy trình và cấu trúc một báo cáo nghiên cứu khoa họcMinh họa, phục vụ cho hoạt động dạy học chuyên đề nghiên cứu01 tờ tranh minh họa có hai nội dung: – Sơ đồ hoá quy trình viết 1 báo cáo khoa học; – Sơ đồ tóm tắt cấu trúc báo cáo khoa học dưới dạng sơ đồ tư duy. – Kích thước (540×790)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 10
2Chuyên đề 10.2. Sân khấu hóa tác phẩm văn họcSơ đồ quy trình tiến hành sân khấu hoá một tác phẩm văn họcMinh họa, phục vụ cho hoạt động sân khấu hoá tác phẩm văn học01 tờ tranh minh họa về: – Sơ đồ hoá quy trình sân khấu hoá một tác phẩm văn học; – Kích thước (540×790)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 10
IIVIDEO/ CLIP/PHIM TÀI LIỆU (Tư liệu dạy học điện tử)
1 Bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viênGiúp giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học (giáo án) điện tử phù hợp với Chương trình môn Ngữ văn ở mỗi lớp.Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo Chương trình môn Ngữ văn cấp THPT(CTGDPT 2018), có hệ thống học liệu điện tử (hình ảnh, sơ đồ, video, các câu hỏi) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận lợi cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng được trên máy tính trong môi trường không kết nối internet. Phải đảm bảo tối thiểu các chức năng: – Chức năng hỗ trợ soạn giáo án điện tử; – Chức năng hướng dẫn chuẩn bị bài giảng điện tử; – Chức năng hướng, dẫn và chuẩn bị, chỉnh sửa sử dụng học liệu điện tử (hình ảnh, sơ đồ, video); – Chức năng tương tác giữa giáo viên và học sinh. – Chức năng hướng dẫn và chuẩn bị các bài tập; – Chức năng hỗ trợ chuẩn bị công tác đánh giá.    Dùng cho lớp 10,11,12
2Tác giả Nguyễn TrãiVideo/clip/ phim tư liệu về tác giả Nguyễn TrãiMinh họa, phục vụ cho hoạt động dạy về tác giả Nguyễn TrãiVideo/clip/phim tư liệu thể hiện nội dung: Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của tác giả Nguyễn Trãi.x Bộ01/GVDùng cho lớp 10
  Video/clip/ phim tư liệu về tác phẩm Bình Ngô đại cáoMinh họa, phục vụ cho hoạt động dạy đọc hiểu tác phẩm Bình Ngô đại cáoCác video/clip/phim tư liệu thể hiện nội dung: – Triều đại nhà Lê và công cuộc chống giặc Minh xâm lược; – Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về tác phẩm Bình Ngô đại cáo (hoàn cảnh sáng tác, thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật).X Bộ01/GVDùng cho lớp 10
  Video/clip/ phim tư liệu về thơ Nôm của Nguyễn TrãiMinh hoạ, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ Nôm của Nguyễn TrãiVideo/clip/phim tư liệu thể hiện nội dung: Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về thơ Nôm của Nguyễn Trãi (hoàn cảnh sáng tác, thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật).x Bộ01/GVDùng cho lớp 10
3Tác giả Nguyễn DuVideo/clip/ phim tư liệu về tác giả Nguyễn DuMinh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về tác giả Nguyễn DuVideo/clip/phim tư liệu thể hiện nội dung: Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của tác giả Nguyễn Du.x Bộ01/GVDùng cho lớp 11
  Video/clip/ phim tư liệu về Truyện KiềuMinh họa, phục vụ cho hoạt động dạy đọc hiểu Truyện KiềuCác video/clip/phim tư liệu thể hiện nội dung: – Bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác Truyện Kiều; – Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về Truyện Kiều (hoàn cảnh sáng tác, thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật).x Bộ01/GVDùng cho lớp 11
  Video/clip/ phim tư liệu về thơ chữ Hán của Nguyễn DuMinh họa, phục vụ cho hoạt động dạy đọc hiểu thơ chữ Hán của Nguyễn DuVideo/clip/phim tư liệu thể hiện nội dung: Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về thơ chữ Hán của Nguyễn Du (thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật).x Bộ01/GVDùng cho lớp 11
4Tác giả Nguyễn Đình ChiểuVideo/clip/ phim tư liệu về Nguyễn Đình Chiểu và các tác phẩm của Nguyễn Đình ChiểuMinh họa, phục vụ cho hoạt động dạy đọc hiểu tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần GiuộcCác video/clip/phim tư liệu cung cấp tư liệu dạy học về Nguyễn Đình Chiểu và các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, bao gồm: – Phim tư liệu thời kì thực dân Pháp xâm lược Việt Nam: cuộc sống của nhân dân, các cuộc khởi nghĩa nông dân. – Phim tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. – Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (hoàn cảnh sáng tác, thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật).x Bộ01/GVDùng cho lớp 11
  Video/clip/ phim tư liệu về thơ Nôm của Nguyễn Đình ChiểuMinh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ Nôm của Nguyễn Đình ChiểuVideo/clip/phim tư liệu thể hiện nội dung: Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu (hoàn cảnh sáng tác, thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật).x Bộ01/GVDùng cho lớp 11
5Tác giả Hồ Chí MinhVideo/clip /phim tư liệu về Hồ Chí Minh và tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí MinhMinh họa, phục vụ cho hoạt động dạy đọc hiểu các tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí MinhCác video/clip/phim tư liệu, cung cấp tư liệu dạy học về Hồ Chí Minh và tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh, bao gồm: – Phim tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh; – Phim tư liệu ghi lại quang cảnh, giọng đọc Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập; – Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về Tuyên ngôn Độc lập (hoàn cảnh sáng tác, thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật).x Bộ01/GVDùng cho lớp 12
6Truyện cổ dân gianVideo/clip/ phim tư liệu về truyện cổ dân gian Việt NamMinh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu truyện cổ dân gian Việt NamVideo/clip/phim tư liệu thể hiện nội dung: Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về truyện cổ dân gian.x Bộ01/GVDùng cho lớp 10, 11
7Ca dao, tục ngữVideo/clip/ phim tư liệu về ca dao con người và xã hội.Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu ca dao về con người và xã hội.Video/clip/phim tư liệu thể hiện nội dung: Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về ca dao con người và xã hội.x Bộ01/GVDùng cho lớp 10, 11
8Chèo, tuồng dân gianVideo/clip/ phim tư liệu về chèo, tuồng dân gianMinh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về chèo hoặc tuồngCác video/clip/phim tư liệu cung cấp tư liệu dạy học về chèo, tuồng dân gian, bao gồm: – Trích đoạn phim chèo, tuồng tiêu biểu của Việt Nam; – Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình nhận định, đánh giá về kịch bản chèo, tuồng tiêu biểu của Việt Nam (giá trị nội dung và nghệ thuật).x Bộ01/GVDùng cho lớp 10, 11
9Tác giả Hồ Xuân HươngVideo/clip/ phim tư liệu về thơ Nôm của Hồ Xuân HươngMinh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ Nôm của Hồ Xuân HươngCác video/clip/phim tư liệu cung cấp tư liệu dạy học về thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, bao gồm: – Phim tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp văn học của Hồ Xuân Hương; – Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về thơ Nôm của Hồ Xuân Hương (giá trị nội dung và nghệ thuật).x Bộ01/GVDùng cho lớp 10, 11
10Tác giả Nguyễn KhuyếnVideo/clip/ phim tư liệu về thơ của Nguyễn KhuyếnMinh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ Nôm Nguyễn KhuyếnCác video/clip/phim tư liệu cung cấp tư liệu dạy học về thơ của Nguyễn Khuyến, bao gồm: – Phim tư liệu về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp văn học của Nguyễn Khuyến; – Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về thơ Nôm của Nguyễn Khuyến (giá trị nội dung và nghệ thuật).x Bộ01/GVDùng cho lớp 10, 11
11Tác giả Nam CaoVideo/clip/ phim tư liệu về sự nghiệp văn chương của Nam CaoMinh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về về truyện ngắn, tiểu thuyết của Nam CaoCác video/clip/phim tư liệu cung cấp tư liệu dạy học về sự nghiệp văn chương của Nam Cao, bao gồm: – Phim tư liệu về bối cảnh thời đại, cuộc đời, sự nghiệp văn học của Nam Cao; – Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về truyện ngắn, tiểu thuyết của Nam Cao (giá trị nội dung và nghệ thuật).x Bộ01/GVDùng cho lớp 11, 12
12Tác giả Vũ Trọng PhụngVideo/clip/ phim tư liệu tiểu thuyết, phóng sự của Vũ Trọng PhụngMinh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về tiểu thuyết, phóng sự của Vũ Trọng PhụngCác video/clip/phim tư liệu cung cấp tư liệu dạy học về tiểu thuyết, phóng sự của Vũ Trọng Phụng, bao gồm: – Phim tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp văn học của Vũ Trọng Phụng. – Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về tiểu thuyết, phóng sự của Vũ Trọng Phụng (giá trị nội dung và nghệ thuật).x Bộ01/GVDùng cho lớp 11, 12
13Tác giả Xuân DiệuVideo/clip/ phim tư liệu về thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng TámMinh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng TámCác video/clip/phim tư liệu, cung cấp tư liệu dạy học về thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám, bao gồm: – Phim tư liệu về bối cảnh thời đại trước Cách mạng tháng Tám, về phong trào Thơ mới; – Phim tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp văn học của Xuân Diệu; – Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về thơ của Xuân Diệu (giá trị nội dung và nghệ thuật).x Bộ01/GVDùng cho lớp 11, 12
14Tác giả Tố HữuVideo/clip/ phim tư liệu về thơ của Tố Hữu trước và sau Cách mạng tháng TámMinh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ của Tố Hữu trước và sau Cách mạng tháng TámCác video/clip/phim tư liệu cung cấp tư liệu dạy học về thơ của Tố Hữu, bao gồm: – Phim tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp văn học của tác giả Tố Hữu; – Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về thơ của Tố Hữu (giá trị nội dung và nghệ thuật).x Bộ01/GVDùng cho lớp 11, 12
15Tác giả Nguyễn TuânVideo/clip/ phim tư liệu về truyện ngắn, kí của Nguyễn TuânMinh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về truyện ngắn, kí của Nguyễn TuânCác video/clip/phim tư liệu cung cấp tư liệu dạy học về truyện ngắn, kí của Nguyễn Tuân, bao gồm: – Phim tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp văn học của tác giả Nguyễn Tuân; – Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về truyện ngắn, kí của Nguyễn Tuân (giá trị nội dung và nghệ thuật); – Phim tư liệu về những sự vật địa danh được mô tả trong các tác phẩm kí của Nguyễn Tuân.x Bộ01/GVDùng cho lớp 11, 12
16Tác giả Nguyễn Huy TưởngVideo/clip/ phim tư liệu về kịch của Nguyễn Huy TưởngMinh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu kịch của tác giả Nguyễn Huy TưởngCác video/clip/phim tư liệu, cung cấp tư liệu dạy học về kịch của Nguyễn Huy Tưởng, bao gồm: – Phim tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp văn học của tác giả Nguyễn Huy Tưởng; – Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về kịch của Nguyễn Huy Tưởng (giá trị nội dung và nghệ thuật); – Trích đoạn tác phẩm kịch của Nguyễn Huy Tưởng được chuyển thể.x Bộ01/GVDùng cho lớp 11, 12
17Tác giả Lưu Quang VũVideo/clip/ phim tư liệu về kịch của Lưu Quang VũMinh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu kịch của tác giả Lưu Quang VũCác video/clip/phim tư liệu, cung cấp tư liệu dạy học về kịch của Lưu Quang Vũ, bao gồm: – Phim tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp văn học của tác giả Lưu Quang Vũ; – Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về kịch của Lưu Quang Vũ (giá trị nội dung và nghệ thuật). – Trích đoạn tác phẩm kịch Lưu Quang Vũ được chuyển thể.x Bộ01/GVDùng cho lớp 11, 12

Ghi chú:

– Các tranh/ảnh dùng cho GV nêu trên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc các video/clip; các tranh/ảnh có dung sai của kích thước là 10mm, in trên giấy couche, định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ;

– Các video/clip/phim tư liệu có thời lượng không quá 3 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280×720), hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;

– Giáo viên có thể tham khảo các phần mềm, tài liệu khác để phục vụ dạy học;

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ CTGDPT 2018: Chương trình giáo dục phổ thông 2018;

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – MÔN TOÁN
(Kèm theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số TTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bịĐối tượng sử dụngĐơn vịSố lượngGhi chú
GVHS   
ATHIẾT BỊ DÙNG CHUNG
1Hình họcBộ thiết bị để vẽ trên bảng trong dạy học toánGiáo viên sử dụng để vẽ trên bảng trong dạy học ToánBộ thiết bị để vẽ trên bảng gồm: – 01 chiếc thước thẳng dài tối thiểu 500mm, độ chia nhỏ nhất là 1mm; – 01 chiếc compa dài 400mm với đầu được thiết kế thuận lợi khi vẽ trên bảng bằng phấn, bút dạ, một đầu thuận lợi cho việc cố định trên mặt bằng. Tất cả các thiết bị trên được làm bằng nhựa/gỗ hoặc vật liệu khác có độ cứng tương đương, không cong vênh, màu sắc tươi sáng, an toàn với người sử dụng.x Bộ01/GV 
BTHIT BỊ THEO CÁC CHỦ Đ
IMÔ HÌNH
IHÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG
1.1Hình học không gianBộ thiết dạy học về các đường cônic.Giúp học sinh thực hành nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm các đường cônic.Mô hình ba đường conic: – Khối hình nón đáy có đường kính 200mm, cao 350mm bằng nhựa trong suốt; trục giữa bằng thép sơn màu trắng; các mặt cắt hình tròn, elip cố định; mặt cắt hypecbol, parabol bằng nhựa cứng với màu sắc phân biệt giữa các mặt cắt, có thể tháo lắp ở đáy hình nón; Giá đỡ hộp lập phương cạnh 100mm nhựa PS (hoặc tương đương) trong có lỗ với đường kính 5 8mm. – Tất cả được làm bằng vật liệu an toàn trong quá trình sử dụng.xxBộ08/GVDùng cho lớp 10
  Bộ thiết dạy học về hình chóp, hình chóp cụt, hình lăng trụ.Giúp học sinh thực hành, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm, diện tích xung quanh, thể tích các hình chóp, hình chóp cụt, hình lăng trụBộ thiết bị dạy học về hình chóp, hình chóp cụt, hình lăng trụ gồm: – 01 tứ diện 4 mặt là tam giác đều, độ dài cạnh 160mm; – 01 khối lăng trụ hình chữ nhật có đáy, nắp bằng nhựa, đáy hình vuông cạnh 120mm, cao 210mm, có khoét 1 khối lăng trụ tam giác bằng là lăng trụ vuông (có cạnh đáy 120mm, 2 cạnh còn lại có kích thước bằng nhau và bằng 1/2 đường chéo đáy); – 01 khối lăng trụ tam giác gồm 3 tứ diện bằng nhựa ABS (hoặc tương đương) ghép lại: 2 tứ diện cao 210mm, một cạnh đáy 120mm, 2 cạnh còn lại bằng 1/2 đường chéo đáy lăng trụ hình chữ nhật; 1 tứ diện được ghép bởi 4 tam giác vuông bằng nhau (một cạnh góc vuông dài 210mm, cạnh góc vuông còn lại dài bằng 1/2 đường chéo lăng trụ hình chữ nhật). Các mặt thiết diện tiếp xúc nhau phải cùng màu và có định vị: Mặt tiếp xúc với lăng trụ hình chữ nhật bằng nhựa PSHI màu trắng đục (hoặc tương đương). Tất cả được làm bằng vật liệu an toàn trong quá trình sử dụng.xxBộ08/GVDùng cho lớp 11
IIDỤNG CỤ     
1THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT     
1.1Thống kê và Xác suấtBộ thiết bị dạy học về Thống kê và Xác suấtGiúp học sinh khám phá, hình thành, thực hành, luyện tập về biểu đồ thống kê; làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên.Bộ thiết bị dạy học về thống kê và xác suất gồm: – 01 quân xúc xắc có độ dài cạnh là 20mm, có 6 mặt, số chấm xuất hiện ở mỗi mặt là một trong các số 1; 2; 3; 4; 5; 6 (mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; …, mặt 6 chấm); – 01 hộp nhựa để tung quân xúc xắc (kích thước phù hợp với quân xúc xắc); – 02 đồng xu gồm một đồng xu to có đường kính 25mm và một đồng xu nhỏ có đường kính 20mm; dày 1mm; làm bằng hợp kim (nhôm, đồng). Trên mỗi đồng xu, một mặt khắc nổi chữ N, mặt kia khắc nổi chữ S; – 01 hộp bóng có 3 quả, trong đó có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ và một quả bóng vàng, các quả bóng có kích thước và trọng lượng như nhau với đường kính 35mm (giống quả bóng bàn).xxBộ08/GVDùng cho lớp 10
IIITRANH ĐIỆN TỬ/PHN MM      
1Đại số và Giải tíchTranh điện tửTranh điện tử hỗ trợ HS khám phá, hình thành, thực hành, luyện tập, tổng kết một số kiến thức đại số và giải tích.Tranh điện tử gồm có: 1. Bảng tổng kết tính chất và các dạng đồ thị của các hàm số y = ax2 + bx + c(a0); y = ax3 + bx2 + cx + d (a ≠ 0);  (a ≠ 0, m ≠ 0 và đa thức tử không chia hết cho đa thức mẫu); hàm số lượng giác; hàm số mũ; hàm số lôgarit. 2. Bảng công thức nguyên hàm của một số hàm số sơ cấp. 3. Bộ hình ảnh về các phép biến hình: phép tịnh tiến, phép vị tự, phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm, phép quay; phép dời hình, phép đồng dạng. 4. Bộ hình ảnh mô tả về cung, góc lượng giác, hàm số lượng giác (diễn tả quan hệ hàm số lượng giác).x Bộ01/GV 
  Phần mềm toán họcPhần mềm toán học hỗ trợ học sinh khám phá, hình thành, thực hành, luyện tập các kiến thức đại số và giải tích.– Phần mềm toán học đảm bảo vẽ đồ thị của hàm số bậc hai; đồ thị hàm số lượng giác; đồ thị hàm số lũy thừa, hàm số mũ, hàm số lôgarit và tìm hiểu đặc điểm của chúng; minh họa sự tương giao của các đồ thị; thực hiện các phép biến đổi đồ thị; tạo mô hình thao tác động mô tả giới hạn, mô tả hàm số liên tục; tạo mô hình mô tả đạo hàm, ý nghĩa hình học của tiếp tuyến; tạo hoa văn, hình khối, tính toán trong đại số và giải tích; tạo mô hình khối tròn xoay trong một số bài toán ứng dụng tích phân xác định; – Phải sử dụng phần mềm không vi phạm bản quyền.xxBộ01/GV 
2Hình học và đo lườngPhần mềm toán họcPhần mềm toán học hỗ trợ học sinh khám phá, hình thành, thực hành, luyện tập các kiến thức hình học.– Phần mềm toán học đảm bảo biểu thị được điểm, vectơ, các phép toán vectơ trong hệ trục tọa độ Oxy; vẽ đường thẳng, đường tròn, các đường conic trên mặt phẳng tọa độ; tạo được sự thay đổi hình dạng của các hình khi thay đổi các yếu tố trong phương trình xác định chúng; thiết kế đồ hoạ liên quan đến đường tròn và các đường conic; vẽ đường thẳng, mặt phẳng, giao điểm, giao tuyến, tạo hình trong không gian, xác định hình biểu diễn; tạo mô hình khối tròn xoay trong một số bài toán ứng dụng tích phân xác định; vẽ đường thẳng, mặt phẳng, mặt cầu trong hệ trục tọa độ Oxyz; xem xét sự thay đổi hình dạng khi thay đổi các yếu tố trong phương trình của chúng; – Phải sử dụng phần mềm không vi phạm bản quyền;xxBộ01/GV 
3Thống kê và xác suấtPhần mềm toán họcPhần mềm toán học hỗ trợ học sinh khám phá hình thành, thực hành, luyện tập các kiến thức thống kê và xác suất.– Phần mềm toán học đảm bảo hỗ trợ HS thực hành tính số đặc trưng đo xu thế trung tâm và đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm, ghép nhóm; tính xác suất; tính phân bố nhị thức, tính toán thống kê; – Phải sử dụng phần mềm không vi phạm bản quyền.xxBộ01/GV 

Ghi chú:

– Số lượng được tính cho 1 lớp với số học sinh là 45. Số lượng bộ thiết bị/ GV trực tiếp giảng dạy môn toán có thể thay đổi để phù hợp với số học sinh/nhóm/ lớp theo định mức 6hs/1 bộ;

– Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, “GV”, “HS”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hẹp, đảm bảo đủ thiết bị cho HS thực hành;

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – MÔN NGOẠI NG
(Kèm theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

STTTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bịĐối tượng sử dụngĐơn vịSố lượngGhi chú
GVHS 
I. Thiết bị dạy học ngoại ngữ thông dụng (lựa chọn 1): Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng trường, có thể lựa chọn một/hoặc một số thiết bị sau đây để trang bị cho giáo viên dạy môn ngoại ngữ hoặc lắp đặt trong phòng học bộ môn ngoại ngữ
1Đài đĩa CDPhát các học liệu âm thanh.– Phát các loại đĩa CD có các định dạng phổ thông; – Có cổng USB và/hoặc thẻ nhớ; – Có chức năng nhớ, tua tiến, tua lùi, tạm dừng; – Đài AM, FM; – Nguồn điện: AC 110-220V/50 Hz, sử dụng được pin.X Chiếc01/GVCó thể sử dụng thiết bị dùng chung
2Đầu đĩaPhát học liệu hình ảnh và âm thanh cho các hoạt động nghe và nói.– Loại thông dụng; – Đọc đĩa DVD, VCD/CD, CD – RW và các chuẩn thông dụng khác; – Có cổng kết nối USB, thẻ nhớ; – Tín hiệu ra dưới dạng AV, HDMI; – Chức năng tua tiến, tua lùi, tạm dừng; – Điều khiển từ xa; – Nguồn điện: 90 V – 240 V/50 Hz.x Chiếc01
3Máy chiếu (hoặc Màn hình hiển thị)Kết nối với máy tính và các thiết bị khác để phát âm thanh, hình ảnh.Máy chiếu: Loại thông dụng. – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens; – Độ phân giải tối thiểu XGA; – Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch; – Điều khiển từ xa; – Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có). Màn hình hiển thị: – Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD. – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt; – Điều khiển từ xa; – Nguồn điện: AC 90-220V/50Hz.x Chiếc01 
4Bộ máy vi tính để bàn/hoặc máy tính xách tayKết nối với các thiết bị ngoại vi để trình chiếu bài giảng– Loại thông dụng, có cấu hình tối thiểu cài đặt được các hệ điều hành và các phần mềm dạy học ngoại ngữ, thời điểm trang bị máy tính không quá 2 năm so với thời điểm sản xuất; – Màn hình tối thiểu: 17 inch (máy tính để bàn), 14 inch (máy tính xách tay); – Có các cổng kết nối tối thiểu: VGA, HDMI, USB, LAN, Wifi và Bluetooth.x Chiếc01 
5Thiết bị âm thanh đa năng di độngPhát các học liệu âm thanh và trợ âm cho giáo viên– Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc các định dạng DVD, CD, SD, USB trên thiết bị; – Kết nối line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh; – Công suất phù hợp với lớp học; – Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc; – Kèm theo micro.x Bộ01 
6Bộ học liệu điện tửHỗ trợ giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy, giáo án (điện tử), bài giảng (điện tử), học liệu (điện tử), bài tập, bài kiểm tra đánh giá.Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo chương trình môn Ngoại ngữ cấp THPT (CTGDPT 2018), không vi phạm các quy định về bản quyền, pháp luật, chủ quyền, văn hóa, dân tộc, giới, các đối tượng dễ tổn thương, có hệ thống học liệu điện tử (bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy luyện nghe/nói cho học sinh, hệ thống câu hỏi, để kiểm tra,) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận tiện cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng trên máy tính trong môi trường không có kết nối internet. Đảm bảo các chức năng: – Chức năng hỗ trợ soạn giáo án điện tử; – Chức năng chuẩn bị bài giảng điện tử; – Chức năng chèn các học liệu điện tử (hình ảnh, video, âm thanh) vào giáo án điện tử; – Chức năng tạo câu hỏi, bài tập; – Chức năng kiểm tra đánh giá. Bộ học liệu điện tử gồm các bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy luyện: nghe, nói cho học sinh. Các nội dung phải phù hợp với chương trình.x Bộ01/GV 
II. Hệ thống thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng (lựa chọn 2) Được trang bị và lắp đặt trong 01 phòng học bộ môn ngoại ngữ
1Máy chiếu đa năng hoặc Màn hình hiển thịKết nối với máy tính và các thiết bị khác để trình chiếu hoặc phát học liệu âm thanh hình ảnh.Máy chiếu: Loại thông dụng. – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens; – Độ phân giải tối thiểu XGA; – Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch; – Điều khiển từ xa; – Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có). Màn hình hiển thị: – Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD. – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt; – Điều khiển từ xa; – Nguồn điện: AC 90-220V/50Hz.x Chiếc01 
2Thiết bị âm thanh đa năng di độngThu, phát, khuếch đại âm thanh– Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc các định dạng DVD, CD, SD, USB trên thiết bị; – Kết nối line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh; – Công suất phù hợp với lớp học; – Kèm theo micro; – Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc.x Bộ01 
3Bộ học liệu điện tửHỗ trợ giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy, giáo án (điện tử), bài giảng (điện tử), học liệu (điện tử), bài tập, bài kiểm tra đánh giá.Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo chương trình môn Ngoại ngữ cấp THPT (CTGDPT 2018), không vi phạm các quy định về bản quyền, pháp luật, chủ quyền, văn hóa, dân tộc, giới, các đối tượng dễ tổn thương, có hệ thống học liệu điện tử (bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy luyện nghe/nói cho học sinh, hệ thống câu hỏi, đề kiểm tra,) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận tiện cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng trên máy tính trong môi trường không có kết nối internet. Đảm bảo các chức năng: – Chức năng hỗ trợ soạn giáo án điện tử; – Chức năng chuẩn bị bài giảng điện tử; – Chức năng chèn các học liệu điện tử (hình ảnh, video, âm thanh) vào giáo án điện tử; – Chức năng tạo câu hỏi, bài tập; – Chức năng kiểm tra đánh giá. Bộ học liệu điện tử gồm các bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy luyện: nghe, nói cho học sinh. Các nội dung phải phù hợp với chương trình.x Bộ01/GV 
4Thiết bị cho học sinhHỗ trợ học sinh học ngoại ngữ.Bao gồm: – Khối thiết bị điều khiển: tối thiểu có các phím bấm để trả lời trắc nghiệm, điều chỉnh âm lượng, lựa chọn kênh âm thanh nghe, gọi giáo viên; – Tai nghe có micro; – Kết nối, tiếp nhận được các điều khiển từ thiết bị của giáo viên. xBộ01/HS 
5Thiết bị dạy cho giáo viênHỗ trợ giáo viên thực hiện dạy học ngoại ngữ.
5.1Bộ máy vi tính để bàn/hoặc máy tính xách tayKết nối với các thiết bị ngoại vi để trình chiếu bài giảng.– Loại thông dụng có cấu hình tối thiểu cài đặt được các hệ điều hành và các phần mềm dạy học ngoại ngữ, thời điểm trang bị máy tính không quá 2 năm so với thời điểm sản xuất; – Màn hình tối thiểu: 17 inch (máy tính để bàn), 14 inch (máy tính xách tay); – Có các cổng kết nối tối thiểu: VGA, HDMI, USB, LAN, Wifi và Bluetooth.x Bộ01 
5.2Khối thiết bị điều khiển của giáo viênKết nối thiết bị của giáo viên và học sinh. Điều khiển, tổ chức dạy học.Bao gồm các khối chức năng: – Khuếch đại và xử lý tín hiệu; – Tai nghe có micro; – Bộ đọc và ghi bài giảng của giáo viên: tối thiểu có cổng cắm USB, khe cắm thẻ nhớ; – Phần mềm điều khiển; – Có thể kết nối được âm thanh, hình ảnh và máy chiếu vật thể. Tối thiểu phải đảm bảo các chức năng: + Có giao diện thể hiện các vị trí của học sinh trong lớp. + Có thể kết nối tới khối thiết bị điều khiển của học sinh để truyền âm thanh từ giáo viên tới một học sinh, một nhóm học sinh bất kỳ hoặc cả lớp. + Có thể kết nối tới khối thiết bị điều khiển của học sinh để truyền âm thanh từ một học sinh bất kỳ trong lớp học tới một hoặc một nhóm học sinh khác. + Có thể chia lớp học thành nhiều nhóm để thực hành giao tiếp đồng thời. + Có thể tạo tối thiểu hai kênh âm thanh độc lập để học sinh lựa chọn và luyện nghe. + Giúp giáo viên thực hiện các bài kiểm tra trắc nghiệm.x Bộ01 
6Bàn, ghế dùng cho giáo viênGiáo viên sử dụng trong quá trình dạy học.Thiết kế phù hợp để lắp đặt thiết bị dạy học ngoại ngữ dành cho giáo viên.x Bộ01 
7Bàn, ghế dùng cho học sinhHọc sinh sử dụng trong quá trình học tập.Thiết kế phù hợp để lắp đặt thiết bị dạy học ngoại ngữ dành cho học sinh. xBộ01/HSNơi chưa có điều kiện có thể sử dụng 01 bộ/2HS
8Phụ kiệnDùng để cung cấp điện cho các thiết bị và kết nối tín hiệu giữa các thiết bịHệ thống cáp điện và cáp tín hiệu đồng bộ (hoặc hệ thống thiết bị kết nối không dây), đủ cho cả hệ thống.xxBộ01 
III. Hệ thống thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng có máy tính của học sinh (lựa chọn 3) (Được trang bị và lắp đặt trong một phòng học bộ môn Ngoại ngữ, hoặc có thể lắp đặt chung với phòng thực hành tin học)
1Thiết bị dạy cho giáo viênHỗ trợ giáo viên thực hiện dạy học ngoại ngữ.1. Bộ máy vi tính để bàn hoặc máy tính xách tay – Loại thông dụng có cấu hình tối thiểu cài đặt được các hệ điều hành và các phần mềm dạy học ngoại ngữ, thời điểm trang bị máy tính không quá 2 năm so với thời điểm sản xuất; – Màn hình tối thiểu: 17 inch (máy tính để bàn), 14 inch (máy tính xách tay); – Có các cổng kết nối tối thiểu: VGA, HDMI, USB, LAN, Wifi và Bluetooth. 2. Khối thiết bị điều khiển của giáo viên/phần mềm điều khiển cài đặt trên máy tính của giáo viên. 3. Tai nghe có micro. Thiết bị dạy ngoại ngữ dành cho giáo viên tối thiểu phải đảm bảo các chức năng: – Có thể kết nối tới máy tính của học sinh để truyền học liệu âm thanh, hình ảnh từ giáo viên tới một học sinh, một nhóm học sinh bất kỳ hoặc cả lớp; – Có thể kết nối tới máy tính của học sinh để truyền học liệu âm thanh, hình ảnh từ một học sinh bất kỳ trong lớp học tới một hoặc một nhóm học sinh khác; – Có thể chia lớp học thành nhiều nhóm để thực hành giao tiếp đồng thời; – Giúp giáo viên ghi âm quá trình hội thoại để phục vụ cho học sinh tự học hoặc chấm điểm; – Giúp giáo viên chuyển nội dung luyện đọc tới học sinh dưới dạng tệp tin; – Giúp giáo viên và học sinh có thể trao đổi với nhau theo dạng text (chat); – Giúp giáo viên giám sát các hoạt động trên máy tính của học sinh; – Giúp giáo viên thực hiện các bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc tự luận.x Bộ01 
2Thiết bị cho học sinhHỗ trợ học sinh học ngoại ngữ.Bao gồm: 1. Máy tính/hoặc máy tính xách tay, là loại thông dụng có cấu hình tối thiểu cài đặt được các hệ điều hành và các phần mềm học ngoại ngữ, thời điểm trang bị máy tính không quá 2 năm so với thời điểm sản xuất, có các cổng kết nối tiêu chuẩn. 2. Khối thiết bị điều khiển của học sinh/phần mềm điều khiển cài đặt trên máy tính của học sinh. 3. Tai nghe có micro cho học sinh. Thiết bị dạy ngoại ngữ dành cho học sinh tối thiểu phải đảm bảo chức năng: – Kết nối tiếp nhận được các điều khiển từ giáo viên để thực hiện các chức năng học ngoại ngữ. xBộ01/HS 
3Máy chiếu đa năng hoặc Màn hình hiển thịKết nối với máy tính và các thiết bị khác để trình chiếu hoặc phát học liệu âm thanh, hình ảnh.Máy chiếu: – Loại thông dụng. – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens; – Độ phân giải tối thiểu XGA; – Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch; – Điều khiển từ xa; – Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có). Màn hình hiển thị: – Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD. – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt; – Điều khiển từ xa; – Nguồn điện: AC 90-220V/50Hz.x Chiếc01 
4Thiết bị âm thanh đa năng di độngSử dụng trong tình huống giáo viên phát âm thanh chung cho cả lớp nghe.– Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc các định dạng DVD, CD, SD, USB trên thiết bị; – Kết nối line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh; – Công suất phù hợp với lớp học; – Kèm theo micro; – Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc.x Bộ01 
5Phụ kiệnDùng để cung cấp điện cho các thiết bị và mạng cho máy tính.Hệ thống cáp điện và cáp mạng đủ cho cả hệ thống (hoặc hệ thống thiết bị kết nối không dây).xxBộ01 
6Bộ học liệu điện tửHỗ trợ giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, giáo án (điện tử), bài giảng (điện tử), học liệu (điện tử), bài tập, bài kiểm tra đánh giá.Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo chương trình môn Ngoại ngữ cấp THPT (CTGDPT 2018), không vi phạm các quy định về bản quyền, pháp luật, chủ quyền, văn hóa, dân tộc, giới, các đối tượng dễ tổn thương, có hệ thống học liệu điện tử (bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy luyện nghe/nói cho học sinh, hệ thống câu hỏi, đề kiểm tra,) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận tiện cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng trên máy tính trong môi trường không có kết nối internet. Đảm  bảo các chức năng: – Chức năng hỗ trợ soạn giáo án điện tử; – Chức năng chuẩn bị bài giảng điện tử; – Chức năng chèn các học liệu điện tử (hình ảnh, video, âm thành) vào giáo án điện tử; – Chức năng tạo câu hỏi, bài tập; – Chức năng kiểm tra đánh giá. Bộ học liệu điện tử gầm các bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy luyện: nghe, nói cho học sinh. Các nội dung phải phù hợp với chương trình.x Bộ01/GV 
7Bàn, ghế dùng cho giáo viênGiáo viên sử dụng trong quá trình dạy học.Thiết kế phù hợp để lắp đặt thiết bị dạy học ngoại ngữ dành cho giáo viên.x Bộ01 
8Bàn, ghế dùng cho học sinhHọc sinh sử dụng trong quá trình học tập.Thiết kế phù hợp để lắp đặt thiết bị dạy học ngoại ngữ dành cho học sinh. xBộ01/HSNơi chưa có điều kiện có thể sử dụng 1 bộ/2 HS

Ghi chú:

– Danh mục thiết bị môn ngoại ngữ có 03 (ba) phương án lựa chọn để trang bị cho các nhà trường;

– Căn cứ điều kiện thực tế của từng địa phương/trường học để lựa chọn một phương án trang bị cho phù hợp;

– Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, “GV”, “HS”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho HS thực hành.

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ CTGDPT 2018: Chương trình giáo dục phổ thông 2018;

+ GV: Giáo viên;

+ HS: Học sinh.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
(Kèm theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số TTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bịĐối tượng sử dụngĐơn vịSlượngGhi chú
GVHS
ITHIẾT BỊ DÙNG CHUNG
1 Đồng hồ bấm giâyDùng để đo thành tích, so sánh thời gian ở đơn vị nhỏ hơn giâyLoại điện tử hiện số, 10 LAP trở lên, độ chính xác 1/100 giây, chống nước (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).x Chiếc01/GV 
2 CòiDùng để ra tín hiệu âm thanh trong hoạt động dạy, họcLoại thông dụng, chất liệu bằng nhựa hoặc chất liệu khác phù hợp, phát ra âm thanh để ra hiệu lệnhx Chiếc03/GV 
3 Thước dâyDùng để đo khoảng cách trong hoạt động kẻ, vẽ sân tập luyệnThước dây cuộn loại thông dụng có độ dài tối thiểu 10.000mm.x Chiếc01/GV 
4 Cờ lệnh thể thaoDùng để ra tín hiệu trong hoạt động dạy, họcHình chữ nhật, chất liệu bằng vải, kích thước (350×410)mm, Cán dài 460mm, đường kính 15mm, tay cầm 110mmx Chiếc04/GV 
5 Biển lật sốDùng để ghi điểm số trong các hoạt động thi đấu tậpHình chữ nhật, chất liệu bằng nhựa hoặc tương đương, có chân đứng, hai mặt có bảng số hai bên, có thể lật bảng số từ sau ra trước và ngược lại, kích thước bảng (400×200)mm (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).x Bộ01/GV 
6 Nấm thể thaoXác định các vị trí trong hoạt động dạy, họcHình nón, chất liệu bằng nhựa PVC hoặc tương đương; chiều cao 80mm, đường kính đế 200mmx Chiếc20/GV 
7 BơmDùng để bơm hơi các thiết bị, dụng cụLoại thông dụng, chất liệu chính bằng kim loại, có đồng hồ đo áp lực, vòi bơm bằng ống cao su, van bơm có đầu cài tiện lợixxChiếc02/trường 
8 Dây nhảy cá nhânDùng để luyện tập bổ trợ thể lực, vui chơiDạng sợi, chất liệu bằng cao su hoặc chất liệu khác phù hợp, dài tối thiểu 2500mm, có lò xo chống mài mòn, có cán cầm bằng gỗ hoặc nhựa.x Chiếc20/GV 
9 Dây nhảy tập thểDạng sợi, chất liệu bằng cao su hoặc hoặc chất liệu khác phù hợp, dài tối thiểu 5000mmx Chiếc01/GV 
10 Bóng nhồiHình tròn, chất liệu bằng cao su có đàn hồi, trọng lượng 1000-2000gx Quả02/GV 
11 Dây kéo coDạng sợi quấn, chất liệu bằng các sợi đay hoặc sợi nilon có đường kính 21-25mm, chiều dài tối thiểu 20000mm (20m)xxCuộn02/trường 
12 Xà đơnChất liệu chính bằng kim loại, bao gồm: hai trụ bằng ống Φ60 và Φ40 có chiều cao 2000-2200mm; tay xà bằng ống Φ28 đặc và có chiều dài 1500mm; có 4 cọc neo xuống đất và hệ thống tăng đơ căng cáp giữ cột xàxxBộ01/trường 
13 Xà képChất liệu chính bằng kim loại; phần đế dựng ống U120, Φ60, Φ48, diện tích đế (1300×2000)mm; phần tay xà sử dụng ống Φ42 mạ kẽm dài 3000mm; chiều cao có thể thay đổi (1400 – 1700)mm; chiều rộng tay xà có thể điều chỉnh (340 – 440)mm.xxBộ01/trường 
IIDỤNG CỤ, THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN THTHAO TỰ CHỌN (Chỉ trang bị những dụng cụ tương ng, phù hợp với môn thể thao được nhà trường lựa chọn)
 CÁC MÔN ĐIN KINH
1Chạy cự li ngắn
1.1 Bàn đạp xuất phátDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện, thực hành của HS môn chạy cự li ngắnChất liệu khung chính bằng kim loại, trên khung có nhiều nấc giúp điều chỉnh khoảng cách và góc độ bàn đạp. Vị trí đặt bàn chân được lót cao su dày. Đầu và cuối của bàn đạp có đinh vít để cố định bàn đạp xuống sàn khi sử dụng (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).xxBộ05/trường 
1.2 Dây đíchDùng để xác định điểm đích đến.Dạng sợi, chất liệu bằng vải hoặc tương đương, kích thước rộng 7-10mm, dài 5000 – 7000mmxxChiếc01/GV 
2Nhảy xa
2.1 Ván giậm nhảyDùng để thực hiện động tác giậm nhảy trong Nhảy xaHình khối hộp chữ nhật, chất liệu bằng gỗ, kích thước (1220x200x100)mm (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).xxChiếc01 /hố cát 
2.2 Dụng cụ xới cátDùng để làm xốp cát trước khi nhảyLoại thông dụng, an toàn trong sử dụngxxChiếc01/hố cát 
2.3 Bàn trang san cátDùng để san bằng cát trước và sau khi nhảyChất liệu bằng gỗ hoặc chất liệu khác phù hợp, kích thước (250×500)mm, cán tre hoặc gỗ dài 800-1000mmxxChiếc01 /hố cát 
3Nhảy cao
3.1 Cột nhảy caoDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện, thực hành của HS môn Nhảy caoDạng ống tròn hoặc vuông, chất liệu bằng kim loại hoặc bằng chất liệu khác phù hợp, gồm 2 cột có chân trụ, có thước đo chính xác trên thân, cao 2200mm, tự đứng vững trên trục có bánh xe, trên thân trụ có các gờ có thể điều chỉnh cao thấp để đặt xà lên trên (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).xxBộ01/GV 
3.2 Xà nhảy cao Dạng ống tròn, chất liệu bằng nhôm hoặc chất liệu khác phù hợp, thẳng, có độ đàn hồi, đường kính 25mm, dài tối thiểu 4000mm (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).xxChiếc01/GV 
3.3 Đệm nhảy caoHình khối hộp chữ nhật, chất liệu bằng mút, có vỏ bọc ngoài bằng bạt chống thấm. Kích thước tối thiểu (2000x1800x500)mm (Theo tiêu chuẩn quy định, loại đúng cho tập luyện).xxBộ (2 tấm)02/trường 
4Đẩy tạ        
4.1 Quả tạ NamDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện, thực hành của HS môn Đẩy tạHình tròn, chất liệu bằng nhôm loại đặc, trọng lượng 5000g (Theo tiêu chuẩn qui định, loại dùng cho tập luyện).xxQuả05/GV 
4.2 Quả tạ Nữ Hình tròn, chất liệu bằng kim loại đặc, trọng lượng 3000g (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).xxQuả05/GV 
 CÁC MÔN BÓNG
5Bóng đá
5.1 Quả bóng đáDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện, thực hành kỹ thuật của HS môn Bóng đáHình tròn, chất liệu bằng da hoặc giả da, size số 5, đường kính 216-226mm, chu vi 680-700mm (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).xxQuả20/GV 
5.2 Cầu môn, lưới – Cầu môn bóng đá 7 người: Hình chữ nhật, chất liệu bằng kim loại, cột dọc, xà ngang dạng ống tròn được nối với nhau, không vát cạnh, kích thước (6000x2100x1200)mm; – Lưới: Dạng sợi, chất liệu bằng sợi dù hoặc tương đương, đan mắt cá, mắt lưới nhỏ hơn kích thước của bóng, được gắn và phủ toàn bộ phía sau cầu môn. (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).xxBộ02/trường 
6Bóng rổ
6.1 Quả bóng rổDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện, thực hành kỹ thuật của HS môn Bóng rổHình tròn, chất liệu bằng da hoặc tương đương, có chia các rãnh tạo ma sát; Size số 7 dành cho HS Nam (chu vi 750-780mm; trọng lượng: 600-650g); Size số 6 dành cho HS Nữ (chu vi 720-740mm; trọng lượng: 500-540g). (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)xxQuả20/GV 
6.2 Cột, bảng rổ – Cột rổ: Dạng ống tròn, chất liệu bằng kim loại, được cố định trên mặt sân (hoặc có bánh xe di động). Chiều cao có thể điều chỉnh trong khoảng 2600-3050mm; – Bảng rổ: Hình chữ nhật, chất liệu bằng composite hoặc chất liệu khác phù hợp, kích thước (1800×1050)mm, được gắn với cột rổ, có thể hạ, nâng độ cao; – Vòng rổ: Hình tròn, chất liệu bằng kim loại, đường kính 450mm và được đan lưới, gắn cố định trên bảng rổ, mặt vòng rổ song song với mặt đất. (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)xxBộ02/trường 
7Bóng chuyền
7.1 Quả bóng chuyềnDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Bóng chuyềnHình tròn, chất liệu bằng da hoặc tương đương, có chia các múi theo đường khâu, chu vi 650-670mm, trọng lượng 260-280g (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).xxQuả20/GV 
7.2 Cột và lưới – Cột: Dạng ống tròn, chất liệu bằng kim loại được cố định (hoặc di động) trên mặt sân, phần trên có móc để treo lưới và có ròng rọc để điều chỉnh độ cao thấp (có thể điều chỉnh chiều cao từ 1800mm đến 2550mm); – Lưới: Hình chữ nhật dài, chất liệu bằng sợi vải dù hoặc tương đương, được đan vuông với chiều rộng mắt 100 mm, lưới có viền trên và viền dưới khác màu lưới. Dài 9500-10.000mm, rộng 1000mm. (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)xxBộ02/trường 
8Bóng bànDùng chung cho lớp 10,11,12
8.1 Quả bóng bànDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Bóng bànLoại thông dụng (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).xxQuả30/GV 
8.2 VợtLoại thông dụng (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).xxChiếc15/GV 
8.3 Bàn, lưới– Bàn: Hình chữ nhật, có chân đứng vững chắc, chất liệu mặt bàn bằng gỗ ép cứng, độ này đều, có chia cách vạch giới hạn ở giữa. Kích thước (2740x1525x760)mm, độ dày mặt bàn 18-30mm; – Lưới: Hình chữ nhật dài, chất liệu bằng sợi vải dù hoặc tương đương, mắt lưới nhỏ hơn kích thước quả bóng bàn, chiều dài lưới dài hơn chiều ngang của bàn, 2 đầu lưới có hệ thống trục móc gắn chắc chắn trên mặt bàn, chiều cao lưới 1525mm so với mặt bàn. (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)xxBộ03/trường 
9Bóng ném 
9.1 Quả bóng némDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Bóng némHình tròn, chất liệu bằng da hoặc tương đương, bề mặt không bóng hoặc trơn, chu vi 540-600mm, trọng lượng 325-475g (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).xxQuả15/GV 
9.2 Cầu môn, lưới – Cầu môn: Hình chữ nhật, chất liệu bằng kim loại, cột dọc, xà ngang là các thanh dạng tròn hoặc vuông được nối với nhau, không vát cạnh, kích thước (3000x2100x1200)mm; – Lưới: Chất liệu bằng sợi vải dù hoặc tương đương, đan dạng mắt cá, mắt lưới nhỏ hơn kích thước của bóng, được gắn và phủ toàn bộ phía sau cầu môn. (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)xxBộ02/trường 
10Quần vt 
10.1 Quả bóng TennisDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Quần vợtLoại thông dụng (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)xxHộp05/GV 
10.2 VợtLoại thông dụng (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)xxChiếc15/GV 
10.3 Cột, lướiCột: Dạng ống tròn được cố định trên mặt sân, cột lưới cao hơn mép trên của lưới tối đa 250mm; Lưới: Hình chữ nhật dài, chất liệu bằng sợi vải dù hoặc tương đương, mắt lưới bé hơn kích thước quả bóng, lưới có viền trên và viền dưới khác màu lưới, được căng ngang theo chiều rộng sân, song song với đường biên và chia đều 2 bên. Chiều cao 914 mm ở giữa và 1007 mm ở 2 đầu cột lưới. (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)xxBộ02/trường 
 CÁC MÔN CU
11Đá cầu 
11.1 Quả cầu đáDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Đá cầuLoại thông dụng (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)xxQuả25/GV 
11.2 Cột, lưới – Cột: Chất liệu bằng kim loại, có bánh xe, chốt khóa, tay quay căng lưới; chiều cao tối đa 1700mm; – Lưới: Hình chữ nhật dài, chất liệu bằng sợi vải dù hoặc tương đương. Kích thước (7100×750)mm, viền lưới rộng 20mm, kích thước mắt lưới 20-23mm; (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)xxBộ03/trường 
12Cầu lông 
12.1 Quả cầu lôngDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn cầu lôngLoại thông dụng (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)x Quả25/GV 
12.2 VợtLoại thông dụng (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)xxChiếc20/GV 
12.3 Cột, lưới– Cột: Chất liệu bằng kim loại, có bánh xe, chốt khóa, tay quay căng lưới; chiều cao 1550mm; Lưới: Hình chữ nhật dài, chất liệu bằng sợi vải dù hoặc tương đương. Kích thước (6100×750)mm, viền lưới rộng 20mm, kích thước mắt lưới 20-23mm. (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)xxBộ03/trường 
13Cầu mây 
13.1 Quả cầu mâyDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn cầu mâyHình tròn, chất liệu bằng nhựa hoặc tương đương, đàn hồi, độ nảy ổn định. Chu vi 160mm, trọng lượng 170-180g (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)xxQuả20/GV 
13.2 Cột, lưới– Cột: Chất liệu bằng kim loại, có bánh xe, chốt khóa, tay quay căng lưới; chiều cao 1455mm (nữ) và 1550mm (nam); Lưới: Hình chữ nhật dài, chất liệu bằng sợi vải dù hoặc tương đương. Kích thước (6100×700)mm, viền lưới rộng 50mm, kích thước mắt lưới 60-80mm. (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)xxBộ03/trường 
 CÁC MÔN THỂ THAO KHÁC
14Võ thuật 
14.1 Trụ đấm, đáDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và luyện tập, thực hành của HS phù hợp với đặc điểm từng môn Võ thuậtHình trụ đứng, chất liệu bằng da hoặc tương đương, ruột đặc, mềm. Cao 1500-1750mm (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).xxChiếc01/GV 
14.2 Đích đấm, đá (cầm tay) Hình elip có tay cầm hoặc bộ phận gắn lên tay, chất liệu bằng da hoặc giả da mềm, một đặc, mềm (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).xxChiếc10/GV 
14.3 Thiết bị bảo hộ Bao gồm trang phục, phụ kiện bảo hộ các bộ phận đầu, tay, bộ hạ…như mũ, giáp, găng, xà cạp, lót ống quyển,… (Theo tiêu chuẩn được quy định cụ thể cho từng môn võ thuật, loại dùng cho tập luyện). xBộ02/GV 
14.4 Thảm xốp Hình vuông, chất liệu bằng xốp mút hoặc tương đương, có độ đàn hồi. Kích thước (1000×1000)mm, độ dày 25mm, có thể gắn vào nhau, mặt nhám, không ngấm nước, không trơn trượt.xxChiếc40/trường 
15Đẩy gậyGậyDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Đẩy gậyDạng ống tròn, chất liệu bằng tre hoặc chất liệu khác phù hợp, gậy thẳng, có chiều dài 2000mm, đường kính từ 40-50mm, mỗi nửa gậy sơn 1 màu; đầu và thân gậy phải được bào nhẵn và có đường kính bằng nhau.xxChiếc10/GV 
16C Vua 
16.1 Bàn cờ, quân cờDùng cho HS học và tập luyện môn Cờ vua– Bản cờ: Hình vuông, chất liệu bằng gỗ hoặc chất liệu khác phù hợp. Kích thước (400×400)mm; – Quân cờ: chất liệu bằng nhựa hoặc chất liệu khác phù hợp, kích thước: Vua cao 80mm, đế 25mm; Binh cao 33mm, đế 20mm. (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện). xBộ20/GV 
16.2 Bàn và quân cờ treo tườngDùng cho GV giảng dạy môn Cờ vua– Bàn cờ: Hình vuông, chất liệu mặt bàn bằng kim loại có từ tính, kích thước (800×800)mm, có móc treo; – Quân cờ: chất liệu bằng nhựa hoặc chất liệu khác phù hợp, kích thước phù hợp với các ô trên bàn cờ, có nam châm gắn mặt sau. (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện).x Bộ01/GV 
17Bơi 
17.1 Phao bơiDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn BơiChất liệu bằng cao su bơm hơi hoặc chất liệu khác phù hợp. Loại thông dụng dùng cho tập luyện xChiếc20/trường 
17.2 Sào cứu hộDạng ống tròn, chất liệu bằng nhôm hoặc chất liệu khác phù hợp. Dài 5000-7000mm, đường kính 25mm, màu sơn đỏ – trắngxxChiếc02/trường 
17.3 Phao cứu sinhHình tròn, chất liệu bằng cao su bơm hơi hoặc chất liệu khác phù hợp. Bọc ngoài bằng vải Polyethylene, màu cam phản quang. Đường kính ngoài 650mm, đường kính trong 410mm, trọng lượng 2400g.xxChiếc06/trường 
18Thể dục nhịp điệu 
18.1 Thảm xốpDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Thể dục nhịp điệuHình vuông, chất liệu bằng xốp mút hoặc tương đương. Kích thước (1000×1000)mm, độ dày 25mm, có thể gắn vào nhau, mặt nhám, không ngấm nước, không trơn trượtxxChiếc40/trường 
18.2 Thiết bị âm thanh đa năng di động – Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc phát các định dạng tối thiểu ghi trên SD, USB trên thiết bị; – Kết nối line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh; – Công suất phù hợp với lớp học; – Kèm theo micro; – Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc.x Bộ01/GVCó thể sử dụng thiết bị dùng chung
19Khiêu vũ thể thaoThiết bị âm thanh đa năng di độngDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Khiêu vũ thể thao– Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc phát các định dạng tối thiểu ghi trên SD, USB trên thiết bị; – Kết nối line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh; – Công suất phù hợp với lớp học; – Kèm theo micro; – Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc.x Bộ01/GVCó thể sử dụng thiết bị dùng chung
20Kéo coDây kéo coDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn Kéo coDạng sợi quấn, chất liệu bằng các sợi đay hoặc sợi nilon có đường kính 21-25mm, chiều dài tối thiểu 20.000mm xCuộn02/trườngCó thể sử dụng thiết bị dùng chung
21Golf 
21.1 Gậy GolfDùng cho hoạt động giảng dạy của GV và tập luyện kĩ thuật, thực hành của HS môn GolfLoại thông dụng, gồm các loại gậy cơ bản (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)x Bộ01/GV 
21.2 Bóng GolfLoại thông dụng (Theo tiêu chuẩn quy định, loại dùng cho tập luyện)xxQuả50/GV 
21.3 Lưới chắn bóngDùng để chắn bóng khu vực tập luyệnLưới: Hình chữ nhật dài, chất liệu bằng sợi vải dù hoặc tương đương. Kích thước (10000×15000)mm, mắt lưới rộng 20-25mm.xxChiếc01/trường 

Ghi chú:

– Ngoài các môn Thể thao được liệt kê ở trên, có thể thay thế bằng các môn Thể thao khác phù hợp với điều kiện địa phương, nhà trường;

– Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, “GV”, “HS”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho HS thực hành;

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên;

+ TDTT: Thể dục thể thao.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – MÔN LỊCH SỬ
(Kèm theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số TTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bịĐối tượng sử dụng chínhĐơn vịSIượngGhi chú
GVHS 
ATHIT BỊ DÙNG CHUNG
1 Bộ học liệu điện tử hỗ trợ GVGiúp GV xây dựng kế hoạch dạy học (giáo án) điện tử, chuẩn bị bài giảng điện tử, các học liệu điện tử, các bài tập, bài kiểm tra, đánh giá điện tử phù hợp với Chương trình môn học 2018Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo Chương trình môn Lịch sử cấp THPT (CTGDPT 2018), có hệ thống học liệu điện tử (hình ảnh, bản đồ, sơ đồ, lược đồ, âm thanh, video, các câu hỏi, đề kiểm tra) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận lợi cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng được trên PC trong môi trường không kết nối internet. Phải đảm bảo tối thiểu các chức năng: – Chức năng hỗ trợ soạn kế hoạch bài học (giáo án) điện tử; – Chức năng hướng dẫn chuẩn bị bài giảng điện tử; – Chức năng hướng dẫn, chuẩn bị và sử dụng học liệu điện tử (hình ảnh, bản đồ, sơ đồ, lược đồ, âm thanh); – Chức năng hướng dẫn và chuẩn bị các bài tập; – Chức năng hỗ trợ chuẩn bị công tác đánh giá.x Bộ01/GVDùng cho lớp 10,11, 12
BTHIẾT BỊ THEO CÁC CHỦ Đ
 LỚP 10
IBẢN Đ/LƯỢC ĐỒ      
1Một số nền văn minh thế giới thời cổ – trung đại
1.1 Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông và phương TâyXác định vị trí địa lí của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây– Lược đồ treo tường. Nội dung lược đồ thể hiện vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây (Ai Cập, Trung Hoa, Ấn Độ, Hy Lạp – La Mã); – Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh; – Tỷ lệ 1:15.000.000; kích thước (720×1020)mm.x Tờ01/GV 
2Văn minh Đông Nam Á 
2.1 Lược đồ các quốc gia Đông Nam Á cổ và phong kiếnXác định vị trí địa lí của các quốc gia Đông Nam Á cổ và phong kiến– Lược đồ treo tường. Nội dung lược đồ thể hiện vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của các quốc gia Đông Nam Á cổ và phong kiến; – Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh; – Tỉ lệ 1:6.000.000; kích thước (720×1020)mm.x Tờ01/GV 
3Chuyên đề 10.2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam 
3.1 Lược đồ di sản văn hóa ở Việt NamXác định vị trí phân bố và giới thiệu nét cơ bản của các di sản văn hóa ở Việt Nam– Lược đồ treo tường. Nội dung lược đồ thể hiện sự phân bố và những nét cơ bản về các di sản văn hóa ở Việt Nam (Di sản được UNESCO công nhận); – Lược đồ có kèm ảnh về các di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên, di sản phức hợp; – Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh. Thể hiện đầy đủ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; – Tỷ lệ 1:15.000.000; kích thước (720×1020)mm.x Tờ01/GV 
IIBĂNG/ĐĨA/PHẦN MM/VIDEO-CLIP 
1Lịch sử và sử học 
1.1 Phim tài liệu: Một số hiện vật tiêu biểu của nền văn minh sông Hồng và văn minh Đại ViệtGiúp HS nhận diện hình dáng, đặc điểm hiện vật của nền văn minh sông Hồng, văn minh Đại Việt02 phim tài liệu có nội dung thể hiện một số hiện vật tiêu biểu của nền văn minh sông Hồng và văn minh Đại Việt: – 01 phim giới thiệu hiện vật khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long; – 01 phim giới thiệu hiện vật gồm một số hiện vật như Trống đồng Đông Sơn, các công cụ khai hoang (rìu, dao), công cụ làm đất (lưỡi cày, mai, thuổng), công cụ gặt hái (liềm, nhíp, hái); – 01 phim giới thiệu hiện vật gồm một số hiện vật như đầu rồng, lá đề hình rồng, phượng, gạch, ngói.xxBộ01/GV 
2Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ – trung đại
2.1 Phim tài liệu: Thành tựu tiêu biểu của một số nền văn minh phương ĐôngGiúp HS khái quát thành tựu tiêu biểu của một số nền văn minh phương Đông03 phim tài liệu có nội dung giới thiệu về thành tựu tiêu biểu của một số nền văn minh phương Đông: – 01 phim giới thiệu về thành tựu của văn minh Ai Cập (chữ viết, khoa học tự nhiên, kiến trúc, điêu khắc); – 01 phim giới thiệu về thành tựu của văn minh Trung Hoa (chữ viết, văn học nghệ thuật, sử học, khoa học tự nhiên, y học, thiên văn học, lịch pháp, tư tưởng); – 01 phim giới thiệu về thành tựu của văn minh Ấn Độ (chữ viết, văn học nghệ thuật, khoa học tự nhiên, tư tưởng).xxBộ01/GV 
2.2 Phim tài liệu: Thành tựu tiêu biểu của một số nền văn minh phương TâyGiúp HS khái quát thành tựu tiêu biểu của một số nền văn minh phương Tây02 phim tài liệu có nội dung giới thiệu về thành tựu tiêu biểu của một số nền văn minh phương Tây: – 01 phim giới thiệu về thành tựu của văn minh Hy Lạp-La Mã (chữ viết, thiên văn học, lịch pháp, văn học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên, tư tưởng, thể thao); – 01 phim giới thiệu về thành tựu của văn minh thời Phục Hưng (tư tưởng, văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật, thiên văn học).xxBộ01/GV 
3Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới
3.1 Phim tài liệu: Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhấtGiúp HS khái quát bối cảnh lịch sử và thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất02 phim tài liệu có nội dung giới thiệu về thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: – 01 phim giới thiệu những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (nửa sau thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX); – 01 phim giới thiệu thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (phát minh và sử dụng máy hơi nước, động cơ đốt trong).xxBộ01/GV 
3.2 Phim tài liệu: Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ haiGiúp HS khái quát bối cảnh lịch sử và thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai02 phim tài liệu có nội dung giới thiệu về thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai: – 01 phim giới thiệu những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (nửa sau thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX); – 01 phim giới thiệu thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (sử dụng điện năng, động cơ điện gắn với quá trình điện khí hoá, sản xuất dây chuyền, sự phát triển của các ngành công nghiệp hóa chất, dầu mỏ, thép, điện lực, in ấn).xxBộ01/GV 
3.3 Phim tài liệu: Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ baGiúp HS khái quát bối cảnh lịch sử và thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba02 phim tài liệu có nội dung giới thiệu về thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba: – 01 phim giới thiệu những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (nửa sau thế kỉ XX); – 01 phim giới thiệu thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (tự động hoá dựa vào máy tính, sử dụng thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, internet).xxBộ01/GV 
3.4 Phim tài liệu: Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tưGiúp HS khái quát bối cảnh lịch sử và thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư02 phim tài liệu có nội dung giới thiệu về thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: – 01 phim giới thiệu những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (những năm đầu thế kỉ XXI); – 01 phim giới thiệu thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (sự phát triển kĩ thuật số, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học và sự phát triển của các công nghệ liên ngành, đa ngành).xxBộ01/GV 
4Văn minh Đông Nam Á
4.1 Phim tư liệu: Thành tựu của văn minh Đông Nam ÁGiúp HS khái quát cơ sở hình thành, thời kì phát triển và thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam ÁPhim gồm một số đoạn giới thiệu sơ lược cơ sở hình thành, thời kì phát triển và thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á (văn hóa, kiến trúc và điêu khắc).x Bộ01/GV 
5Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)
5.1 Phim mô phỏng: Thành tựu của các nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)Giúp HS khái quát cơ sở hình thành và thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)04 phim có nội dung giới thiệu về cơ sở hình thành và thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858): – 01 phim về cơ sở hình thành (điều kiện tự nhiên, cơ sở xã hội) và thành tựu tiêu biểu (đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, nhà nước) của văn minh sông Hồng; – 01 phim về cơ sở hình thành và thành tựu (đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, nhà nước) của Văn minh Champa; – 01 phim về cơ sở hình thành và thành tựu (đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, nhà nước) của Văn minh Phù Nam; – 01 phim giới thiệu được cơ sở hình thành, quá trình phát triển và thành tựu cơ bản về (kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật) của văn minh Đại Việt.xxBộ01/GV 
6Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
6.1 Phim tư liệu: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt NamGiúp HS mô tả đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt NamPhim gồm một số đoạn tư liệu giới thiệu nét chính về đời sống vật chất (sản xuất nông nghiệp, ngành nghề thủ công) và nêu được nét chính về đời sống tinh thần (sự đa dạng về văn hóa, lễ hội, phong tục, tập quán) của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.xxBộ01/GV 
7Chuyên đề 10.2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam
7.1 Video/clip: Di sản văn hóa ở Việt NamGiới thiệu nét cơ bản về di sản văn hóa ở Việt Nam04 Video/clip có nội dung về các loại hình Di sản văn hoá ở Việt Nam: – 01 Video/clip giới thiệu những nét cơ bản về di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu (dân ca quan họ Bắc Ninh, ca trù, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nhã nhạc cung đình Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ); – 01 Video/clip giới thiệu những nét cơ bản về di sản văn hóa vật thể tiêu biểu (trống đồng Đông Sơn, thành Cổ Loa, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu- Quốc Tử Giám, Quảng trường Ba Đình và Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, thành nhà Hồ, cố đô Huế, tháp Chăm). – 01 Video/clip giới thiệu những nét cơ bản về di sản văn hóa thiên nhiên tiêu biểu (Cao nguyên đá Đồng Văn, Non nước Cao Bằng, Vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Cát Tiên); – 01 Video/clip giới thiệu những nét cơ bản về di sản văn hóa phức hợp tiêu biểu (Khu di tích – danh thắng Tràng An (Ninh Bình), khu di tích – danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh).xxBộ01/GV 
 LỚP 11 
IBN ĐỒ/LƯỢC Đ 
XCách mạng tư sn và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản 
1.1 Lược đồ thế giới thế kỉ XVI – thế kỉ XVIIIHS biết được vị trí các địa điểm diễn ra các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII– 03 lược đồ treo tường, mỗi lược đồ thể hiện một nội dung: + 01 lược đồ thể hiện vị trí của các địa điểm – nơi diễn ra các sự kiện lịch sử quan trọng của cuộc cách mạng tư sản Anh ở thế kỉ XVII; + 01 lược đồ thể hiện địa điểm và tiến trình lịch sử một số sự kiện tiêu biểu của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII); + 01 lược đồ thể hiện địa điểm và tiến trình lịch sử của một số sự kiện tiêu biểu của cuộc cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII); – Lược đồ có kèm hình ảnh các vị trí diễn ra các cuộc cách mạng, cuộc đấu tranh. – Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh. – Tỷ lệ 1:15.000.000, kích thước (720×1020)mm.x Bộ01/GV 
2Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á 
2.1 Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XXGiúp HS xác định vị trí, phạm vi của các quốc gia hay khu vực thuộc địa ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX– 03 Lược đồ Đông Nam Á, bao gồm: + 01 Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đến năm 1920; + 01 Lược đồ Đông Nam Á từ năm 1920 đến năm 1945; + 01 Lược đồ Đông Nam Á từ năm 1945 đến năm 1975; – Lược đồ thể hiện được vị trí, phạm vi của các quốc gia hay các khu vực thuộc địa ở khu vực Đông Nam Á trong từng thời kỳ lịch sử. – Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh. – Tỷ lệ 1:15.000.000, kích thước (720×1020)mm.x Bộ01/GV 
3Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945) 
3.1 Lược đồ Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938)Giúp HS xác định các vị trí diễn ra và diễn biến của trận Bạch Đằng trên lược đồ– Lược đồ treo tường. Nội dung lược đồ thể hiện các vị trí diễn ra và diễn biến của trận Bạch Đằng năm 938. Lược đồ có kèm hình ảnh các vị trí diễn ra trận Bạch Đằng. – Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh. – Tỷ lệ 1:15.000.000, kích thước (720×1020)mm.x Tờ01/GV 
3.2 Lược đồ Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)Giúp HS xác định các vị trí diễn ra và diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống trên lược đồ– Lược đồ treo tường. Nội dung lược đồ thể hiện các vị trí diễn ra và diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077). Lược đồ có kèm hình ảnh các vị trí diễn ra cuộc kháng chiến. – Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh. – Tỷ lệ 1:15.000.000, kích thước (720×1020)mm.x Tờ01/GV 
3.3 Lược đồ Kháng chiến chống xâm lược Mông – NguyênGiúp HS tìm hiểu diễn biến cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Cổ, chống xâm lược Nguyên trên lược đồ– 03 lược đồ, mỗi lược đồ thể hiện một nội dung: + 01 lược đồ thể hiện diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258); + 01 lược đồ thể hiện diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống xâm lược Nguyên (1285); + 01 lược đồ thể hiện diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba chống xâm lược Nguyên (1287-1288) và chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 1288. – Lược đồ có kèm hình ảnh các vị trí diễn ra cuộc kháng chiến. – Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh. – Tỷ lệ 1:15.000.000, kích thước (720×1020)mm.x Bộ01/GV 
3.4 Lược đồ Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)Giúp HS tìm hiểu diễn biến cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn trên lược đồ– 02 lược đồ, mỗi lược đồ thể hiện một nội dung: + 01 lược đồ thể hiện diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động (cuối năm 1426); + 01 lược đồ thể hiện diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10 năm 1427); – Lược đồ có kèm hình ảnh các vị trí diễn ra khởi nghĩa. – Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh. – Tỷ lệ 1:15.000.000, kích thước (720×1020)mm.x Bộ01/GV 
3.5 Lược đồ Phong trào Tây SơnGiúp HS tìm hiểu diễn biến phong trào Tây Sơn trên lược đồ– 02 lược đồ, mỗi lược đồ thể hiện một nội dung: + 01 lược đồ thể hiện diễn biến chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785); + 01 lược đồ thể hiện diễn biến trận Ngọc Hồi – Đống Đa (1789). – Lược đồ kèm hình ảnh các vị trí diễn ra phong trào. – Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh. Thể hiện đầy đủ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. – Tỷ lệ 1:15.000.000, kích thước (720×1020)mm.x Bộ01/GV 
3.6 Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43)Giúp HS xác định các vị trí diễn ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng trên lược đồ– Lược đồ treo tường. Nội dung lược đồ thể hiện diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43). Lược đồ có kèm hình ảnh các vị trí diễn ra khởi nghĩa. – Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh. – Tỷ lệ 1:15.000.000, kích thước (720×1020)mm.x Tờ01/GV 
3.7 Lược đồ Quá trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858-1884)Giúp HS xác định các khu vực Pháp tiến hành công xâm lược ở Việt Nam trên lược đồLược đồ treo tường. Nội dung lược đồ thể hiện tiến trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858 – 1884). Lược đồ có kèm hình ảnh một số vị trí Pháp tiến hành cuộc xâm lược. – Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa đanh.Thể hiện đầy đủ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; – Tỷ lệ 1:15.000.000, kích thước (720×1020)mm.x Tờ01/GV 
3.8 Lược đồ cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Bắc Kì (1858 – 1884)Giúp HS xác định các vị trí nhân dân Bắc kì đấu tranh chống Pháp từ năm 1873 đến năm 1884– Lược đồ treo tường. Nội dung lược đồ thể hiện những sự kiện tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Bắc Kì từ năm 1858-1884; – Lược đồ có kèm hình ảnh vị trí nhân dân Bắc Kì đấu tranh chống Pháp năm 1873 và 1882; – Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh. – Tỷ lệ 1:15.000.000, kích thước (720×1020)mm.x Tờ01/GV 
IIBĂNG/ĐĨA/PHẦN MM 
1Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945) 
1.1 Phim mô phỏng: Một số cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt NamGiúp HS tìm hiểu về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam03 phim có nội dung về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945): – 01 phim giới thiệu về bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả của chiến thắng Bạch Đằng năm 938; – 01 phim giới thiệu về bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến lần thứ ba chống xâm lược Nguyên (1287-1288); – 01 phim giới thiệu về bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả của khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427).xxBộ01/GV 
2Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Bin Đông 
2.1 Phim tư liệu: Chủ quyền biển đảo của Việt NamGiúp HS phân tích được quá trình xác lập và thực thi các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển ĐôngPhim gồm một số đoạn tư liệu về xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông.xxBộ01/GV 
 LỚP 12 
IBẢN ĐỒ/LƯỢC Đ 
1Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (t tháng 8 năm 1945 đến nay) 
1.1 Lược đồ Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945Giúp HS xác định vị trí các địa điểm diễn ra Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945– Lược đồ treo tường. Nội dung lược đồ thể hiện các địa điểm diễn ra Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Lược đồ có kèm hình ảnh của một số vị trí diễn ra cuộc Tổng khởi nghĩa (Quảng trường Ba Đình, Nhà Hát Lớn, Huế, Sài Gòn); – Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh.Thể hiện đầy đủ quần đảo Trường sa và Hoàng Sa; – Tỷ lệ 1:1.800.000; kích thước (720×1020)mm.x Tờ01/GV 
1.2 Lược đồ Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954Giúp HS xác định các địa điểm diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ 1954– Lược đồ treo tường. Thể hiện các địa điểm diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Lược đồ có kèm hình ảnh của một số vị trí diễn ra chiến dịch; – Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh; – Tỷ lệ 1:14.000; kích thước (720×1020)mm.x Tờ01/GV 
1.3 Lược đồ Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975Giúp HS xác định các địa điểm diễn ra Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975– Lược đồ treo tường. Nội dung lược đồ thể hiện các địa điểm diễn ra Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Lược đồ có kèm hình ảnh của một số vị trí diễn ra Tổng tiến công; – Đảm bảo tính khoa học, phản ánh đầy đủ các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng lịch sử trên lược đồ về màu sắc, kí hiệu, kích thước, phân bố, vị trí địa lí, địa danh. Thể hiện đầy đủ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; – Tỉ lệ 1:1.100.000; kích thước (720×1020)mm.x Tờ01/GV 
IIBĂNG/ĐĨA/PHẦN MỀM/VIDEO-CLIP 
1Asean: Những chặng đường lịch s 
1.1 Video/clip: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)Giúp HS khái quát sự ra đời và phát triển của ASEANVideo/clip gồm một số đoạn tư liệu giới thiệu sự ra đời và phát triển của ASEAN,XXBộ01/GV 
2Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay) 
2.1 Video/clip: Cách mạng tháng Tám 1945Giúp HS khái quát về bối cảnh, diễn biến, kết quả của Cách mạng tháng Tám 1945Video/clip gồm một số đoạn phim minh họa về quá trình chuẩn bị và diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945.x Bộ01/GV 
2.2 Video/clip: Tổng tiến công xuân 1975Giúp HS khái quát về bối cảnh, diễn biến, kết quả của Tổng tiến công xuân 1975Video/clip gồm một số đoạn phim minh họa về quá trình chuẩn bị và diễn biến của cuộc Tổng tiến công xuân 1975.x Bộ01/GV 
2.3 Video/clip: Thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thời kì 1954-1973Giúp HS hiểu biết về các thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thời kì 1954-1973Video/clip gồm một số đoạn phim minh họa thành tựu tiêu biểu trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thời kì 1954-1973.x Bộ01/GV 
3Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay 
3.1 Video/clip: Thành tựu của Việt Nam trong thời kì đổi mới đất nướcGiúp HS hiểu bối cảnh lịch sử và thành tựu của Việt Nam trong thời kì đổi mới đất nướcVideo/clip gồm một số đoạn tư liệu giới thiệu về bối cảnh lịch sử, thành tựu của Việt Nam trong thời kì đổi mới đất nước qua các giai đoạn chính: – Giai đoạn 1986 -1995: khởi đầu công cuộc đổi mới; – Giai đoạn 1996 – 2006: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế; – Giai đoạn từ năm 2007 đến nay: tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng.xxBộ01/GV 
4Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam 
4.1 Phim tư liệu: Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộcGiúp HS hiểu được những nét cơ bản về hành trình tìm đường cứu nước; vai trò sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945, kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và chống Mỹ (1954 – 1969)05 phim tư liệu có nội dung về hành trình tìm đường cứu nước; vai trò sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945, kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và chống Mỹ (1954 – 1969): – 01 phim về hành trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh; – 01 phim về quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức của Hồ Chí Minh cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; – 01 phim về vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 (triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941); thành lập Mặt trận Việt Minh; – 01 phim về vai trò của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp (1946 -1954); – 01 phim về vai trò của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1969).xxBộ01/GV 
4.2 Phim tư liệu: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt NamGiúp HS hiểu được những dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam02 phim tư liệu có nội dung về dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam: – 01 phim giới thiệu dấu ấn của Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới (Năm 1987, UNESCO công nhận Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn; những cống hiến về giá trị tư tưởng, văn hoá; Hình ảnh một số công trình tưởng niệm: Nhà lưu niệm, Đài kỉ niệm); – 01 phim giới thiệu về dấu ấn của Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân Việt Nam (Bảo tàng, Nhà lưu niệm; Hình tượng văn học, nghệ thuật; Phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh).x Bộ01/GV 

Ghi chú:

– Ở những nơi có điều kiện, tất cả tranh/ảnh/bản đồ/lược đồ dành cho GV có thể được thay thế bằng tranh/ảnh/bản đồ/lược đồ điện tử hoặc phần mềm mô phỏng;

– Các lược đồ/bản đồ có dung sai của kích thước là 10mm, in offset 4 màu trên giấy couche có định lượng 200g/m2, cán OPP mờ;

– Bản đồ thể hiện lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời; vùng biển có một số đảo và quần đảo lớn, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa;

– Các video/clip/phim (tài liệu/tư liệu/mô phỏng) có thời lượng không quá 3 phút. Hình ảnh và âm thanh rõ nét, độ phân giải HD (tối thiểu 1280×720), có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;

– Số lượng được tính cho 1 lớp với số HS là 45. Số lượng bộ thiết bị/GV hoặc tờ/GV có thể thay đổi để phù hợp với số HS/nhóm/lớp theo định mức 6 HS/1 bộ hoặc 6 HS/1 tờ;

– Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “GV”, “HS”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho HS thực hành;

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Chữ viết tắt trong danh mục:

+ CTGDPT 2018: Chương trình Giáo dục phổ thông 2018;

+ GV: Giáo viên;

+ HS: Học sinh.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – MÔN ĐỊA LÝ
(Kèm theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số TTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bịĐối tượng sử dụngĐơn vịSlượngGhi chú
GVHS  
ATHIT BỊ THEO CÁC CHỦ Đ
ITRANH ẢNH
1Chủ đề: Trái Đất
1.1 Tranh cấu trúc của Trái ĐấtHS tìm hiểu cấu trúc của Trái Đất– Nội dung tranh thể hiện cấu trúc của Trái Đất, gồm có: lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất; – Kích thước (1090×790)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 10
1.2 Tranh cấu tạo vỏ Trái Đất và vỏ địa líHS quan sát cấu tạo của vỏ Trái Đất và phân biệt vỏ địa lí với vỏ Trái ĐấtNội dung tranh thể hiện các nội dung: – Cấu tạo của vỏ Trái Đất ở lục địa và đại dương; – Giới hạn của vỏ địa lí ở lục địa và đại dương. Giới hạn trên: phía dưới lớp ô zôn; giới hạn dưới: đáy vực thẳm ở đại dương và đáy lớp vỏ phong hóa ở lục địa; chiều dày vỏ địa lí khoảng 30-35 km; – Kích thước (1090×790)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 10 Dùng chung với chủ đề: Một số quy luật của vỏ địa lí
2Chủ đề: Thạch quyển
2.1 Tranh một số dạng địa hình được tạo thành do nội lực và ngoại lựcHS tìm hiểu tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái ĐấtNội dung tranh thể hiện các nội dung: – Một số dạng địa hình được tạo thành do nội lực như: núi, hẻm vực, thung lũng, núi lửa; – Một số dạng địa hình được tạo thành do ngoại lực như: bậc thềm sóng vỗ, cồn cát, bãi bồi, hang động. – Kích thước (1090×790)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 10
3Chủ đề: Sinh quyển 
3.1 Sơ đồ giới hạn của sinh quyểnHS xác định giới hạn của sinh quyển– Sơ đồ thể hiện nội dung: giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thủy quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa (Giới hạn phía trên: Là nơi tiếp giáp lớp ô dôn của khí quyển; Giới hạn phía dưới: ở đại dương > 11km và ở lục địa là lớp vỏ phong hóa); – Kích thước (420×590)mm. xTờ04/GVDùng cho lớp 10
IIBẢN ĐỒ/LƯỢC ĐỒ 
1Chủ đề: Trái Đất 
1.1 Lược đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất và núi lửa trên Trái ĐấtHS xác định các mảng kiến tạo; phân bố các vùng núi trẻ, vành đai động đất và núi lửa trên Trái ĐấtLược đồ treo tường thể hiện nội dung: – 07 mảng kiến tạo lớn: mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ – ôxtrâylia, mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực và một số mảng nhỏ; – Hướng di chuyển của các mảng kiến tạo; – Phân bố các vùng núi trẻ, vành đai động đất và núi lửa. Kích thước (1500×1090)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 10 Dùng chung chủ đề: Thạch quyển
2Chủ đề: Khí quyển
2.1 Bản đồ nhiệt độ không khí trên Trái ĐấtHS xác định sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái đất theo vĩ độ; lục địa, đại dương và địa hìnhBản đồ treo tường thể hiện nội dung: – Phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí. – Phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo lục địa và đại dương. – Phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo địa hình. Kích thước (1500×1090)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 10
2.2 Bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên Trái ĐấtHS xác định các đới khí hậu và một số kiểu khí hậu trên Trái ĐấtBản đồ treo tường thể hiện nội dung: – Trái Đất có 7 đới khí hậu xen kẽ nhau từ xích đạo về hai cực. Trong đới khí hậu có kiểu khí hậu, bao gồm: (1) Đới khí hậu xích đạo; (2) Đới khí hậu cận xích đạo; (3) Đới khí hậu nhiệt đới (Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa và Kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa); (4) Đới khí hậu cận nhiệt (Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa; Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa và Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải); (5) Đới khí hậu ôn đới (Kiểu khí hậu ôn đới lục địa và Kiểu khí hậu ôn đới hải dương); (6) Đới khí hậu cận cực; (7) Đới khí hậu cực. – Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở một số địa điểm có các kiểu khí hậu khác nhau; – Kích thước (1500×1090)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 10
2.3 Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái ĐấtHS xác định sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái ĐấtBản đồ treo tường thể hiện nội dung: – Phân bố lượng mưa trung bình năm trên các lục địa; – Một số địa điểm có lượng mưa trung bình năm rất nhiều hoặc rất ít so với các địa điểm khác trong cùng vĩ độ; – Kích thước (1500×1090)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 10
3Chủ đề: Thủy quyn
3.1 Bản đồ các dòng biển trong đại dương trên thế giớiHS xác định sự phân bố của các dòng biển trong đại dương trên thế giới– Bản đồ treo tường thể hiện nội dung: các dòng biển nóng và các dòng biển lạnh trong 5 đại dương trên thế giới (nơi phát sinh, hướng chuyển động); – Kích thước (1500×1090)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 10
4Chđề: Sinh quyển
4.1 Bản đồ phân bố của các nhóm đất và sinh vật trên Trái ĐấtHS xác định sự phân bổ các nhóm đất chính và các kiểu thảm thực vật chính trên Trái ĐấtBản đồ treo tường thể hiện nội dung: – Bản đồ phân bố các nhóm đất chính theo vĩ độ, từ cực đến xích đạo bao gồm: (1) Băng tuyết; (2) Đất đài nguyên; (3) Đất pốt dôn; (4) Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới; (5) Đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng có núi cao; (6) Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; (7) Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; (8) Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; (9) Đất đỏ, nâu đỏ xa van; (10) Đất đỏ vàng (feralit), đen nhiệt đới; – Bản đồ phân bố các kiểu thảm thực vật chính theo vĩ độ, từ cực đến xích đạo bao gồm: (1) Hoang mạc lạnh; (2) Đài nguyên; (3) Rừng lá kim; (4) Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; (5) Rừng cận nhiệt ẩm; (6) Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; (7) Hoang mạc, bán hoang mạc; (8) Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; (9) Xa van, cây bụi; (10) Rừng nhiệt đới, xích đạo; – Kích thước (1090×1500)mm;x Tờ01/GVDùng cho lớp 10
5Chủ đề: Địa lí các ngành kinh tế
5.1 Bản đồ phân bố cây trồng và vật nuôi trên thế giớiHS xác định sự phân bố của một số cây trồng và vật nuôi phổ biến trên thế giớiBản đồ treo tường thể hiện nội dung: – Phân bố của một số cây trồng phổ biến trên thế giới như: Cây lương thực (lúa gạo, lúa mì, ngô); Cây công nghiệp (mía, củ cải đường, cà phê, chè, cao su); – Phân bố của một số vật nuôi phổ biến trên thế giới như: Gia súc lớn (trâu, bò); Gia súc nhỏ (lợn, cừu, dê); Gia cầm. – Kích thước (1500×1090)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 10
5.2 Bản đồ phân bố một số ngành công nghiệp trên thế giớiHS xác định sự phân bố của một số ngành công nghiệp trên thế giới– Bản đồ treo tường thể hiện nội dung: phân bố của một số ngành công nghiệp trên thế giới (Khai thác than, dầu khí, quặng kim loại; Điện lực; Điện tử, tin học; Sản xuất hàng tiêu dùng; Thực phẩm). – Kích thước (1500×1090)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 10
5.3 Bản đồ phân bố giao thông vận tải và bưu chính viễn thông trên thế giớiHS xác định sự phân bố các ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông trên thế giớiBản đồ treo tường thể hiện nội dung: – Phân bố các đường giao thông vận tải trên thế giới (đường bộ, đường sắt, đường ống, đường sông, đường biển, đường hàng không); – Một số điểm bưu chính viễn thông lớn trên thế giới; – Kích thước (1500×1090)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 10
5.4 Bản đồ phân bố du lịch và tài chính ngân hàng trên thế giớiHS xác định sự phân bố các ngành du lịch và tài chính ngân hàng trên thế giớiBản đồ treo tường thể hiện nội dung: – Phân bố một số điểm du lịch lớn trên thế giới như: di sản thế giới, vườn quốc gia, khu bảo tồn, danh lam thắng cảnh, biển đảo, hang động, khu vui chơi giải trí, bảo tàng; – Một số điểm tài chính ngân hàng lớn trên thế giới. Kích thước (1500×1090)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 10
6Chủ đề: Khu vực Mỹ Latinh
6.1 Bản đồ địa lí tự nhiên khu vực Mỹ LatinhHS tìm hiểu vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của khu vực Mỹ Latinh– Bản đồ treo tường thể hiện các điều kiện tự nhiên của khu vực Mỹ Latinh; ranh giới tiếp giáp với các quốc gia, các vùng biển; – Bản đồ phụ: Vị trí khu vực Mỹ Latinh trên bản đồ châu Mỹ. – Kích thước (1090×790)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 11
7Chủ đề: Liên minh châu Âu (EU)
7.1 Bản đồ Liên minh châu ÂuHS tìm hiểu về quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động của Liên minh châu ÂuBản đồ treo tường thể hiện nội dung: – Quy mô của EU: Các thành viên EU tính đến năm 2021 (tên nước và năm gia nhập); – Mục tiêu của EU: Sơ đồ các cơ quan đầu não của EU; – Thể chế hoạt động của EU: Sơ đồ ba trụ cột của EU theo hiệp ước Maxtrich; – Ranh giới tiếp giáp với các quốc gia, các vùng biển; – Bản đồ phụ: Vị trí EU trên bản đồ châu Âu. – Kích thước (1090×790)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 11
8Chủ đề: Khu vực Đông Nam Á
8.1 Bản đồ địa lí tự nhiên khu vực Đông Nam ÁHS tìm hiểu vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á– Bản đồ treo tường thể hiện các điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á; ranh giới tiếp giáp với các quốc gia, các vùng biển; – Bản đồ phụ: Vị trí khu vực Đông Nam Á trên bản đồ châu Á. – Kích thước (1090×790)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 11
9Chủ đề: Tây Nam Á
9.1 Bản đồ địa lí tự nhiên khu vực Tây Nam ÁHS tìm hiểu vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của khu vực Tây Nam Á– Bản đồ treo tường thể hiện các điều kiện tự nhiên của khu vực Tây Nam Á; ranh giới tiếp giáp với các quốc gia, các vùng biển; – Bản đồ phụ: Vị trí khu vực Tây Nam Á trên bản đồ châu Á. – Kích thước (1090×790)mm,x Tờ01/GVDùng cho lớp 11
10Chủ đề: Hợp chng quốc Hoa Kì
10.1 Bản đồ địa lí tự nhiên Hoa KìHS tìm hiểu vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Hoa Kì– Bản đồ treo tường thể hiện các điều kiện tự nhiên của Hoa Kì; ranh giới tiếp giáp với các quốc gia, các vùng biển; – Bản đồ phụ: Vị trí Hoa Kì trên bản đồ Bắc Mỹ. – Kích thước (1090×790)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 11
11Chủ đề: Liên bang Nga
11.1 Bản đồ địa lí tự nhiên Liên bang NgaHS tìm hiểu vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Liên bang Nga– Bản đồ treo tường thể hiện các điều kiện tự nhiên của Liên bang Nga; ranh giới tiếp giáp với các quốc gia, các vùng biển; – Bản đồ phụ: Vị trí Liên bang Nga trên bản đồ thế giới. – Kích thước (1090×790)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 11
12Chủ đề: Nhật Bản
12.1 Bản đồ địa lí tự nhiên Nhật BảnHS tìm hiểu vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản– Bản đồ treo tường thể hiện các điều kiện tự nhiên của Nhật Bản; tiếp giáp với các vùng biển; – Bản đồ phụ: Vị trí Nhật Bản trên bản đồ châu Á. – Kích thước (1090×790)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 11
13Chủ đề: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)
13.1 Bản đồ địa lí tự nhiên Trung QuốcHS tìm hiểu vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Trung Quốc– Bản đồ treo tường thể hiện các điều kiện tự nhiên của Trung Quốc; ranh giới tiếp giáp với các quốc gia, các vùng biển; – Bản đồ phụ: Vị trí Trung Quốc trên bản đồ châu Á. – Kích thước (1090×790)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 11
14Chủ đề: Cộng hòa Nam Phi
14.1 Bản đồ địa lí tự nhiên Nam PhiHS tìm hiểu vị trí địa 11 và điều kiện tự nhiên của Nam Phi– Bản đồ treo tường thể hiện các điều kiện tự nhiên của Nam Phi; ranh giới tiếp giáp với các quốc gia, các vùng biển; – Bản đồ phụ: Vị trí Nam Phi trên bản đồ châu Phi. – Kích thước (1090×790)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 11
15Chủ đề: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
15.1 Bản đồ hành chính Việt NamHS xác định đơn vị hành chính, vị trí và tiếp giáp của các tỉnh, thành phố trên đất nước ta– Bản đồ treo tường thể hiện đầy đủ các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (tính đến năm 2021); – Bản đồ thể hiện lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời; vùng biển có các đảo và quần đảo lớn, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. – Kích thước (1090×790)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 12
15.2 Bản đồ địa lí tự nhiên Việt NamHS tìm hiểu vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của Việt Nam– Bản đồ treo tường thể hiện các điều kiện tự nhiên của Việt Nam. – Bản đồ phụ: Vị trí lãnh thổ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. – Kích thước (1090×790)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 12 (Sử dụng chung với chủ đề: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên)
16Chủ đề: Thiên nhiên nhiệt đi ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống
16.1 Bản đồ khí hậu Việt NamHS tìm hiểu đặc điểm khí hậu Việt Nam– Bản đồ treo tường thể hiện các nội dung: + Các miền khí hậu; + Các vùng khí hậu; + Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tại một số địa điểm; + Các loại gió và chế độ gió (hướng gió, tần suất); + Bão (hướng di chuyển và tần suất). – Kích thước (1090×790)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 12
17Chủ đề: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
17.1 Bản đồ phân bố nông nghiệp Việt NamHS xác định sự phân bố nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) ở nước ta– Bản đồ treo tường thể hiện nội dung: + Phân bố ngành trồng trọt (cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn quả); + Phân bố ngành chăn nuôi (lợn và gia cầm, gia súc ăn có). – Kích thước (1090×790)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 12
18Chủ đề: Vấn đề phát triển công nghiệp
18.1 Bản đồ phân bố công nghiệp Việt NamHS xác định sự phân bố một số ngành công nghiệp ở nước ta– Bản đồ treo tường thể hiện nội dung: + Phân bố của một số ngành công nghiệp: Khai thác than, dầu khí; Sản xuất điện; Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; Sản xuất, chế biến thực phẩm; Sản xuất đồ uống; Dệt, may; Giày dép; + Một số trung tâm công nghiệp. – Kích thước (1090×790)mm.x Tờ01 /GVDùng cho lớp 12
19Chủ đề: Vấn đề phát trin dịch vụ
19.1 Bản đồ giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Việt NamHS xác định sự phân bố ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông ở nước ta– Bản đồ treo tường thể hiện nội dung: + Phân bố hệ thống giao thông vận tải: đường ô tô (quốc lộ, tỉnh lộ), đường sắt, đường thủy (đường sông, đường biển), đường hàng không, đường ống; + Vị trí các bến cảng (cảng sông, cảng biển), sân bay, cửa khẩu quốc tế, các điểm bưu chính viễn thông lớn. – Kích thước (1090×790)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 12
19.2 Bản đồ thương mại và du lịch Việt NamHS xác định sự phân bố ngành thương mại và du lịch ở nước ta– Bản đồ treo tường thể hiện nội dung: + Vị trí các bến cảng (cảng sông, cảng biển), sân bay, cửa khẩu quốc tế, các trung tâm thương mại lớn; + Phân bố các điểm du lịch như: di sản thế giới, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, hang động, biển đảo, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng. – Kích thước (1090×790)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 12
20Chủ đề: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
20.1 Bản đồ Trung du và miền núi Bắc BộHS tìm hiểu một số thế mạnh về khoáng sản, thủy điện, cây trồng, chăn nuôi và kinh tế biển để phát kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc BộBản đồ treo tường thể hiện nội dung: – Sự phân bố một số yếu tố là thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng như: + Khoáng sản (than, sắt, thiếc, apatit, đồng); + Hệ thống sông ngòi và các nhà máy thủy điện (Hòa Bình, Sơn La, Lai châu); + Cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt đới và ôn đới (cây công nghiệp, rau quả), chăn nuôi gia súc lớn; + Kinh tế biển (nuôi hồng và đánh bắt hải sản, cảng biển, du lịch biển – đảo). – Ranh giới với các nước láng giềng, các vùng giáp ranh; vùng biển, đảo. – Bản đồ phụ: Vị trí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên lãnh thổ Việt Nam. – Kích thước (1090×790)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 12
21Chủ đề: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng
21.1 Bản đồ Đồng bằng sông HồngHS tìm hiểu một số thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông HồngBản đồ treo tường thể hiện nội dung: – Sự phân bố một số yếu tố là thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng như: + Hệ thống sông ngòi, cây trồng và vật nuôi chính, các khu vực nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản; + Khoáng sản, các trung tâm công nghiệp, các ngành công nghiệp; + Hệ thống giao thông vận tải, sân bay, cảng sông, cảng biển, các điểm du lịch (di sản thế giới, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, bãi biển); – Ranh giới các vùng giáp ranh; vùng biển, đảo; – Bản đồ phụ: Vị trí vùng Đồng bằng sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam. – Kích thước (1090×790)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 12
22Chủ đề: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở Bắc Trung Bộ
22.1 Bản đồ Bắc Trung BộHS tìm hiểu một số thế mạnh để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của vùng Bắc Trung BộBản đồ treo tường thể hiện nội dung: – Sự phân bố một số yếu tố là thế mạnh để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của vùng như: + Các vùng nông nghiệp (vùng rừng, vùng nông lâm kết hợp, vùng cây công nghiệp lâu năm, vùng cây lương thực và chăn nuôi); + Cây trồng và vật nuôi chính; + Hệ thống sông ngòi và các khu vực nuôi trồng, đánh bắt thủy – hải sản; – Ranh giới với các nước láng giềng, các vùng giáp ranh; vùng biển, đảo; – Bản đồ phụ: Vị trí vùng Bắc Trung Bộ trên lãnh thổ Việt Nam; – Kích thước (1090×790)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 12
23Chủ đề: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ
23.1 Bản đồ Duyên hải Nam Trung BộHS tìm hiểu một số thế mạnh để phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung BộBản đồ treo tường thể hiện nội dung: – Sự phân bố một số yếu tố là thế mạnh để phát triển kinh tế biển của vùng như: + Tài nguyên sinh vật biển (Các bãi cá, bãi tôm, khu vực nuôi trồng và đánh bắt hải sản); + Hệ thống giao thông vận tải biển, các cảng biển (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Dung Quất); + Các điểm du lịch biển; + Tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, cát trắng) và các vùng sản xuất muối; – Ranh giới với các nước láng giềng, các vùng giáp ranh; vùng biển, đảo; – Bản đồ phụ: Vị trí vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trên lãnh thổ Việt Nam; – Kích thước (1090×790)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 12
24Chủ đề: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế Tây Nguyên
24.1 Bản đồ Tây NguyênHS tìm hiểu một số thế mạnh về cây công nghiệp lâu năm, thủy điện, khoáng sản, du lịch để phát triển kinh tế ở Tây NguyênBản đồ treo tường thể hiện các nội dung: – Sự phân bố một số yếu tố là thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng như: + Cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, bông, điều, chè, hồ tiêu); + Hệ thống sông ngòi (sông Sê San, sông Đồng Nai, sông Srêpok) và các nhà máy thủy điện (Yaly, Sê San, Plây Krông, Đak Ru); + Tài nguyên khoáng sản bô xít; + Các điểm du lịch (di sản thế giới, di tích lịch sử – văn hóa, vườn quốc gia, danh lam thắng cảnh); – Ranh giới với các nước láng giềng, các vùng giáp ranh; – Bản đồ phụ: Vị trí vùng Tây Nguyên trên lãnh thổ Việt Nam; – Kích thước (1090×790)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 12
25Chủ đề: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đông Nam Bộ
25.1 Bản đồ Đông Nam BộHS tìm hiểu một số thế mạnh để phát triển kinh tế ở Đông Nam BộBản đồ treo tường thể hiện nội dung: – Sự phân bố một số yếu tố là thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng như: + Các vùng nông nghiệp (vùng rừng, vùng nông lâm kết hợp, vùng cây công nghiệp lâu năm, vùng cây lương thực và chăn nuôi), cây trồng và vật nuôi chính; + Hệ thống sông Đồng Nai, hồ Dầu Tiếng, các nhà máy thủy điện (Trị An, Thác Mơ, Cần Đơn), khu vực nuôi trồng thủy hải sản nước lợ; + Tài nguyên khoáng sản (dầu khí trên vùng thềm lục địa, đất sét, cao lanh), một số trung tâm công nghiệp, cơ cấu các ngành công nghiệp; + Các điểm du lịch; – Ranh giới với nước láng giềng, các vùng giáp ranh; vùng biển, đảo; – Bản đồ phụ: Vị trí vùng Đông Nam Bộ trên lãnh thổ Việt Nam; – Kích thước (1090×790)mm.x Tờ01/GVDùng cho lớp 12
26Chủ đề: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long
26.1 Bản đồ Đồng bằng sông Cửu LongHS tìm hiểu một số thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu LongBản đồ treo tường thể hiện nội dung: – Sự phân bố một số yếu tố là thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế của vùng như: + Các nhóm đất (đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn và đất khác); + Cây trồng (cây lương thực, cây ăn quả), vật nuôi (gia cầm); + Mạng lưới sông ngòi (sông Tiền, sông Hậu), kênh rạch, cửa sông (cửa Tiểu, Đại, Hàm Luông, Cổ Chiên), khu vực nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản; + Tài nguyên sinh vật (chim, bãi cá, bãi tôm, rừng ngập mặn, rừng tràm; + Tài nguyên khoáng sản: đá vôi (Hà Tiên, Kiên Lương), than bùn (U Minh, Tứ giác Long Xuyên), dầu khí (thềm lục địa); + Các điểm du lịch (khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, bãi tắm, du lịch sông nước, miệt vườn); – Ranh giới với nước láng giềng, vùng giáp ranh; vùng biển, đảo; – Bản đồ phụ: Vị trí vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên lãnh thổ Việt Nam; – Kích thước (1090×790)mm.X Tờ01/GVDùng cho lớp 12
IIIVIDEO/CLIP
1Chủ đề: Trái Đất
1.1 Video/clip về Trái ĐấtHS tìm hiểu về nguồn gốc hình thành Trái Đất; các chuyển động chính của Trái Đất và một số quy luật của vỏ địa líVideo/clip mô phỏng các nội dung sau: – Nguồn gốc hình thành Trái Đất, đặc điểm của vỏ Trái Đất và cấu tạo vỏ Trái Đất; – Các chuyển động chính của Trái Đất: chuyển động tự quay (luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất); chuyển động quanh Mặt Trời (các mùa trong năm, ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ); – Biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí; quy luật địa đới và phi địa đới.X Bộ01/GVDùng cho lớp 10 (Sử dụng chung với chủ đề: Một số quy luật của vỏ địa lí)
2Chủ đề: Biến đổi khí hậu
2.1 Video/clip về biến đổi khí hậu trên thế giớiHS tìm hiểu về các biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trên thế giớiVideo/clip thể hiện các nội dung: – Các biểu hiện của biến đổi khí hậu (nhiệt độ Trái Đất ấm lên, băng tan, nước biển dâng, gia tăng thiên tai); – Nguyên nhân và hậu quả trên phạm vi toàn cầu; – Một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.X Bộ01/GVDùng cho lớp 10
3Chủ đề: Một số vấn đề về du lịch thế giới
3.1 Video/clip về du lịch thế giới và Việt NamHS tìm hiểu một số loại hình du lịch phổ biến hiện nay và một số điểm du lịch nổi tiếng trên thế giớiVideo/clip thể hiện các nội dung: – Một số loại hình du lịch phổ biến hiện nay trên thế giới (có liên hệ với Việt Nam); – Một số điểm lịch nổi tiếng trên thế giới.X Bộ01/GVDùng cho lớp 11
4Chủ đề: Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
4.1 Video/clip về bảo vệ môi trườngHS tìm hiểu tác động tiêu cực của con người tới môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường của học sinhVideo/clip thể hiện các nội dung: – Tác động tiêu cực của con người gây ảnh hưởng tới môi trường (sự nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường, suy giảm tài nguyên, mất cân bằng sinh thái); – Hoạt động của học sinh tham gia bảo vệ môi trường ở nhà trường và địa phương (vệ sinh trường lớp, ngõ xóm; trồng cây xanh; thu gom và phân loại rác; tái chế rác thải; tuyên truyền về môi trường).X Bộ01/GVDùng cho lớp 12
5Chủ đề: Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh biển Đông và các đảo, quần đảo
5.1 Video/clip về khai thác tổng hợp tài nguyên biển – đảo Việt NamHS tìm hiểu về khai thác tổng hợp tài nguyên biển – đảo ở nước taVideo/clip thể hiện các nội dung: – Các bộ phận của vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; – Các hoạt động khai thác sinh vật, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải và du lịch biển – đảo.X Bộ01/GVDùng cho lớp 12
6Chủ đề: Thiên tai và biện pháp phòng chống
6.1 Video/clip về thiên tai và biện pháp phòng chốngHS tìm hiểu về thiên tai và biện pháp phòng chống thiên taiVideo/clip thể hiện các nội dung: – Một số thiên tai và nơi thường xảy ra (bão, hạn hán, lũ quét, lũ ống, xâm nhập mặn, triều cường, sạt lở đất); – Nguyên nhân, hậu quả của một số thiên tai và các biện pháp phòng chống.X Bộ01/GVDùng cho lớp 12
BHỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
1 Bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viênGV xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) điện tử, chuẩn bị bài giảng điện tử, chuẩn bị các học liệu điện tử, chuẩn bị các bài tập, bài kiểm tra, đánh giá điện tử phù hợp với Chương trìnhBộ học liệu điện tử được xây dựng theo Chương trình môn Địa lí cấp THPT (CTGDPT 2018), có hệ thống học liệu điện tử (hình ảnh, bản đồ, sơ đồ, video/clip, các câu hỏi, đề kiểm tra…) đi kèm và được tổ chức, quản lí thành hệ thống thư viện điện tử, thuận lợi cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng được trên máy tính trong môi trường không kết nối internet. Phải đảm bảo tối thiểu các chức năng: – Chức năng hỗ trợ soạn giáo án điện tử; – Chức năng hướng dẫn chuẩn bị bài giảng điện tử; – Chức năng hướng dẫn chuẩn bị và sử dụng học liệu điện tử (hình ảnh, bản đồ, sơ đồ, video/clip…); – Chức năng hướng dẫn và chuẩn bị các bài tập; – Chức năng hỗ trợ chuẩn bị công tác kiểm tra, đánh giá.X Bộ01/GVDùng cho lớp 10,11, 12

Ghi chú:

– Ở những nơi có điều kiện, tất cả tranh/ảnh/bản đồ/lược đồ dành cho giáo viên có thể được thay thế bằng tranh/ảnh/bản đồ/Iược đồ điện tử hoặc phần mềm mô phỏng;

– Các bản đồ/biểu đồ/lược đồ có dung sai của kích thước là 10mm, in offset 4 màu trên giấy couche định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ;

– Bản đồ thể hiện lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời; vùng biển có một số đảo và quần đảo lớn, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa;

– Các Video/clip/phim tài liệu có thời lượng không quá 3 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280×720), hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;

– Số lượng được tính cho 1 lớp với số học sinh là 45. Số lượng bộ thiết bị/GV hoặc tờ/GV có thể thay đổi để phù hợp với số học sinh/nhóm/lớp theo định mức 6 học sinh/1 bộ hoặc 6 học sinh/1 tờ;

– Số lượng thiết bị tính trên đơn vị trường, căn cứ điều kiện thực tế về quy mô lớp, số điểm trường có thể thay đổi tăng/giảm cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho HS thực hành.

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Chữ viết tắt trong danh mục:

+ CTGDPT 2018; Chương trình Giáo dục phổ thông 2018;

+ GV: Giáo viên;

+ HS: Học sinh.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ – PHÁP LUẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số TTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bịĐối tượng sử dụngĐơn vịSố lượngGhi chú
GVHS 
1Hoạt động của nền kinh tế
1.1Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tếTranh thể hiện sơ đồ mô phỏng về các chủ thể tham gia trong nền kinh tế và vai trò của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế.– HS kể được tên các chủ thể tham gia trong nền kinh tế. – Nhận biết được vai trò của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế.Tranh gồm 2 tờ, nội dung phản ánh sơ đồ: – Các chủ thể kinh tế cơ bản tham gia trong nền kinh tế: +Người sản xuất (gồm các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ); + Người tiêu dùng (những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng); + Các chủ thể trung gian trong thị trường (những cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường); + Nhà nước. – Vai trò của các chủ thể tham gia thị trường (trong đó Nhà nước đặt ở vị trí trung tâm); + Người sản xuất (người trực tiếp tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho xã hội để phục vụ tiêu dùng); + Người tiêu dùng (là động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất); + Các chủ thể trung gian trong thị trường (kết nối, thông tin trong các quan hệ mua, bán); + Nhà nước (vai trò quản lý nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc phục những khuyết tật của thị trường).x Bộ01 / GVDùng cho lớp 10
1.2Thị trường và cơ chế thị trườngTranh thể hiện sơ đồ các loại hình thị trường cơ bảnLiệt kê được các loại thị trườngTranh gồm 1 tờ, nội dung phản ánh sơ đồ các loại hình thị trường cơ bản gồm: – Căn cứ theo đối tượng trao đổi, mua bán cụ thể, có: thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ; – Căn cứ vào phạm vi các quan hệ, có : thị trường trong nước, thị trường thế giới; – Căn cứ vào vai trò của các yếu tố được trao đổi, mua bán, có: thị trường tư liệu tiêu dùng; thị trường tư liệu sản xuất; – Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành có: thị trường tự do; thị trường có điều tiết; thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (độc quyền).x Tờ01 / GVDùng cho lớp 10
1.3Hội nhập kinh tế quốc tếTranh ảnh về hoạt động kí kết hợp tác kinh tế quốc tế giữa chính phủ Việt Nam với 1 số tổ chức quốc tế và khu vựcHS biết được một số hoạt động kí kết hợp tác kinh tế quốc tế giữa chính phủ Việt Nam với 1 số tổ chức quốc tế và khu vựcTranh gồm 3 tờ, nội dung có tính giáo dục và tác động lan toả, minh họa hình ảnh cụ thể sau: + Hình ảnh Việt Nam tham gia WTO; + Hình ảnh Việt Nam tham gia AFTA; + Hình ảnh Việt Nam tham gia CPTTP.x Bộ01 / GVDùng cho lớp 12
2Hoạt động kinh tế của Nhà nước
2.1Ngân sách Nhà nước và ThuếTranh thể hiện sơ đồ mô phỏng một số loại thuế phổ biến– Nhận biết và gọi tên được một số loại thuế phổ biếnTranh gồm 1 tờ, có hình rõ nét, đẹp, màu sắc rõ minh hoạ sơ đồ một số loại thuế phổ biến: – Thuế trực thu: Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân; Thuế sử dụng đất; – Thuế gián thu: Thuế giá trị gia tăng; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế xuất nhập khẩu; Thuế tài nguyên; Thuế môn bài.x Tờ01 / GVDùng cho lớp 10
2.2Bảo hiểm và An sinh xã hộiTranh thể hiện một số loại hình bảo hiểm và chính sách an sinh xã hội cơ bản– Liệt kê được một số loại hình bảo hiểm. – Gọi tên được một số chính sách an sinh xã hội cơ bản.Tranh gồm 2 tờ, nội dung thể hiện qua sơ đồ: – Một số loại hình bảo hiểm cơ bản gồm: + Các loại hình bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp; Bảo hiểm y tế; Bảo hiểm thất nghiệp; + Các loại hình bảo hiểm thương mại: Bảo hiểm phi nhân thọ; Bảo hiểm sức khoẻ; Bảo hiểm nhân thọ; – Một số chính sách An sinh xã hội cơ bản gồm 4 nhóm chính sách sau: + Chính sách việc làm, đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo (tạo việc làm; tín dụng ưu đãi; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ tìm việc làm; giảm nghèo); + Bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm xã hội bắt buộc; Bảo hiểm thất nghiệp; Bảo hiểm tự nguyện; Bảo hiểm y tế); + Trợ giúp xã hội cho các nhóm đặc thù (Trợ giúp xã hội thường xuyên; Trợ giúp xã hội đột xuất; Chăm sóc nuôi dưỡng tại cộng đồng; Chăm sóc tại cơ sở thương binh xã hội); + Dịch vụ xã hội cơ bản ( giáo dục; y tế; nhà ở; nước sạch; thông tin).x Bộ01 /GVDùng cho lớp 12
3Hoạt động sản xuất kinh doanh
3.1Tín dụng và cách sử dụng các dịch vụ tín dụngTranh thể hiện sơ đồ một số dịch vụ tín dụng cơ bản– HS kể tên được một số dịch vụ tín dụng và mô tả đặc điểm của chúng.Tranh gồm 1 tờ, có hình rõ nét, đẹp, màu sắc sinh động, thể hiện sơ đồ một số dịch vụ tín dụng cơ bản trong nền kinh tế và đặc điểm của chúng: – Tín dụng ngân hàng + Là mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng và các cá nhân hay doanh nghiệp dưới dạng hợp đồng tín dụng; + Chủ thể là Ngân hàng (trung gian giữa người cần vốn và người có vốn), các cá nhân hoặc doanh nghiệp.) – Tín dụng thương mại + Là mối quan hệ vay mượn hàng hóa giữa những người kinh doanh sản xuất với nhau; + Chủ thể là các doanh nghiệp với nhau và thường không có người trung gian).x Tờ01/GVDùng cho lớp 10
3.2Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanhTranh thể hiện sơ đồ các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh.Chỉ ra được các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh.Tranh gồm 1 tờ, có hình rõ nét, đẹp, màu sắc sinh động, minh hoạ bằng sơ đồ các nội dung sau: Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh + Lợi thế nội tại (Đam mê; Hiểu biết; Khả năng huy động các nguồn lực) + Cơ hội bên ngoài (nhu cầu; nguồn cung ứng; sự cạnh tranh; vị trí triển khai; chính sách vĩ mô).xxTờ01 / GVDùng cho lớp 11
3.3Lạm phát, thất nghiệpTranh thể hiện sơ đồ các loại hình lạm phát và thất nghiệp.Liệt kê được các loại hình lạm phát và thất nghiệp.Tranh gồm 2 tờ, có hình rõ nét, đẹp, màu sắc sinh động, minh hoạ bằng sơ đồ các nội dung sau: – Các loại hình lạm phát: + Lạm phát tự nhiên: (0-10%); + Lạm phát phi mã: 10- <1000%; + Siêu lạm phát : >1000% – Các loại hình thất nghiệp + Theo đặc trưng của người thất nghiệp: Thất nghiệp chia theo giới tính; Thất nghiệp theo lứa tuổi; Thất nghiệp chia theo vùng, lãnh thổ; Thất nghiệp chia theo ngành nghề; + Theo lí do thất nghiệp: thất nghiệp tự nguyện; thất nghiệp không tự nguyện; thất nghiệp trá hình; + Theo nguồn gốc thất nghiệp: thất nghiệp tạm thời; thất nghiệp có tính cơ cấu; thất nghiệp do thiếu cầu; thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường.x Bộ01/GVDùng cho lớp 11
3.4Đạo đức kinh doanhTranh thể hiện sơ đồ: – Vai trò của đạo đức kinh doanh – Các biểu hiện của đạo đức kinh doanh– HS hiểu được vai trò của đạo đức kinh doanh; – Chỉ ra được các biểu hiện của đạo đức kinh doanh.Tranh gồm 1 tờ, có hình rõ nét, đẹp, màu sắc sinh động, thể hiện bằng sơ đồ nội dung sau: – Vai trò của đạo đức kinh doanh: Điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh; Chất lượng của doanh nghiệp; Làm hài lòng khách hàng; Sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia. – Các biểu hiện của đạo đức kinh doanh: Trách nhiệm; trung thực; nguyên tắc; tôn trọng con người; gắn kết các lợi ích.x Tờ01/GVDùng cho lớp 11
3.5Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpTranh thể hiện sơ đồ các hình thức thực hiện trách nhiệm XH của doanh nghiệp– HS liệt kê được các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; – Xác định được trách nhiệm của công dân khi tham gia điều hành doanh nghiệp.Tranh gồm 1 tờ, có hình rõ nét, đẹp, màu sắc sinh động, thể hiện bằng sơ đồ nội dung sau: – Các hình thức thực hiện trách nhiệm XH của doanh nghiệp: + Trách nhiệm từ thiện ( đóng góp các nguồn lực cho cộng đồng; cải thiện chất lượng cuộc sống); + Trách nhiệm đạo đức (làm điều đúng, chính đáng và công bằng; tránh gây hại cho con người và xã hội); + Trách nhiệm pháp lí (tuân thủ pháp luật); + Trách nhiệm kinh tế (đạt lợi nhuận; chất lượng, an toàn thực phẩm).x Tờ01/GVDùng cho lớp 12
4Hoạt động tiêu dùng
4.1Lập kế hoạch tài chính cá nhânTranh thể hiện sơ đồ các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân.HS nhận thức được các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân.Tranh gồm 1 tờ có hình rõ nét, đẹp, màu sắc sinh động, thể hiện cụ thể bằng sơ đồ tuần tự các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân (theo chiều có mũi tên đi xuống) (1) Thiết lập mục tiêu cá nhân; (2) Kiểm tra lại tình hình tài chính; (3) Xác định thói quan chi tiêu; (4) Dự tính các nguồn thu nhập; (5) Xác định thời gian hoàn thành; (6) Lên chiến lược thực hiện mục tiêu; (7) Cam kết và thực hiện mục tiêu.xxTờ01 / GVDùng cho lớp 10
5Hệ thống chính trị và pháp luật
5.1Hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam– Tranh thể hiện sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam – Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam.HS nhận biết đặc điểm, cấu trúc, của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Tranh gồm 1 tờ, nội dung phản ánh rõ: – Sơ đồ hệ thống chính trị ở Việt Nam; – Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam theo Hiến pháp 2013.x Bộ01/GVDùng cho lớp 10
  Video/clip về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Hiến pháp mớiHS hiểu được nguyên tắc hoạt động của bộ máy CHXHCN Việt Nam.Video/clip hình ảnh thực tế, minh họa nguyên tắc hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam.x Bộ01/GVDùng cho lớp 10
5.2Pháp luật nước CHXHCN Việt NamTranh mô phỏng hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam theo luật mớiHS nhận diện được hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt NamNội dung tranh phản ánh rõ hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam theo luật mới từ 01/01/2021.x Tờ01/GVDùng cho lớp 10

Ghi chú:

– Tất cả các tranh/ảnh dùng cho GV nêu trên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc các video/clip.

– Mỗi video/clip có thời lượng không quá 3 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280×720), hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;

– Các tranh có kích thước (790×1090) mm, in offset 4 màu trên giấy couche định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ;

– GV có thể tham khảo các phần mềm, tài liệu khác để phục vụ dạy học.

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa;

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – MÔN VẬT LÝ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số TTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bịĐối tượng sử dụngĐơn vịSố lượngGhi chú
GVHS   
ATHIẾT BỊ DÙNG CHUNG 
1 Biến áp nguồnCấp nguồn cho các thí nghiệmĐiện áp vào 220V- 50Hz Điện áp ra: – Điện áp xoay chiều (5A): (3, 6, 9, 12, 15, 24) V. – Điện áp một chiều (3A): điều chỉnh từ 0 đến 24 V. Có đồng hồ chỉ thị điện áp ra; có mạch đóng ngắt và bảo vệ quá dòng, đảm bảo an toàn về độ cách điện và độ bền điện trong quá sử dụng.xxCái07 
2 Bộ thu nhận số liệuSử dụng cho các cảm biến trong danh mụcCó các cổng kết nối với các cảm biến và các cổng USB, SD để xuất dữ liệu; tích hợp màn hình màu, cảm ứng để trực tiếp hiển thị kết quả từ các cảm biến, các công cụ để phân tích dữ liệu, phần mềm tự động nhận dạng và hiển thị tên, loại cảm biến; có thể kết nối với máy tính lưu trữ, phân tích và trình chiếu dữ liệu; có thể sử dụng nguồn điện hoặc pin, pin phải có thời lượng đủ để thực hiện các bài thí nghiệm.xxBộ02 
3 Bộ thiết bị đo kĩ thuật số tích hợpXác định khoảng cách, đo vận tốc, gia tốc, lựcXe lăn có tích hợp thiết bị đo khoảng cách qua góc lăn của bánh xe cùng với cảm biến gia tốc và cảm biến lực; đo lực với dải đo ± 100 N, độ phân giải 0,1 N, độ chính xác ± 1%; xác định vị trí với độ phân giải ± 0,2 mm; đo vận tốc với dải đo ± 3 m/s; đo gia tốc với dải đo ± 16g (g ≈ 9,8 m/s2). 02 gia trọng khối lượng 2 x 250 g. 01 phần mềm tiếng Việt, kết nối không dây với điện thoại, máy tính. 01 máng đỡ dài ≥ 1000 mm, độ chia nhỏ nhất 1 mm, rộng ≥ 100 mm, có 2 rãnh dẫn hướng bánh xe của xe lăn, có các vít để chỉnh thăng bằng, có chặn ở 2 đầu máng, có thể lắp với giá thí nghiệm để thay đổi độ nghiêng.xxBộ07 
4 Bộ thiết bị dạy học điện tử, mô phỏng môn Vật líGiúp giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học (giáo án) điện tử, chuẩn bị bài dạy, các học liệu điện tử, chuẩn bị các bài tập, bài kiểm tra, đánh giá điện tử phù hợp với Chương trình.Đáp ứng yêu cầu của Chương trình môn Vật lý cấp THPT (CTGDPT 2018), có hệ thống học liệu điện tử (mô phỏng 3D, hình ảnh, sơ đồ, âm thanh, video, các câu hỏi, đề kiểm tra) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận lợi cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng được trên PC trong môi trường không kết nối internet. Phải đảm bảo tối thiểu các nhóm chức năng: – Nhóm chức năng hỗ trợ giảng dạy: soạn giáo án điện tử; hướng dẫn chuẩn bị bài giảng điện tử; học liệu điện tử (hình ảnh, sơ đồ, âm thanh, video); chỉnh sửa học liệu (cắt video); – Nhóm chức năng mô phỏng và tương tác 3D: Điều hướng thay đổi trực tiếp góc nhìn (xoay 360 độ, phóng to, thu nhỏ); quan sát và hiển thị thông tin cụ thể của các lớp khác nhau trong một mô hình, lựa chọn tách lớp một phần nội dung bất kỳ; tích hợp mô hình 3D vào bài giảng. Đảm bảo tối thiểu các mô hình: Hệ Mặt trời, các hiện tượng thiên văn quan sát được từ Trái Đất, cấu tạo của tụ điện, trường hấp dẫn, mạch điện đơn giản có sử dụng thiết bị đầu ra, cấu trúc hạt nhân, quá trình chụp X quang. – Nhóm chức năng hỗ trợ công tác kiểm tra đánh giá: hướng dẫn, chuẩn bị các bài tập; đề kiểm tra.xxBộ01/GV 
5 Dây nốiNối các linh kiện điệnBộ gồm 20 dây nối, tiết diện 0,75 mm2, có phích cắm đàn hồi tương thích với đầu nối mạch điện, dài tối thiểu 500mm.xxBộ07 
6 Đồng hồ đo điện đa năngĐo các đại lượng điệnHiển thị đến 4 chữ số. Giới hạn đo: – Dòng điện một chiều: 10 A, các thang đo µA, mA, và A; – Dòng điện xoay chiều: 10A, các thang đo µA, mA, và A; – Điện áp một chiều: 600V, các thang đo mV và V – Điện áp xoay chiều: 600V, các thang đo mV và VxxCái07 
7 Giá thí nghiệmLắp thiết bị– 01 đế 3 chân hình sao bằng kim loại, khoảng 2,5 kg, bền, chắc, ổn định, có lỗ Ф10mm và vít M6 thẳng góc với lỗ để giữ trục Ф10mm, có các vít chỉnh thăng bằng, sơn màu tối. – 01 trụ inox đặc Ф10 mm, dài 495 mm, một đầu ren M6 x12mm, có tai hồng M6. – 02 trụ inox đặc Ф8mm dài 150mm, vê tròn mặt cắt – 04 khớp đa năng, hai miệng khoá thẳng góc với nhau, siết bằng hai vít M6 có tay vặn.xxBộ07 
8 Hộp quả treoLàm gia trọngGồm 12 quả kim loại khối lượng 50 g, mỗi quả có 2 móc treo, có hộp đựng.xxHộp07 
9 Lò xoTạo lực đàn hồiCó độ cứng khoảng (3-4) N/m, đường kính khoảng 16 mm, dài 80 mm, hai đầu có uốn mócxxCái07 
10 Máy phát âm tầnTạo sóng âmPhát tín hiệu hình sin, hiển thị được tần số (4 chữ số), dải tần từ 0,1Hz đến 1000Hz (độ phân giải bằng 1% giá trị thang đo), điện áp vào 220V, điện áp ra cao nhất 15Vpp, công suất tối thiểu 20W.xxCái07 
11   Máy tính (để bàn hoặc xách tay) – Loại thông dụng, tối thiểu phải cài đặt được các phần mềm phục vụ dạy học; – Có kết nối LAN, Wifi và Bluetooth.   x Bộ/chiếc01 
12 Máy chiếu (hoặc Màn hình hiển thị)Trình chiếuMáy chiếu: – Loại thông dụng; – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens; – Độ phân giải tối thiểu XGA; – Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch; – Điều khiển từ xa; – Kèm theo màn chiểu và thiết bị điều khiển (nếu có). Màn hình hiển thị: – Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD; – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt; – Điều khiển từ xa; – Nguồn điện AC 90-220V/50HZ.x Bộ01 
IIDỤNG CỤ
 Động học 
1 Thiết bị đo độ dịch chuyển, tốc độ, vận tốcLấy số liệu vẽ đồ thị và tính gia tốcBộ thiết bị đo kĩ thuật số tích hợp (TBDC) được bố trí thích hợp để lấy số liệu vẽ đồ thị vẽ đồ thị vận tốc – thời gian, độ dịch chuyển – thời gian, tính gia tốcxxBộ07 
2 Thiết bị đo vận tốc và gia tốc của vật rơi tự doĐo gia tốc rơi tự do.Bộ thiết bị gồm: – Giá đỡ bằng nhôm thẳng đứng, dài 1000 mm, có dây dọi, được gắn trên đế ba chân có vít điều chỉnh thăng bằng, phía trên có nam châm điện để giữ vật rơi; – Đồng hồ đo thời gian hiện số, có hai thang đo 9,999s và 99,99s, độ chia nhỏ nhất 0,001s, sử dụng kiểu hoạt động từ A đến B và 2 ổ cắm 5 chân A, B; – Công tắc với nút nhấn kép lắp trong hộp bảo vệ, một đầu có ổ cắm, đầu kia ra dây tín hiệu dài 1000 mm có phích cắm 5 chân; – Cổng quang điện hoặc sử dụng Thiết bị thu nhận số liệu (TBDC), cảm biến cảm biến khoảng cách với Thang đo từ 0,15m tới 1,6m độ phân giải 1mm; – Giá thí nghiệm (TBDC); – Thước nhựa (có vạch đen), miếng đỡ mềm.xxBộ07 
 Động lực học
3 Thiết bị đo gia tốcXây dựng định luật 2 NewtonBộ thiết bị đo kĩ thuật số tích hợp (TBDC) được bố trí thích hợp để lấy số liệu vẽ đồ thị hoặc dùng Thiết bị thu nhận số liệu (TBDC), cảm biến khoảng cách với Thang đo từ 0,15m tới 1,6m độ phân giải 1mm;xxBộ07 
4 Thiết bị tổng hợp hai lực đồng quy và song songTổng hợp hai lực đồng quy và song songBộ thiết bị gồm: – Bảng thép cứng và phẳng có độ dày > 0,5mm, kích thước (400×550) mm, sơn tĩnh điện màu trắng, nẹp viền xung quanh; hai vít M4x40 mm lắp vòng đệm Ф12mm để treo lò xo; mặt sau có lắp 2 ke nhôm kích thước (20x30x30) mm để lắp vào đế 3 chân. – Thước đo góc: Ф180 mm, độ chia nhỏ nhất 10; – Lực kế có đế nam châm loại 5 N; – Lò xo (TBDC); – Thanh treo: Bằng kim loại nhẹ, cứng, có 3 con trượt có móc treo để treo các quả kim loại, hai đầu có hai lỗ để móc treo hai lò xo; – Thanh định vị bằng kim loại nhẹ, mỏng, thẳng, sơn màu đen, gắn được lên bảng từ tính. Cuộn dây nhẹ mềm, không dãn, bền, màu tối;xxBộ07 
 Động lượng
5 Thiết bị khảo sát động lượngTìm động lượng của vật trong va chạmBộ thiết bị đo kĩ thuật số tích hợp (TBDC) được bố trí thích hợp để lấy số liệu vẽ đồ thịxxBộ07 
6 Thiết bị khảo sát năng lượng trong va chạmKhảo sát sự thay đổi năng lượng trong va chạm đơn giảnBộ thiết bị đo kĩ thuật số tích hợp (TBDC) được bố trí thích hợp để lấy số liệu vẽ đồ thịxxBộ07 
 Biến dạng của vật rắn
7 Thiết bị chứng minh định luật HookeTìm mối liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xoBộ thiết bị gồm: – Trụ đỡ có kẹp, thước; – Quả kim loại, lò xo (TBDC); – Bộ thiết bị đo kĩ thuật số tích hợp hoặc sử dụng bộ thu nhận số liệu kèm Cảm biến lực có thang đo: ±50 N, độ phân giải tối thiểu: ±0.1 N.xxBộ07 
 Dao động
8 Con lắc lò xo, con lắc đơn.Tạo ra dao động và dao động tự doBộ thiết bị gồm: – Dây không giãn, – Quả cầu kim loại, Giá đỡ và lò xo (TBDC); – Cảm biến khoảng cách có thang đo từ 0,15 m đến 4 m với độ phân giải ± 1 mm. Hoặc sử dụng Thiết bị đo khoảng cách và tốc độ với giới hạn đo 800 mm, độ phân giải 1mm, có màn hình hiển thịxxBộ07 
 Sóng
9 Thiết bị đo tần số sóng âmĐo tần số của sóng âm.– Bộ thu nhận số liệu (TBDC); – Cảm biến âm thanh với tần số 20~20000 Hz; – Loa mini.xxBộ07 
10 Thiết bị giao thoa sóng nướcChứng minh sự giao thoa hai sóng kết hợpBộ thí nghiệm gồm: – Giá thí nghiệm loại khung hình hộp, kích thước (300x420x320) mm, có màn quan sát; – Bộ rung loại mô tơ 1 chiều có cam lệch tâm, sử dụng điện áp 12V, có bộ phận điều chỉnh tốc độ; – Cần tạo sóng loại tạo 2 sóng tròn; – Gương phẳng loại thủy tinh, đặt nghiêng 450 trong giá thí nghiệm; – 3 thanh chắn sóng: không có khe; loại có 1 khe; loại có 2 khe; – Đèn 12V – 50W hoặc đèn led 3W có giá đỡ.xxBộ07 
11 Thiết bị tạo sóng dừngTạo sóng dừngBộ thí nghiệm gồm: – Máy phát âm tần và giá thí nghiệm (TBDC); – Lò xo bằng dây thép, mạ niken, đàn hồi tốt, dài 300 mm; – Dây đàn hồi mảnh, dài 1000 mm; – Lực kế 5 N, độ chia nhỏ nhất 0,1N; – Ròng rọc có đường kính tối thiểu 20 mm; – Bộ rung kiểu điện động.xxBộ07 
12 Thiết bị đo tốc độ truyền âmĐo tốc độ truyền âmBộ thí nghiệm gồm: – Bộ thu nhận số liệu (TBDC); – Cảm biến âm thanh với tần số 20~20000 Hz; – Loa mini; – Ống dẫn âm nhựa trong, đường kính 40 mm, dài 1000 mm, pit-tông di chuyển dễ dàng trong ống, 2 giá đỡ ống dẫn âm; – Thước mét;xxBộ07 
 Trường điện (Điện trường)
13 Thiết bị thí nghiệm điện tíchMô tả sự hút (đẩy) của điện tích lên nhauBộ thí nghiệm gồm: – Máy Uyn-xớt có khoảng cách phóng điện tối thiểu giữa hai điện cực 30mm, có hộp bảo quản bằng vật liệu trong suốt và bộ phận sấy; – Điện kế tĩnh điện có đường kính tối thiểu 200mm và đảm bảo độ nhạy; – Hai chiếc tua tĩnh điện. Mỗi chiếc có các tua bằng sợi tổng hợp; quả cầu bằng kim loại đường kính khoảng 12mm gắn trên trụ inox có đường kính tối thiểu 6mm, có đế.xxBộ07 
 Dòng điện, mạch điện
14 Thiết bị khảo sát nguồn điệnĐo suất điện động và điện trở trong của pin hoặc acquyBộ thí nghiệm gồm: – Đồng hồ đo điện đa năng (TBDC); hoặc cảm biến dòng điện thang đo ±1A, độ phân giải: ±1mA , và cảm biến điện thế thang đo: ±6 V, độ phân giải: ±0,01V. – 2 pin 1,5 V hoặc acquy; – Biến trở 100 Ω, dây nối, công tắc, bảng để lắp mạch.xxBộ07 
 Vật lí nhiệt
15 Thiết bị khảo sát nội năngThể hiện nội năng liên hệ với năng lượng phân tửGiá thí nghiệm (TBDC); xi lanh vật liệu trong hình trụ với đường kính ≤ 40 mm, trên thân có ĐCNN (2 – 5) ml, bên trong có pit-tông dịch chuyển nhẹ nhàng.xxBộ07 
16 Thiết bị khảo sát truyền nhiệt lượngThể hiện chiều truyền năng lượng nhiệtGiá thí nghiệm (TBDC); đèn cồn; cốc nước, thanh đồng, nhiệt kế (chất lỏng).xxBộ07 
17 Thiết bị đo nhiệt dung riêngĐo nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hoá hơi riêng.Bộ thiết bị gồm: – Biến áp nguồn (TBDC); – Bộ đo công suất (oát kế) có công suất ≥ 75 W, cường độ dòng điện ≥ 3A, điện áp vào (0-25) VDC, cường độ dòng điện đầu vào (0-3)A, độ phân giải công suất 0,01 W, độ phân giải thời gian 0,1 s, hiển thị LCD; – Cảm biến nhiệt độ có thang đo từ -20oC đến 110oC và độ phân giải ±0,1°C; – Nhiệt lượng kế có vỏ xốp, kèm dây điện trở đốt nóng; – Cân kỹ thuật: Độ chính xác 0,1 đến 0,01g. Khả năng cân tối đa 240 gam; – Đồng hồ bấm giây: Loại điện tử hiện số, 10 LAP trở lên, độ chính xác 1/100 giây, chống nước.xxBộ07 
 Khí lí tưởng
18 Thiết bị chứng minh định luật BoyleChứng minh định luật BoyleBộ thiết bị gồm: – Áp kế 0 – 250 kPa (hoặc tương đương); Xi-lanh bằng vật liệu trong, thể tích ≤ 150 ml, trên thân có chia độ, pít tông gắn trục inox có ren và cơ cấu để có thể dịch chuyển theo vạch chia. – Hoặc sử dụng Bộ thu nhận số liệu (TBDC) kèm Cảm biến áp suất có thang đo từ 0 đến 250kPa, độ phân giải tối thiểu ±0,3 kPa cùng với xi lanh hình trụ có đường kính ≤ 40 mm, trên thân có chia độ với ĐCNN (2-5) ml, bên trong có pit-tông dịch chuyển nhẹ nhàng.xxBộ07 
19 Thiết bị chứng minh định luật CharlesChứng minh định luật CharlesBộ thiết bị gồm: – Áp kế 0 – 250 kPa (hoặc tương đương); – Xi-lanh bằng vật liệu trong, thể tích ≤ 150 ml, trên thân có chia độ, pít tông được liên kết với trục inox có ren và cơ cấu để có thể dịch chuyển theo vạch chia; bộ phận cấp nhiệt; – Nhiệt kế 0 – 110 oC, độ chia nhỏ nhất 1oC hoặc cảm biến nhiệt độ có thang đo từ -20oC đến 110oC, độ phân giải ±0,1°C.xxBộ07 
 Từ trường (Trường từ)
20 Thiết bị tạo từ phổTạo ra các đường sức từHộp nhựa (hoặc mica) trong, (250x150x5) mm, không nắp; mạt sắt có khối lượng 100 g; nam châm vĩnh cửu (120 x 10 x 20) mm.xxBộ07 
21 Thiết bị xác định hướng của lực từXác định hướng của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang điện trong từ trườngThanh dẫn bằng đồng và nam châm, thanh có thể dịch chuyển khi có dòng điện và khi đổi chiều dòng điện, Pin 1.5 V, công tắc, dây nối.xxBộ07 
22 Thiết bị đo cảm ứng từĐo cảm ứng từ bằng cân dòng điệnBiến áp nguồn (TBDC), nam châm vĩnh cửu, cân đòn có dải đo 0-300 g, độ chia nhỏ nhất 0,01 g, dây dẫn thẳng bằng đồng có d = 2 mm, l = 200 mm. Bộ đế và thanh đỡ, dây dẫn điện có đầu cắm và đầu kẹp cá sấu.xxBộ07 
23 Thiết bị cảm ứng điện từMinh họa hiện tượng cảm ứng điện từỐng dây được nối sẵn 2 đầu, hai bóng đèn led được đấu song song ngược chiều nhau, 2 thanh nam châm thẳng.xxBộ07 
 Dòng điện xoay chiều
24 Thiết bị khảo sát đoạn mạch điện xoay chiềuKhảo sát đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếpBộ thiết bị gồm: – Máy phát âm tần, đồng hồ đo điện đa năng (TBDC) hoặc cảm biến dòng điện thang đo ±1A, độ phân giải: ±1mA , và cảm biến điện thế thang đo: ±6 V, độ phân giải: ±0,01V. – Bảng lắp mạch điện, sơn tĩnh điện, có dây nối và ổ cắm để mắc mạch; điện trở và tụ điện loại thông dụng; cuộn dây đồng có lõi thép, có hệ số tự cảm (khi không có lõi thép) khoảng từ 0,02 H đến 0,05 H.xxBộ07 
25 Thiết bị khảo sát dòng điện qua diodeKhảo sát c.đ.d.đ qua diode bán dẫnBiến áp nguồn và đồng hồ đo điện đa năng (TBDC) hoặc cảm biến dòng điện thang đo ±1A, độ phân giải: ±1mA , và cảm biến điện thế thang đo: ±6 V, độ phân giải: ±0,01V; Diode chỉnh lưu có đế, dây nối.xxBộ07 
 Vật lí lượng tử
26 Thiết bị khảo sát dòng quang điệnKhảo sát dòng quang điệnBộ thiết bị gồm: – Tế bào quang điện chân không, cathode phủ chất nhạy quang Sb-Ce, có hộp bảo vệ; – 3 đèn Led màu đỏ, lục, lam 3W điều chỉnh được cường độ sáng. – Hộp chân đế (gắn các linh kiện) có tích hợp: biến trở; đồng hồ đo có độ chia nhỏ hơn 0,1µA; nguồn vào 220V- 50 Hz, ra 1 chiều tối đa 50V/100mA điều chỉnh liên tục.xxBộ07 
IIIPHẦN MỀM MÔ PHỎNG, VIDEO
 Biến dạng của vật rắn
1 Video biến dạng và đặc tính của lò xoMinh họa biến dạng và đặc tính của lò xoMiêu tả biến dạng kéo, nén và các đặc tính của lò xo: giới hạn đàn hồi, độ dãn, độ cứng.xxBộ01 
 Trái Đất và bầu trời
2 Bản đồ sao hoặc Phần mềm mô phỏng 3DXác định vị trí của các sao, chòm sao trên nền trời sao.Bản đồ bầu trời sao phía bắc, kích thước (1020×720) mm, dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couche có định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ; compa; thước đo góc. Hoặc sử dụng phần mềm cho phép: xác định được vị trí của các chòm sao Gấu lớn, Gấu nhỏ, Thiên Hậu và sao Bắc Cực trên nền trời sao.xxBộ01 
3 Phần mềm 3D mô phỏng hệ Mặt TrờiMinh họa một số đặc điểm của chuyển động nhìn thấyCho phép quan sát kích thước và chu kỳ chuyển động các hành tình; thực hiện các thao thu phóng, lựa chọn, di dời hành tinh theo quỹ đạo, hiển thị thông tin về các hành tinh trong hệ Mặt Trời.xxBộ01 
4 Phần mềm 3D mô phỏng Trái Đất, Mặt Trời, Mặt TrăngMinh họa một số hiện tượng thiên văn quan sát được từ Trái ĐấtCho phép quan sát kích thước và chu kỳ chuyển động Trái Đất, Mặt Trăng; quan sát được phần ánh sáng Mặt Trời phủ sáng của Mặt Trăng và Trái Đất; thao tác thay đổi vị trí của chúng theo quỹ đạo để giải thích một số hiện tượng thiên văn.xxBộ01 
5 Phần mềm 3D mô phỏng nhật, nguyệt thực, thủy triều.Minh họa nhật thực, nguyệt thực, thủy chiều.Mô tả được nhật thực, nguyệt thực, thủy triều.xxBộ01 
 Dao động
6 Video/phần mềm 3D mô phỏng dao độngMinh họa về dao động tắt dần, dao động cưỡng bức và cộng hưởng.Video mô tả được dao động tắt dần, cưỡng bức, hiện tượng cộng hưởng. Hoặc sử dụng Phần mềm cho phép quan sát, thực hiện thao tác tạo ra dao động, thực hiện dao động cưỡng bức; quan sát các hiện tượng dao động tắt dần, hiện tượng cộng hưởng; thực hiện các thao tác tạm dừng, hiển thị thông tin, đo đếm tần số.xxBộ01 
 Sóng
7 Video về hình ảnh sóngMinh họa sóng; giải thích sóngMô tả được bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ và cường độ sóng.xxBộ01 
8 Video về chuyển động của phần tử môi trườngMinh họa về sóng dọc và sóng ngangMô tả, so sánh một số đặc trưng của sóng dọc và sóng ngang sóng.xxBộ01 
 Điện trường (Trường điện)
9 Video về điện thếMinh họa điện thếMô tả được điện thế tại một điểm trong điện trường.xxBộ01 
10 Video/Phần mềm 3D về tụ điện trong cuộc sốngMinh họa một số ứng dụng của tụ điện trong cuộc sốngVideo mô tả được một số ứng dụng của tụ điện trong cuộc sống. Hoặc sử dụng Phần mềm cho phép: quan sát cấu tạo của tụ điện; thao tác thu phóng, hiển thị chú thích; cho phép đọc thông số của tụ điện thông qua màu sắc trên tụ.xxBộ01 
 Dòng điện, mạch điện
11 Video về cường độ dòng điện.Minh họa cường độ dòng điện.Mô tả được một cách khái niệm về cường độ dòng điện.xxBộ01 
12 Phần mềm 3D mô phỏng cấu tạo của mạch điệnMinh họa về mạch điện, dòng điệnCho phép quan sát cấu tạo của mạch điện; sử dụng các vật dụng cho sẵn nối thành mạch điện; mô tả chiều của dòng điện, chiều electron; thao tác thu phóng, hiển thị chú thích và công thức định luật Ohm.xxBộ01 
 Trường hấp dẫn
13 Video/Phần mềm 3D về trường hấp dẫn và thế hấp dẫnMinh họa về trường hấp dẫnVideo mô tả được trường hấp dẫn của Trái Đất và thế hấp dẫn tại một điểm trong trường hấp dẫn hoặc sử dụng Phần mềm cho phép mô phỏng trường hấp dẫn Trái Đất; thao tác thu phóng, chú thích; mở rộng cho tất cả các vật có khối lượng đều có trường hấp dẫn, lực hấp dẫn trong hệ Mặt Trời.xxBộ01 

Ghi chú:

– Danh mục thiết bị được tính cho 01 phòng học bộ môn;

– Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học;

– Các tranh/ảnh dùng cho giáo viên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng;

– Các Video/clip có thời lượng không quá 3 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280×720), hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;

– Phần mềm mô phỏng 3D, video đáp ứng yêu cầu của Chương trình môn học, sử dụng được trên máy tính cả khí không kết nối internet, hỗ trợ dạy học và kiểm tra đánh giá;

– Đối với các thiết bị dành cho “GV”, “HS” được trang bị theo 01 PHBM nêu trên đang được tính theo tiêu chuẩn 45 HS, căn cứ thực tế số lượng HS/lớp của trường, có thể điều chỉnh tăng/giảm số lượng thiết bị cho phù hợp, đảm bảo đủ cho HS thực hành;

– Các thiết bị, dụng cụ trong danh mục có ghi “ (TBDC)” thì được hiểu là mô tả thông số kỹ thuật, số lượng được tính ở phần TBDC;

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ CTGDPT 2018: Chương trình giáo dục phổ thông 2018;

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên;

+ TBDC: Thiết bị dùng chung.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – MÔN HÓA HỌC
(Kèm theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số TTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bịĐối tượng sử dụngĐơn vịSlượngGhi chú
GVHS   
ATHIẾT BỊ DÙNG CHUNG
1. Máy cất nước 1 lầnCung cấp nước cất– Công suất cất nước 4 lít/h. – Chất lượng nước đầu ra: Độ pH: 5.5-6.5; Độ dẫn điện: < 2.5µS/cm. – Có chế độ tự ngắt khi quá nhiệt hoặc mất nguồn nước vào. – Máy được thiết kế để trên bàn thí nghiệm hoặc treo tường. – Giá đỡ/Hộp bảo vệ bằng kim loại có sơn tĩnh điện chống gỉ sét. – Nguồn điện: 220V/240V-50Hz-3kW – 01 can nhựa trắng chứa nước cất, thể tích 301xxCái01 
2 Cân điện tửCân hóa chấtCân kỹ thuật, độ chính xác đến 0,01g. Khả năng cân tối đa 240g.xxCái02 
3 Tủ hútHút thải khí độc hại, bụi, sương và hơi hóa chất tại vùng làm việc của tủ.– Đảm bảo 5 hệ thống chính: + Thân tủ chính. Gồm cấu trúc bên trong: Thép không gỉ 304; Tấm Phenonic HPL chống hoá chất; cấu trúc bên ngoài: Thép mạ kẽm phủ sơn tĩnh điện. Cửa sổ phía trước: Kính trắng cường lực dày tối thiểu 5mm; thay đổi tùy chỉnh chiều cao. Mặt bàn làm việc: vật liệu kháng hóa chất, cao 800mm. + Quạt hút (đặt trên đỉnh tủ). Động cơ quạt hút loại chuyên dụng cho hút hoá chất. Độ ồn và rung động tự do thấp: 56-60dBA + Đèn chiếu sáng + Hệ thống nước (chậu rửa, vòi cấp xả nước, bộ xả đáy) bằng vật liệu tổng hợp chịu hóa chất + Bộ phận lọc không khí: có carbon hoạt tính. – Kích thước hộp tủ phù hợp với diện tích phòng học bộ môn theo quy chuẩn: + Dài: 1200-1500mm + Rộng: 800-1200mm + Cao: 1800-2200mm (chưa bao gồm đường ống khí thải) – Nguồn điện: 220/240V/ 50-60Hz, một phax     xCái01 
4 Tủ đựng hóa chấtĐựng hóa chất– Kích thước: + Dài: 1000- 1500mm + Rộng: 500 – 550mm + Cao: 1600- 1800mm – Vật liệu: bền, kháng hóa chất; – Có quạt hút xử lý khí thải bằng than hoạt tính, có thể thay đổi tốc độ quạt; – Số cánh cửa: 2-4 cửa độc lập.xxCái01 
5 Máy chiếu (hoặc Màn hình hiển thị)Trình chiếu nội dung bài họcMáy chiếu: Loại thông dụng. – Có đủ cổng kết nối phù hợp. – Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens. – Độ phân giải tối thiểu XGA – Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch – Điều khiển từ xa – Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển . Màn hình hiển thị: Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD – Có đủ cổng kết nối phù hợp – Cỏ ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt – Sử dụng điện AC 90-220V/50HZ – Điều khiển từ xax Cái01 
6 Máy tính (để bàn hoặc xách tay)Thiết kế, trình chiếu,…nội dung bài học– Loại thông dụng, tối thiểu phải cài đặt được các phần mềm phục vụ dạy học – Có kết nối LAN, Wifi và Bluetooth.x Bộ01 
7 Bộ thiết bị dạy học điện tử, mô phỏng môn Hóa họcGiúp giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học (giáo án) điện tử, chuẩn bị bài giảng điện từ, chuẩn bị các học liệu điện tử, chuẩn bị các bài tập, bài kiểm tra, đánh giá điện tử phù hợp với Chương trìnhBộ học liệu điện tử, mô phỏng môn Hóa học được xây dựng theo Chương trình môn Hóa học cấp THPT (CTGDPT 2018), có hệ thống học liệu điện tử (mô phỏng 3D, hình ảnh, sơ đồ, video, các câu hỏi, đề kiểm tra,) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận lợi cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng được trên PC trong môi trường không kết nối internet. Phải đảm bảo tối thiểu các nhóm chức năng: – Nhóm chức năng hỗ trợ giảng dạy: soạn giáo án điện tử; hướng dẫn chuẩn bị bài giảng điện tử; học liệu điện tử (hình ảnh, sơ đồ, âm thanh, video…); chỉnh sửa học liệu (cắt video); – Nhóm chức năng mô phỏng và tương tác 3D: Điều hướng thay đổi trực tiếp góc nhìn theo ý muốn (xoay 360 độ, phóng to, thu nhỏ); quan sát và hiện thị thông tin cụ thể của các lớp khác nhau trong một mô hình, lựa chọn tách lớp một phần nội dung bất kỳ; tích hợp mô hình 3D vào bài giảng. Đảm bảo tối thiểu các mô hình: cấu tạo nguyên tử (theo mô hình Rutherford), liên kết hóa học, cấu trúc phân tử của methane, ethane, ethylene, acetylene, benzene, methanol, ethanol, phenol, methanal, ethanal, acetic acid, ester, glucose, Fructose, saccharose, maltose, tinh bột, cellulose, methylamine, aniline, ammo acid, protein, cấu tạo của pin điện và bình điện phân. – Nhóm chức năng hỗ trợ công tác kiểm tra đánh giá: hướng dẫn, chuẩn bị các bài tập; đề kiểm tra.xxBộ01/GV 
8 Bộ dụng cụ đo các đại lượng không điệnSử dụng để đo các đại lượng phổ biến môn Hóa học– Bộ thu thập dữ liệu: sử dụng để thu thập, hiển thị, xử lý và lưu trữ kết quả của các cảm biến. Có các cổng kết nối với các cảm biến và các cổng USB, SD để xuất dữ liệu. Được tích hợp màn hình màu cảm ứng để trực tiếp hiển thị kết quả từ các cảm biến. Phần mềm tự động nhận dạng và hiển thị tên, loại cảm biến, Có thể kết nối với máy tính lưu trữ, phân tích và trình chiếu dữ liệu. Thiết bị có thể sử dụng nguồn điện hoặc pin, ở chế độ sử dụng pin, thời lượng phải đủ để thực hiện các bài thí nghiệm. – Cảm biến đo Nhiệt độ (Thang đo tối thiểu từ -20°C tới 110°C, độ phân giải tối thiểu ±0,1 °C. – Cảm biến đo Áp suất khí (Thang đo: 0 đến 250kPa, độ phân giải tối thiểu ±0,3kPa). – Cảm biến đo Độ pH (Thang đo 0-14pH, độ phân giải ±0,01pH) – Cảm biến điện thế (Thang đo: ±6V, độ phân giải tối thiểu 0,01V). – Cảm biến dòng điện (Thang đo: ±1A, độ phân giải tối thiểu ±1mA). – Cảm biến đo độ dẫn điện (Thang đo: 0-20.000µS/cm, độ phân giải tối thiểu ±1%).xxBộ02 
BTHIẾT BỊ THEO CHỦ ĐỀ
ITRANH ẢNH
1Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa họcBảng tuần hoàn các nguyên tố hóa họcCung cấp kiến thức về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.– Dạng bảng dài 18 cột có đầy đủ các thông số cơ bản: STT, ký hiệu, tên gọi theo quy định, NTK TB, độ âm điện, cấu hình e hóa trị, có màu sắc phân biệt kim loại, phi kim và á kim, công thức tổng quát của oxide và hydroxide cao nhất; – Kích thước (1800xl200)mm dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couche có định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ.x Tờ01/GV 
IIBĂNG/ĐĨA/PHẦN MỀM
1.BĂNG/ĐĨA/PHẦN MỀM DÙNG CHUNG CHO NHIỀU CHỦ ĐỀ
1.1Nhập môn hóa họcMột số thao tác thí nghiệm hóa họcHướng dẫn các thao tác thực hiện thí nghiệmBộ video có nội dung gồm các thao tác cơ bản hướng dẫn thực hiện thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông (các thao tác do con người thực hiện).x    xBộ01 
1.2 Bộ mô phỏng 3D– Cung cấp kiến thức. – Trợ giúp HS tự họcBộ mô phỏng 3D có nội dung gồm: – Cấu tạo nguyên tử (theo mô hình Rutherford), liên kết hóa học, cấu trúc phân tử của methane, ethane, ethylene, acetylene, benzene, methanol, ethanol, phenol, methanal, ethanal, acetic acid, ester , glucose, fructose, saccharose, maltose, tinh bột, cellulose, methylamine, aniline, amino acid, protein, cấu tạo của pin điện và bình điện phân; – Một số quá trình: Sự chuyển hóa của tính bột trong cơ thể, sự tạo thành tinh bột trong cây xanh.xxBộ01 
2.BĂNG/ĐĨA/PHẦN MỀM DÙNG RIÊNG THEO CHỦ ĐỀ
2.1AreneThí nghiệm phản ứng nitro hoá benzene– Cung cấp kiến thức. – Trợ giúpMột thí nghiệm có nội dung gồm: – Video thí nghiệm thật về dụng cụ, hóa chất, các thao tác, hiện tượng và kết quả thí nghiệm; – Mô phỏng 3D mô tả tiến trình phản ứng ở cấp độ phân tử, phương trình hóa học của phản ứng. xBộ01 
2.2Dẫn xuất halogenThí nghiệm phản ứng thủy phân ethyl bromide (hoặc ethyl chloride)HS tự học xBộ01 
2.3Hợp chất carbonyl – carboxylic acidThí nghiệm phản ứng điều chế ethyl acetate  xBộ01 
2.4Ester – LipideThí nghiệm phản ứng xà phòng hóa chất béo  xBộ01 
2.5CarbohydratThí nghiệm phản ứng thủy phân celulose  xBộ01 
2.6Thí nghiệm phần ứng thủy phân tinh bột  XBộ01 
IIIDỤNG CỤ
1DỤNG CỤ DÙNG CHUNG CHO NHIỀU CHỦ ĐỀ
1.1. Ống đong hình trụ 100mlĐong một lượng tương đối chất lỏngThủy tinh trung tính, chịu nhiệt, có đế thủy tinh, độ chia nhỏ nhất 1ml. Dung tích 100ml. Đảm bảo độ bền cơ học. xCái07 
1.2 Bình tam giác 100mlĐựng hóa chất khi tiến hành thí nghiệmThủy tinh trung tính, chịu nhiệt, đường kính đáy Φ63mm, chiều cao bình 93mm (trong đó cổ bình dài 25mm, kích thước Φ22mm). xCái07 
1.3 Cốc thủy tinh 250mlPha, đựng hóa chất, đong dung dịchThủy tinh trung tính, chịu nhiệt, hình trụ Φ72mm, chiều cao 95mm, dung tích 250ml, có vạch chia độ nhỏ nhất 50ml, có miệng rót. Đảm bảo độ bền cơ học. xCái07 
1.4 Cốc thủy tinh 100mlPha, đựng hóa chất, đong dung dịchThủy tinh trung tính, chịu nhiệt, hình trụ Φ50mm, chiều cao 73mm, dung tích 100ml, có vạch chia độ nhỏ nhất 10ml, có miệng rót. Đảm bảo độ bền cơ học. xCái07 
1.5 Cốc đốtĐun cách thủy; pha, đụng hóa chất, đong dung dịchThủy tinh trung tính, chịu nhiệt, dung tích 500ml, có vạch chia độ nhỏ nhất 50ml, có miệng rót. Đảm bảo độ bền cơ học. xCái07 
1.6 Ống nghiệmTiến hành thí nghiệm định tínhThủy tinh trung tính, chịu nhiệt, Φ16mm, chiều cao 160mm, bo miệng, đảm bảo độ bền cơ học. xCái50 
1.7 Ống nghiệm có nhánhTiến hành thí nghiệm có chất khí tạo thành được dẫn ra ngoài qua ống dẫnThủy tinh trung tính, chịu nhiệt, Φ16mm, chiều cao 160mm, độ dày 0,8mm; nhánh có kích thước Φ6mm, dài 30mm, dày 1mm. xCái20 
1.8 Lọ thủy tinh miệng hẹp kèm ống hút nhỏ giọtĐựng dung dịch sau pha chế để làm thí nghiệmGồm: 1 lọ màu nâu và 1 lọ màu trắng, thủy tinh trung tính, chịu nhiệt, dung tích 100ml. Kích thước: Tổng chiều cao 95mm (thân lọ 70mm, cổ lọ 20mm); Đường kính (thân lọ Φ45mm, miệng lọ Φ18mm); Nút nhám kèm công tơ hút (phần nhám cao 20mm, Φ nhỏ 15mm, Φ lớn 18mm); Ống hút nhỏ giọt: Quả bóp cao su được lun hóa tốt, độ đàn hồi cao. Ống thủy tinh Φ8mm, dài 120mm, vuốt nhọn đầu. xBộ25 
1.9 Lọ thủy tinh miệng rộngThực hiện thí nghiệmMàu trắng, thủy tinh trung tính, chịu nhiệt, dung tích tối thiểu 100ml. Kích thước: Chiều cao 95mm (thân lọ 70mm, cổ lọ 25mm); Đường kính (thân lọ Φ50mm, miệng lọ 40mm); Nút nhám có 3 nấc (phần nhám cao 20mm, Φnhỏ 32mm, Φlớn 42mm và phần nắp Φ50mm). xcái20 
1.10 Ống hút nhỏ giọtLấy một lượng nhỏ hóa chất lỏngQuả bóp cao su được lưu hóa tốt, độ đàn hồi cao. Ống thủy tinh Φ8mm, dài 120mm, vuốt nhọn đầu. xcái20 
1.11 Ống dẫn thủy tinh các loạiDẫn khí, dẫn nướcỐng dẫn các loại bằng thủy tinh trung tính trong suốt, chịu nhiệt, có đường kính ngoài 6mm và đường kính trong 3mm, có đầu vuốt nhọn. Gồm: – 01 ống hình chữ L (60, 180)mm; – 01 ống hình chữ L (40,50)mm; – 01 ống thẳng, dài 70mm; – 01 ống thẳng, dài 120mm; – 01 ống hình chữ Z (một đầu góc vuông và một đầu góc nhọn 60°) có kích thước các đoạn tương ứng (50,140, 30)mm; – 01 ống hình chữ Z (một đầu góc vuông và một đầu uốn cong vuốt nhọn) có kích thước các đoạn tương ứng (50, 140,30)mm. xBộ10 
1.12 Bình cầu không nhánh đáy trònTiến hành thí nghiệm có đun nóngThủy tinh trung tính, chịu nhiệt, dung tích 250ml, đường kính bình cầu Φ84mm, chiều cao bình 130mm (trong đó cổ bình dài 65mm, kích thước Φ65mm). xCái07 
1.13 Bình cầu không nhánh đáy bằngĐựng hóa chất khi tiến hành thí nghiệmThủy tinh trung tính, chịu nhiệt, dung tích 250ml, đường kính bình cầu Φ84mm, chiều cao bình 130mm (trong đó cổ bình dài 65mm, kích thước Φ65mm). xCái07 
1.14 Bình cầu có nhánhTiến hành thí nghiệm có đun nóng, có tạo thành chất khíThủy tinh trung tính, chịu nhiệt, dung tích 250ml, đường kính bình cầu Φ84mm, chiều cao bình 170mm (trong đó cổ bình dài 40mm, kích thước Φ27mm, nhánh nối Φ6mm, dài 40mm). xCái07 
1.15 Phễu chiết hình quả lê– Tách các chất lỏng không hòa tan vào nhau; – Thực hiện phản ứng.Thủy tinh trung tính, chịu nhiệt, dung tích 60ml, chiều dài của phễu 270mm, đường kính lớn của phễu Φ67mm, đường kính cổ phễu Φ19mm dài 20mm (có khoá kín) và ống dẫn có đường kính Φ6mm dài 120mm. xCái07 
1.16 Phễu lọc thủy tinh cuống dàiLọc, rót chất lỏng.Thủy tinh trung tính, chịu nhiệt, kích thước Φ80mm, dài 130mm (trong đó đường kính cuống Φ10, chiều dài 70mm). xCái07 
1.17 Phễu lọc thủy tinh cuống ngắnLọc, rót chất lỏngThủy tinh trung tính, chịu nhiệt, kích thước Φ80mm, dài 90mm (trong đó đường kính cuống Φ10, chiều dài 20mm). xCái10 
1.18 Đũa thủy tinhKhuấy hỗn hợpThủy tinh trung tính, chịu nhiệt, hình trụ Φ6mm dài 250mm. xCái07 
1.19 Thìa xúc hoá chấtLấy hóa chất rắnThủy tinh dài 160mm, thân Φ5mm. xCái07 
1.20 Đèn cồnCung cấp nhiệtThủy tinh không bọt, nắp thủy tinh kín, nút xỏ bấc bằng sứ. Thân (75mm, cao 84mm, cổ 22mm). xCái07 
1.21 Bát sứCô đặc dung dịch, thực hiện một số thí nghiệm tỏa nhiệt mạnhMen trắng, nhẵn, kích thước Φ80mm cao 40mm. XCái07 
1.22 Miếng kính mỏngĐậy cốc chứa chất lỏng dễ bay hơiKích thước (3x10x10)mm. XCái07 
1.2 Bình Kíp tiêu chuẩnĐiều chế chất khí từ chất rắn và chất lỏng.Thủy tinh trung tính; Dung tích bầu trên 150ml, bầu dưới 250ml.x Cái02 
1.24 Bộ dụng cụ thí nghiệm phân tích thể tíchThực hiện các thí nghiệm chuẩn độ thể tích– 02 kẹp càng cua bằng nhựa bền, kích thước chiều dài 125mm, độ rộng càng cua 12mm; – 02 burette 25mL (một cái màu trắng, một cái màu nâu), loại A, bằng thủy tinh trung tính, chịu nhiệt, đường kính 12mm, vạch chia có màu từ 0-25mL, có độ chia đến 0,05mL, khóa bằng nhựa Teflon; – 02 pipet thẳng 10mL, loại A, bằng thủy tinh trung tính, chịu nhiệt, có chiều dài 360mm, độ chia 0,01mL; – 02 bình định mức 100ml; – 02 bình tam giác miệng rộng; – 02 quả bóp bằng cao su đàn hồi để hút hóa chất khi dùng pipette. xBộ07 
1.2 Kiềng 3 chânCố định các dụng cụ thí nghiệm cần đun nóngBằng Inox Φ4,7mm uốn tròn (Φ100mm có 3 chân Φ4,7mm cao 105mm (đầu dưới có bọc nút nhựa). xcái07 
1.26 Lưới tản nhiệtTản đều nhiệt lên dụng cụ khi đun nóngBằng Inox, kích thước (100×100)mm có hàn ép các góc. xcái07 
1.27 Nút cao su không có lỗ các loạiChe, đậy và bịt kín miệng chai, lọ hoặc ống nghiệmCao su chịu hoá chất, có độ đàn hồi cao, gồm: – Loại có đáy lớn Φ22mm, đáy nhỏ Φ15mm, cao 25mm. – Loại có đáy lớn Φ28mm, đáy nhỏ 023mm, cao 25mm. – Loại có đáy lớn Φ19mm, đáy nhỏ Φ14mm, cao 25mm. – Loại có đáy lớn Φ42mm, đáy nhỏ Φ37mm, cao 30mm. xBộ07 
1.28 Nút cao su có lỗ các loạiKết nối các dụng cụCao su chịu hoá chất, có độ đàn hồi cao, lỗ ở giữa có đường kính 06mm, gồm: – Loại có đáy lớn Φ22mm, đáy nhỏ Φ15mm, cao 25mm. – Loại có đáy lớn Φ28mm, đáy nhỏ Φ23mm, cao 25mm. – Loại có đáy lớn Φ19mm, đáy nhỏ Φ14mm, cao 25mm. – Loại có đáy lớn Φ42mm, đáy nhỏ Φ37mm, cao 30mm.  Bộ07 
1.29 Ống dẫnDẫn khí, dẫn nước; kết nối các dụng cụ thủy tinhKích thước 06mm, dày 2mm; bằng cao su silicon màu trắng mềm, dẻo, chịu hoá chất. xm05 
1.30 Muỗng đốt hóa chấtĐốt hóa chất khi thí nghiệm.Bằng Inox, kích thước Φ6mm, cán dài 250mm. xCái07 
1.31 Kẹp đốt hóa chất cỡ lớnGắp hóa chất, gắp dụng cụ trong các thao tác không thể cầm nắm trực tiếpInox, có chiều dài 250mm, Φ5,5mm. XCái07 
1.32 Kẹp đốt hóa chất cỡ nhỏGắp hóa chất, gắp dụng cụ trong các thao tác không thể cầm nắm trực tiếpInox, có chiều dài 200mm, Φ4,7mm. xCái07 
1.33 Kẹp ống nghiệmKẹp chặt và giữ ống nghiệm trong quá trình thao tác với hóa chấtBằng gỗ/ kim loại, kẹp được ống nghiệm Φ16mm đến Φ24mm. XCái14 
1.34 Chổi rửa ống nghiệmCọ rửa ống nghiệmCán Inox, dài 300mm, lông chổi dài rửa được các ống nghiệm đường kính từ 16mm – 24mm. xCái14 
1.35 Panh gắp hóa chấtGắp mẫu vật, gắp hóa chất rắn.Panh thẳng không mấu, dài 140mm, bằng thép không gỉ xCái07 
1.36 Bình xịt tia nướcDùng xịt tia nước để bổ sung nước khi làm thí nghiệm hoặc rửa, tráng sau khi làm thí nghiệm.Bình nhựa màu trắng, đàn hồi, dung tích 500mL, có vòi xịt tia nước nhỏ. xCái07 
1.37 Bộ giá thí nghiệmCố định dụng cụ: hệ thống sinh hàn, bình cầu, phễu chiết, ống nghiệm,….Một đế bằng gang đúc (sơn tĩnh điện) hình chữ nhật kích thước (1901l35x20)mm trọng lượng 850g đến 1000g có lỗ ren M8. Một cọc hình trụ inox đặc đường kính 10mm cao 500mm một đầu bo tròn, một đầu ren M8 dài 13mm. 3 khớp nối bằng nhôm đúc áp lực 2 đầu có ren M6 sơn tĩnh điện, hai vít hãm M6 bằng kim loại có núm bằng nhựa HI. Hai kẹp ống nghiệm bằng nhôm đúc áp lực, tổng chiều dài 200mm, phần tay đường kính 10mm dài 120mm, có vít và ecu mở kẹp bằng đồng thau M6. Một vòng kiềng bằng inox, gồm : một vòng tròn đường kính 80mm uốn thanh inox đường kính 4,7mm, một thanh trụ đường kính 10mm dài 100mm hàn chặt với nhau, 3 cảo, 2 cặp càng của có lò xo, 1 vòng đốt. XBộ07 
1.38 Giá để ống nghiệmCố định ống nghiệmBằng nhựa hoặc bằng gỗ hai tầng, chịu được hoá chất, có kích thước (180x110x56)mm, độ dày của vật liệu là 2,5mm có gân cứng, khoan 5 lỗ, Φ19mm và 5 cọc cắm hình côn từ Φ7mm xuống Φ10mm, có 4 lỗ Φ12mm. xCái14 
1.39 Khay mang dụng cụ và hóa chấtDi chuyển lượng ít dụng cụ và hóa chất khỏi PHBM– Kích thước (420×330 x80)mm; bằng gỗ/chất dẻo/kim loại; – Chia làm 5 ngăn, trong đó 4 ngăn xung quanh có kích thước (165×80)mm, ngăn ở giữa có kích thước (60×230)mm có khoét lỗ tròn để đựng lọ hoá chất; – Có quai xách cao 160mm.x Cái02 
1.40 Khay đựng dụng cụ, hóa chấtĐựng dụng cụ, hóa chấtBằng inox 304 dày 1mm/ chất dẻo, KT 600x300mm, bo viền xCái07 
1.41 Nhiệt kế rượu màuĐo nhiệt độCó độ chia từ 0°C đến 100°C; độ chia nhỏ nhất 1°C. xCái07 
1.4 Giấy lọcĐặt vào phễu lọcLoại Φ110mm, sử dụng cho lọc định tính xHộp02 
1.43 Giấy quỳ tímXác định giá trị pH của dung dịchLoại cuộn nhỏ được bảo quản trong hộp nhựa kín tránh hơi hóa chất. xHộp02 
1.44 Giấy pHXác định giá trị pH của dung dịch.Tệp nhiều băng nhỏ, có bảng màu pH để so sánh định tính xTệp02 
1.45 Giấy rápLàm sạch bề mặtKhổ rộng 200mm; Độ ráp vừa phải. xTấm07 
1.46 Dũa 3 cạnhCắt ống thủy tinh loại nhỏLoại nhỏ, bằng hợp kim, dài 200mm xCái07 
1.47 Kéo cắtCắt lá kim loạiLoại nhỏ, lưỡi kéo và cán bằng kim loại liền khối. xCái07 
1.48 Chậu nhựaĐựng nướcNhựa thường, miệng Φ250mm, đáy Φ150mm, cao 120mm. xCái07 
1.49 Áo khoác phòng thí nghiệmBảo vệ quần áo, cơ thể người làm thí nghiệmBằng vải trắng.xxCái45 
1.50 Kính bảo vệ mắt không màuBảo vệ mắt người làm thí nghiệmNhựa trong suốt, không màu, chịu hoá chất.xxCái45 
1.51 Kính bảo vệ mắt có màuBảo vệ mắt người làm thí nghiệmNhựa trong suốt, có màu sẫm, chịu hoá chất.xxCái45 
1.52 Khẩu trang y tếHạn chế hít khí độc.Loại 4 lớp, có lớp than hoạt tính.xxHộp03 
1.53 Găng tay cao suBảo vệ tay người làm thí nghiệmCao su chịu đàn hồi cao, chịu hoá chất. 3 cỡ S, M, L mỗi cỡ 01 hộp 100 cái.xxHộp03 
2.DỤNG CỤ DÙNG RIÊNG THEO CHỦ ĐỀ
2.1Hydrocarbon không noBình sục khí DrechselLàm sạch khí với dung môiLoại thủy tinh 500ml, có khả năng chịu nhiệt và kháng được các loại hoá chất, có nắp vặn, không đĩa lọc. xCái07 
2.2CarbohydrateMặt kính đồng hồLàm bay hơi dung dịch mẫuChất liệu kính không độc, chịu nhiệt; Φ150mm xCái07 
2.3Thế điện cực và nguồn điện hoá họcBộ thí nghiệm về nguồn điện hóa họcLắp ráp pin đơn giản và đo sức điện động của pin.Gồm: – Điện cực: Các điện cực lá (3x10x80mm) của: zinc, copper, aluminium, iron và điện cực than chì 08, dài 80mm. – Đèn Led: Đèn Led thường có điện áp cho mỗi bóng nằm trong khoảng từ 2-3 V. – Dây điện: 10 dây dài 250mm có sẵn kẹp cá sấu hai đầu. – Cầu muối: Ống thủy tinh chữ U chứa agar được tẩm dd KNO3/KCI bão hòa. xBộ07 
2.4Điện phânBộ điện phân dung dịchThực hiện thí nghiệm điện phân dung dịch CuSO4/ NaCl.– Ống thủy tinh Φ20, màu trắng, trung tính chịu nhiệt, hình chữ U rộng 100mm, cao 150mm, có 2 nhánh Φ8 vuốt thu đầu ra (được gắn 2 khóa nhựa teflon) ở 2 đầu cách miệng ống 20mm. – 02 điện cực than chì 08 dài 120mm được xuyên qua nút cao su có kích thước vừa miệng ống chữ U; 02 dây dẫn lấy nguồn chịu được dòng 3A, dài 300mm, mỗi dây có 1 đầu gắn với kẹp cá sấu có thể kẹp chặt điện cực than chì 08, đầu còn lại gắn với zắc cắm Φ4 bằng đồng. – Bộ đổi nguồn từ 220V/240V-50/60Hz (AC) xuống 1,5V; 3V; 6V-3A (DC) và có lỗ cắm Φ4 để lấy điện áp đầu ra; có công tắc đóng/ngắt. xBộ07 
IVHÓA CHẤT
1.HÓA CHẤT DÙNG CHUNG CHO NHIỀU CHỦ ĐỀ
1.1 Bột sắt Fe, loại mịn có màu trắng xám– Tất cả hoá chất được đựng trong lọ nhựa hoặc lọ thủy tinh có nắp kín đảm bảo an toàn với từng loại hóa chất. Trên mỗi lọ đều có tem nhãn được ghi đầy đủ các nội dung: tên thông dụng, công thức hoá học, trọng lượng hoặc thể tích, nồng độ, độ tinh khiết, hạn sử dụng, đơn vị cung cấp và các cảnh báo về bảo quản và an toàn. Nhãn đảm bảo không phai màu, mất chữ và bám chắc vào lọ trong quá trình vận chuyển và sử dụng. – Đối với các hoá chất độc như axit đậm đặc, brom… phải có cách thức đóng gói và bảo quản riêng. – Các lọ hoá chất được đóng gói trong các thùng có ngăn đựng đảm bảo an toàn khi vận chuyển và sử dụng. – Đóng gói phù hợp cho từng loại hóa chất cụ thể. xg100 
1.2 Băng magnesium (Mg) xg100 
1.3 Nhôm lá (Al) xg100 
1.4 Nhôm bột, loại mịn màu trắng bạc xg100 
1.5 Đồng vụn (Cu) xg100 
1. Đồng lá (Cu) xg100 
1.7 Kẽm viên (Zn) xg100 
1.8 Sodium (Na) xg100 
1.9 Lưu huỳnh bột (S) xg100 
1.10 Bromine lỏng (Br2) xml100 
1.11 Iodine (I2) xg100 
1.12 Sodium hydroxide (NaOH) xg500 
1.13 Hydrochloric acid 37% (HCl) xml500 
1.14 Sulfuric acid 98% (H2SO4) xml500 
1.15 1 Nitric acid 65% (HNO3) xml100 
1.16 Potassium iodide (KI) xg100 
1.17 Sodium floride (NaF) xg100 
1.18 Sodium chloride (NaCl)  xg100 
1.19 Sodium bromide (NaBr)  xơ 0100 
1.20 Sodium iodide (NaI)  xg100 
1.21 Calcium chloride (CaCI2.6H2O)  xg100 
1.22 Iron (III) chloride (FeCl3)  xg100 
1.23 Iron sulfate heptahydrate, (FeSO4.7H2O)  xg100 
1.24 Potassium nitrate (KNO3)  xg100 
1.25 Silver nitrate, (AgNO3)  xg30 
1.26 Copper (II) sulfate, (CuSO4.5H2O)  xg500 
1.27 Zinc sulfate(ZnSO4.7H2O)  xg100 
1.28 Calcium carbonate (CaCO3)  xg100 
1.29 Sodium carbonate, (Na2CO3.10H2O)  xg100 
1.30 sodium hydrogen carbonate (NaHCO3)  xg100 
1.31 Dung dịch ammonia bão hoà (NH3)  xml100 
1.32 Potassium permanganate, (KMnO4)  xg100 
1.33 Potassium chlorate (KCIO3)  xg100 
1.34 Sodium thiosulfate, (Na2S2O3)  xg100 
1.35 Hydropeoxide 30% (H2O2)  xml100 
1.36 Phenolphtalein  xg10 
1.37 Dầu ăn/ dầu dừa  xml1000 
1.38 Glucose (C6H12O6)  xg500 
1.39 Ethanol 96° (C2H5OH)  xml1000 
1.40 Than gỗ  xg200 
1.41 Cồn đốt  xml2000 
1.42 Dây phanh xe đạp  xcái01 
2.HÓA CHẤT DÙNG RIÊNG CHO MỘT CHỦ ĐỀ
2.1Cân bằng hóa họcSodium acetate (CH3COONa)– Tất cả hoá chất được đựng trong lọ nhựa hoặc lọ thủy tinh có nắp kín đảm bảo an toàn với từng loại hoá chất. Trên mỗi lọ đều có tem nhãn được ghi đầy đủ các nội dung: tên thông dụng, công thức hoá học, trọng lượng hoặc thể tích, nồng độ, độ tinh khiết, hạn sử dụng, đơn vị cung cấp và các cảnh báo về bảo quản và an toàn. Nhãn đảm bảo không phai màu, mất chữ và bám chắc vào lọ trong quá trình vận chuyển và sử dụng. – Đối với các hoá chất đốc như axit đậm đặc, brom… phải có cách thức đóng gói và bảo quản riêng. – Các lọ hoá chất được đóng gói trong các thùng có ngăn dụng đảm bảo an toàn khi vận chuyển và sử dụng. – Đóng gói phù hợp cho từng loại hóa chất cụ thể. xg100 
22Nitrogen và sulfurAmmonium sulfate ((NH4)2SO4) hoặc Ammonium nitrate (NH4 NO3) xg100 
2.3HydrocarbonHexane (C6H14) xml500 
2.4Calcium carbide (CaC2) xg300 
2.5Benzene (C6H6) xml200 
2.6Toluene (C7H8) xml100 
2.7Dẫn xuất halogen – alcohol – phenolChloroethane (C2H5CI) xml200 
2.8Glycerol (C3H8O3) xml300 
2.9Phenol (C6H5OH) xg100 
2.10Hợp chất carbonyl (aldehyde – ketone) – carboxylic acidEthanal (C2H4O) xml300 
2.11Acetic acid (CH3COOH) xml300 
2.12CarbohydrateSaccharose (C12H22O11) xg300 
2.13Tinh bột (starch), (C6H10O5)n xg100 
2.14Hợp chất chứa nitrogenMethylamine (CH3NH2) hoặc Ethylamine (C2H5NH2) xml100 
2.15Aniline (C5H5NH2) xml100 
2.16Nguyên tố nhóm IA, IIABarium chlorid (BaCl2) xg100 
2.17Chuyên đề 12.2Aluminum potassium sulfate Dodecahydrate (KAl(SO4)2.12H2O)  xg100 

Ghi chú:

– Thiết bị được tính cho 01 phòng học bộ môn;

– Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học;

– Các tranh/ảnh dùng cho giáo viên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng;

– Các Video/clip/phần mềm mô phỏng có thời lượng không quá 3 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280×720), hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;

– Đối với các thiết bị dành cho “GV”, “HS” được trang bị theo 01 PHBM nêu trên đang được tính theo tiêu chuẩn 45 HS căn cứ thực tế số lượng HS/lớp của trường, có thể điều chỉnh tăng/giảm số lượng thiết bị cho phù hợp, đảm bảo đủ cho HS thực hành;

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ CTGDPT 2018: Chương trình giáo dục phổ thông 2018;

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên;

+ PHBM: Phòng học bộ môn.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – MÔN SINH HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số TTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bịĐối tượng sử dụngĐơn vịSố lượngGhi chú
GVHS
I. THIẾT BỊ DÙNG CHUNG
1 Ống nghiệmLàm thí nghiệmThủy tinh trung tính, chịu nhiệt, Ф16 x160mm, bo miệng, đảm bảo độ bền cơ học.xxỐng50 
2 Giá để ống nghiệmDùng để ống nghiệmBằng nhựa hoặc bằng gỗ hai tầng, chịu được hóa chất, có kích thước (180x110x56) mm,xxCái10
3 Đèn cồnDùng để đốt khi thí nghiệmThủy tinh không bọt, nắp thủy tinh kín, nút xỏ bấc bằng sứ. Thân (75mm, cao 84mm, cổ 22mm).xxCái07
4 Cốc thủy tinh loại 250mlDùng để đựng hóa chất khi thí nghiệmThuỷ tinh trung tính, chịu nhiệt, hình trụ Φ72mm, chiều cao 95mm, dung tích 250ml, độ chia nhỏ nhất 50ml, có miệng rót. Đảm bảo độ bền cơ học.xxCái07
5 Chổi rửa ống nghiệmRửa ống nghiệmCán inox, dài 30cm, lông chổi dài rửa được các ống nghiệm đường kính từ 16mm – 24mm.xxCái07
6 Kính hiển viQuan sát tế bàoLoại thông dụng, có tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu: độ phóng đại 40-1600 lần; Chỉ số phóng đại vật kính (4x, 10x, 40x, 100x); Chỉ số phóng đại thị kính (10x, 16x); Khoảng điều chỉnh thô và điều chỉnh tinh đồng trục; Có hệ thống điện và đèn đi kèm. Vùng điều chỉnh bàn di mẫu có độ chính xác 0,1mm.(Có thể trang bị từ 01 đến 2 cái kết nối với thiết bị ngoại vi )xxCái07 
7 Dao cắt tiêu bảnTách mẫu vậtLoại thông dụng xCái07 
8 Ethanol 96°Làm thí nghiệmLoại thông dụng xml100
9 Lam kínhLàm tiêu bản tạm thờiLoại thông dụng, bằng thủy tinh xHộp07
10 LamenLàm tiêu bản tạm thờiLoại thông dụng, bằng thủy tinh xHộp07
11 Kim mũi mácTách mẫu vật tế bàoLoại thông dụng, bằng inox xCái07 
12 Cối, chày sứNghiền mẫu vậtCối, chày sứ men nhẵn, đường kính trung bình 80 mm, cao từ 50 – 70 mm, chày dài 125 mm; Ф25mm. xCái07
13 Đĩa PetriĐựng mẫuLoại thông dụng xCái07
14 Panh kẹpGắp mẫuLoại thông dụng xCái07
15 PipetNhỏ dung dịch hóa chấtLoại thông dụng, 10ml xCái7
16 Đũa thủy tinhKhuấy dung dịchThủy tinh trung tính, chịu nhiệt, hình trụ, Ф6 mm, dài 250mm.xxCái14
17 Giấy thấmThấm dung dịchLoại thông dụngxxCuộn07
18 Bộ đồ mổThực hành mổ mẫu vật làm tiêu bản NSTGồm 1 kéo to, 1 kéo nhỏ, 1 bộ dao mổ, 1 panh, 1 dùi, 1 mũi mác, 1 bộ đinh ghim, khay mổ (tấm kê ghim vật mổ bằng cao su hoặc nến) xBộ07 
19 Video về kĩ thuật làm tiêu bản NST tạm thời ở châu chấuHướng dẫn kĩ thuật làm tiêu bản NST tạm thờiMô tả các bước minh họa kĩ thuật làm tiêu bản NST tạm thời ở châu chấu. xVideo01
20 Bình tia nướcRửa mẫu vật thí nghiệmBình nhựa thông dụngxxCái05
21 Pipet nhựaNhỏ dung dịch hóa chấtBằng nhựa, loại 3 ml, có vạch chia đến 0,5 mlxxCái15
22 Đĩa đồng hồChứa dung dịch thuốc nhuộmLoại thông dụng bằng thủy tinhxxCái07
23 Kẹp ống nghiệmKẹp ống nghiệm khi đunBằng gỗxxCái07
24 Lọ kèm ống nhỏ giọtChứa nước cất, hoá chấtBằng thủy tinh trắng, 100 mlxxCái07
25 Lọ có nút nhámChứa chất dễ bay hơiBằng thuỷ tinh trắng, 100 mlxxCái07
26 Quả bóp cao suDự phòng thay thế cho quả bóp cao su của ống nhỏ giọtBằng cao suxxCái07
27 Bút viết kínhĐánh dấu ống nghiệm…Viết được trên kính, dễ xoá bằng nước, có hai đầu: 1 mm và 0,5 mmxxCái07 
28 Cân kỹ thuậtCân hóa chấtĐộ chính xác 0,1 đến 0,01g. Khả năng cân tối đa 240 gamxxCái02
29 Găng tay cao suBảo vệ tay khi thực hiện thí nghiệmLoại thông dụng trong phòng thí nghiệm, cỡ S-M-LxxHộp02
30 Máy cất nước 1 lầnCung cấp nước cất để pha dung dịch– Công suất cất nước 4 lít/h. – Chất lượng nước đầu ra: Độ pH: 5.5-6.5; Độ dẫn điện: < 2.5 µS/cm. – Có chế độ tự ngắt khi quá nhiệt hoặc mất nguồn nước vào. – Máy được thiết kế để trên bàn thí nghiệm hoặc treo tường. – Giá đỡ/Hộp bảo vệ bằng kim loại có sơn tĩnh điện chống gỉ sét. – Nguồn điện 220V/240V-50Hz-3kW – 01 can nhựa trắng chứa nước cất, thể tích 30lxxBộ01
31 Tủ hútHút thải khí độc hại, bụi, sương và hơi hóa chất tại vùng làm việc của tủ.– Đảm bảo 5 hệ thống chính: + Thân tủ chính. Gồm cấu trúc bên trong: Thép không gỉ 304; Tấm Phenonic HPL chống hoá chất; Cấu trúc bên ngoài: Thép mạ kẽm phủ sơn tĩnh điện. Cửa sổ phía trước: Kính trắng cường lực dày tối thiểu 5mm; thay đổi tuỳ chỉnh chiều cao. Mặt bàn làm việc: vật liệu kháng hóa chất, cao 800mm. + Quạt hút (đặt trên đỉnh tủ). Động cơ quạt hút loại chuyên dụng cho hút hoá chất. Độ ồn và rung động tự do thấp: 56-60 dBA + Đèn chiếu sáng + Hệ thống nước (chậu rửa, vòi cấp xả nước, bộ xả đáy) bằng vật liệu tổng hợp chịu hóa chất + Bộ phận lọc không khí: có carbon hoạt tính. – Kích thước hộp tủ phù hợp với diện tích phòng học bộ môn theo quy chuẩn: + Dài: 1200-1500mm + Rộng: 800-1200mm + Cao: 1800-2200mm (chưa bao gồm đường ống khí thải) – Nguồn điện cung cấp: 220/240V/ 50-60Hz, một phaxxCái01
32 Tủ bảo quản kính hiển viBảo quản kính hiển viĐáp ứng các yêu cầu bảo quản chất lượng của kính hiển vixxCái01 
33 Tủ bảo quản hóa chấtBảo quản hóa chất– Kích thước: + Dài: 1000 – 1500mm; + Rộng: 500 – 550mm; + Cao: 1600 – 1800mm; – Vật liệu: bền, kháng hóa chất. – Có quạt hút xử lý khí thải bằng than hoạt tính, có thể thay đổi tốc độ quạt. – Số cánh cửa: 2 – 4 cửa độc lậpxxCái01
34 Cảm biến độ pHĐo lường độ pHPhù hợp với bộ thu nhận số liệu.xxCái07
35 Cảm biến độ ẩmĐo lường độ ẩm trong môi trườngPhù hợp với bộ thu nhận số liệu.xxCái07
36 Bộ học liệu tửGiúp giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học (giáo án) điện tử, chuẩn bị bài giảng điện tử, chuẩn bị các học liệu điện tử, chuẩn bị các bài tập, bài kiểm tra, đánh giá điện tử phù hợp với Chương trình .Bộ thiết bị dạy học điện tử, mô phỏng môn Sinh học được xây dựng theo Chương trình môn học Sinh học (2018), có hệ thống học liệu điện tử (mô phỏng 3D, hình ảnh, sơ đồ, âm thanh, video, các câu hỏi, đề kiểm tra,) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận lợi cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng được trên PC trong môi trường không kết nối internet. Phải đảm bảo tối thiểu các nhóm chức năng: – Nhóm chức năng hỗ trợ giảng dạy: soạn giáo án điện tử; hướng dẫn chuẩn bị bài giảng điện tử; học liệu điện tử (hình ảnh, sơ đồ, âm thanh, video…); chỉnh sửa học liệu (cắt video); – Nhóm chức năng mô phỏng và tương tác 3D: Điều hướng thay đổi trực tiếp góc nhìn theo ý muốn (xoay 360 độ, phóng to, thu nhỏ); quan sát và hiển thị thông tin cụ thể của các lớp khác nhau trong một mô hình, lựa chọn tách lớp một phần nội dung bất kỳ; tích hợp mô hình 3D vào bài giảng. Đảm bảo tối thiểu các mô hình: Cấu trúc tế bào nhân thực, cấu trúc tế bào nhân sơ, cấu trúc virus HIV, viêm gan B. Quá trình trao đổi chất ở thực vật, Hoạt động của hệ tim mạch, Hoạt động hệ bài tiết. Mô hình sinh trưởng của hạt phấn, mô hình phát triển của túi phôi, quá trình tái bản DNA. – Nhóm chức năng hỗ trợ công tác kiểm tra đánh giá: hướng dẫn, chuẩn bị các bài tập; đề kiểm tra.x Bộ01
37 Bộ thu nhận số liệuSử dụng cho các cảm biến trong danh mụcSử dụng để thu thập, hiển thị, xử lý và lưu trữ kết quả của các cảm biến tương thích trong danh mục. Có các cổng kết nối với các cảm biến và các cổng USB, SD để xuất dữ liệu. Được tích hợp màn hình màu, cảm ứng để trực tiếp hiển thị kết quả từ các cảm biến. Phần mềm tự động nhận dạng và hiển thị tên, loại cảm biến. Có thể kết nối với máy tính lưu trữ, phân tích và trình chiếu dữ liệu. Được tích hợp các công cụ để phân tích dữ liệu. Thiết bị có thể sử dụng nguồn điện hoặc pin, ở chế độ sử dụng pin, thời lượng phải đủ để thực hiện các bài thí nghiệm.xxCái01 
IITHIẾT BỊ THEO CÁC CHỦ ĐỀ 
ITRANH ẢNH 
 Lớp 10 
 Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống 
1.1 Các cấp độ tổ chức của thế giới sốngXác định các cấp tổ chức của thế giới sống.Mô tả sơ đồ các cấp tổ chức của thế giới sống (phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển).xxTờ01/GV 
 Sinh học tế bào 
1.2Cấu trúc tế bàoSo sánh cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thựcXác định sự giống nhau và khác nhau về cấu trúc của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thựcVẽ song song 2 hình tế bào nhân sơ, nhân thực, chỉ ra các thành phần cấu trúc giống nhau và khác nhau.xxTờ01/GV 
1.3Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bàoSự vận chuyển các chất qua màng sinh chấtXác định con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chấtMô tả con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất: vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, xuất bào, nhập bào.xxTờ01/GV 
1.4Chu kỳ tế bào và phân bàoSơ đồ chu kì tế bào và nguyên phânMô tả chu kì tế bào, diễn biến các giai đoạn của quá trình nguyên phânMô tả các giai đoạn của chu kì tế bào, mô tả sự biến đổi NST của các kỳ của quá trình nguyên phân.xxTờ01/GV 
1.5Sơ đồ quá trình giảm phânMô tả diễn biến các giai đoạn và các kì của quá trình giảm phânMô tả các giai đoạn và sự biến đổi NST qua các kì của quá trình giảm phân.xxTờ01/GV 
 Sinh học vi sinh vật và virus 
1.6Virus và các ứng dụngMột số loại virusXác định cấu tạo của một số virusMô tả một số loại virus và cấu tạo của virus (phage T4, HIV, Corona,…)xxTờ01/GV 
1.7Sơ đồ sự nhân lên của virus trong tế bào chủXác định các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủMô tả các giai đoạn của quá trình nhân lên của virus trong tế bào chủ (Phage T4)xxTờ01/GV 
 Lớp 11 
 Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật 
1.8Trao đổi nước và khoáng ở thực vậtTrao đổi nước ở thực vậtXác định sự hút nước ở rễ; vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở láMô tả sự hút nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá (Cây thân gỗ). xTờ01/GV 
 Dinh dưỡng và tiêu hoá ở động vật 
1.99Tiêu hóa ở động vậtCác hình thức tiêu hoá ở động vậtPhân biệt 3 hình thức tiêu hóa ở động vậtMô tả các hình thức tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá; động vật có túi tiêu hoá; động vật có ống tiêu hoá.xxTờ01/GV 
 Hô hấp và trao đổi khí ở động vật 
1.10Các hình thức hô hấpCác hình thức trao đổi khíPhân biệt các hình thức trao đổi khíMô tả các hình thức trao đổi khí: qua bề mặt cơ thể, ống khí, mang, phổi.xxTờ01/GV 
 Vận chuyển các chất trong cơ thể động vật 
1.11Hệ tuần hoànSơ đồ các dạng hệ tuần hoànPhân biệt các dạng hệ tuần hoànSơ đồ mô tả các dạng tuần hoàn ở động vật: tuần hoàn kín và tuần hoàn hở; tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép.xxTờ01/GV 
 Cơ chế cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh 
1.12 Sơ đồ cung phản xạPhân tích cung phản xạ .Hình vẽ 1 cung phản xạ (các thụ thể, đường dẫn truyền, mô phỏng phản xạ đáp ứng).xxTờ01/GV 
 Sinh trưởng và phát triển ở động vật 
1.13Các hình thức sinh trưởng và phát triển ở động vậtSơ đồ vòng đời sinh trưởng và phát triển ở động vậtPhân biệt các hình thức sinh trưởng và phát triển ở động vậtMô tả các vòng đời sinh trưởng và phát triển ở động vật (không qua biến thái, biến thái hoàn toàn, biến thái không hoàn toàn).xxTờ01/GV 
 Lớp 12 
 Di truyền học 
1.14Di truyền phân tửCơ chế tái bản DNAXác định cơ chế tái bản DNAMô tả cơ chế tái bản DNA (tại 1 điểm tái bản).xxTờ01/GV 
1.15Cơ chế phiên mãXác định cơ chế phiên mãMô tả cơ chế phiên mã ở tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực.xxTờ01/GV 
1.16Cơ chế dịch mã để tổng hợp proteinXác định cơ chế dịch mã.Mô tả cơ chế dịch mã ở tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực.xxTờ01/GV 
17Di truyền nhiễm sắc thểCấu trúc siêu hiển vi của NSTMô tả cấu trúc siêu hiển vi của NSTMô tả về cấu trúc siêu hiển vi của NSTxxTờ01/GV 
 Tiến hoá lớn và phát sinh chủng loại 
18 Sơ đồ cây sự sốngMô tả sinh giới có nguồn gốc chung và phân tích sự phát sinh chủng loại là kết quả của tiến hoá.Sơ đồ cây sự sống, mô tả nguồn gốc chung của sinh giới và phân tích được sự phát sinh chủng loại là kết quả của tiến hoá.xxTờ01/GV 
 Ghi chú: Các tranh có kích thước (1020×720)mm, dung sai 10 mm, in offset 4 màu trên giấy couche có định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ.
2MÔ HÌNH, MẪU VẬT 
 Lớp 10 
 Cấu trúc tế bào 
2.1 Cấu tạo của tế bào động vật và tế bào thực vậtQuan sát và so sánh cấu tạo tế bào động vật và tế bào thực vật.Mô hình 3D mô phỏng cấu tạo của tế bào động vật và thực vật với các thành phần cấu tạo cơ bản, và một số đặc điểm cấu trúc liên quan đến chức năng của một số bào quan.xxBộ01/GV 
 Lớp 11
 Hệ tuần hoàn
2.2 Cấu tạo của timQuan sát cấu tạo của tim để xác định sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của timMô tả cấu tạo của tim, cấu trúc bên trong, bên ngoài của tim. Mô hình cấu tạo có thể tháo lắp được từng bộ phận của tim (tâm thất trái, tâm thất phải, tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải, hiển thị hệ thống mạch máu, van, bộ phận phát xung thần kinh). Chất liệu PVC, tỉ lệ kích thước 5:1 so với thực tế. Kích thước 30cmx20cmx29cm, có thể tháo lắp rời.xxCái01/GV 
 Lớp 12 
 Di truyền học 
2.3 Mô hình cấu trúc DNAXác định cấu trúc các thành phần của DNAMô hình mô tả cấu trúc của DNA có thể tháo lắp. Chiều cao 600mm, chiều rộng 200mm, có thể tháo rời các bộ phận, có chất liệu PVC hoặc tương đương.xxCái01/GV 
3DỤNG CỤ 
 Lớp 10 
 Sinh học tế bào 
3.1Thành phần hóa học của tế bàoBộ thí nghiệm xác định thành phần hóa học của tế bàoThực hành xác định (định tính) một số thành phần hoá học có trong tế bào (protein, lipid,…).Bộ thí nghiệm gồm: – Cối, chày sứ; Ống nghiệm; Giá để ống nghiệm; Đèn cồn; Cốc thủy tinh loại 250ml; Kẹp ống nghiệm; Lọ kèm ống nhỏ giọt; Lọ có nút nhám; Quả bóp cao su; Bút viết kính; (TBDC) – Cốc thủy tinh 100 ml. xBộ07 
3.2Cấu trúc tế bàoBộ thí nghiệm quan sát cấu trúc tế bàoThực hành làm tiêu bản và quan sát tế bào nhân thực và tế bào nhân sơBộ thí nghiệm gồm: Kính hiển vi; Lam kính; Lamen; Kim mũi mác; Dao cắt tiêu bản; Pipet; Giấy thấm; Đĩa đồng hồ; Găng tay; (TBDC) xBộ07 
3.3Chu kì tế bào và phân bàoBộ thí nghiệm làm tiêu bản về quá trình nguyên phân và giảm phânLàm tiêu bản quan sát các kì của quá trình phân bàoBộ thí nghiệm gồm: – Kính hiển vi; Bộ đồ mổ;Lam kính (10 cái) Lamen; Kim mũi mác;Dao cắt tiêu bản; Đèn cồn; Đĩa đồng hồ; Giấy thấm; Găng tay; (TBDC.) – Tiêu bản các giai đoạn của quá trình nguyên phân (Tiêu bản cố định, rõ nét nhìn thấy được các giai đoạn của quá trình nguyên phân ở hành tây, hành ta); – Tiêu bản các giai đoạn của quá trình giảm phân (Tiêu bản cố định, rõ nét nhìn thấy được các giai đoạn của quá trình, giảm phân ở châu chấu, hoa hành. xBộ07 
3.4Vi sinh vậtBộ thí nghiệm thực hành phương pháp nghiên cứu vi sinh vật và sản phẩm ứng dụngThực hành các  phương pháp nghiên cứu vi sinh vật và tạo sản phẩm ứng dụng.Bộ thí nghiệm gồm: – Đĩa petri; Lam kính; Lamen; Kim mũi mác; Kính hiển vi; Giấy thấm; Pipet; Đèn cồn; Bình tia nước; (TBDC); – Tủ sấy (01 cái), loại thông dụng trong phòng thí nghiệm. – Cốc thủy tinh 100 ml – Bình thủy tinh 2L có nắp đậy (Loại thông dụng) – Cốc thủy tinh 100 ml có nắp đậy (Loại thông dụng); – Khay inox (200 x 270)mm (Loại thông dụng); – Bát inox miệng 300mm (Loại thông dụng); – Ống đong 500 ml (Loại thông dụng) – Giấy đo pH (Loại thông dụng) hoặc cảm biến độ pH (TBDC).xxBộ07 
 Lớp 11 
 Trao đổi nước và khoáng ở thực vật 
3.5Trồng cây trong dung dịchBộ thiết bị khảo sát một số dữ liệu khi trồng câyNghiên cứu sự trao đổi nước và muối khoáng của thực vật khi trồng thủy canh.Bộ thiết bị gồm: – Bộ thu nhận tín hiệu; Giấy đo pH hoặc Cảm biến độ pH; Cảm biến độ ẩm; Cân điện tử; (TBDC). – Thước nhựa loại thông dụng, 300mm xBộ07 
3.6Trao đổi nước ở cơ thể thực vật.Bộ thiết bị khảo sát định tính sự trao đổi nước ở cơ thể thực vậtThực hiện được các thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ; vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở láBộ thiết bị gồm: – Ống nghiệm; Giá đựng ống nghiệm; Pipet; Nút cao su; Cốc thủy tinh; Dao nhỏ; (TBDC) – Giấy clorua coban (1 hộp ) xBộ07 
 Quang hợp ở thực vật 
3.7Quan sát lục lạp và tách chiết các sắc tố trong lá câyBộ thiết bị quan sát lục lạp và tách chiết các sắc tố trong lá câyThực hành quan sát lục lạp trong tế bào thực vật; nhận biết, tách chiết các sắc tố (chlorophyll a, b; carotene và xanthophyll) trong lá câyBộ thiết bị gồm: – Cối, chày sứ Cốc đong; Pipet; Ống nghiệm; Giá để ống nghiệm; Kính hiển vi; Lamen; Lam kính; Đũa thủy tinh; (TBDC). – Phễu; – Thủy tinh, đường kính miệng phễu từ 80 – 90 mm, cuống phễu dài khoảng 65 mm. – Bình tam giác, loại thủy tinh trung tính, chịu nhiệt, dung tích 100 ml, độ chia nhỏ nhất 20ml, đường kính miệng 20mm. Đảm bảo độ bền cơ học. – Thước nhựa; – Ống mao quản chấm sắc ký. Loại 1+2+3+4+5 µl, dài 125mm, có vạch mức. – Giấy sắc kí bản mỏng. Kích cỡ bản có sẵn (200 x 200 mm; 100 x 200 mm và 50 x 200 mm; – Bút chỉ 2B. xBộ07/ 
3.8Quá trình hình thành tinh bột ở thực vậtBộ thiết bị thí nghiệm về sự hình thành tinh bộtXác định được lượng tinh bột được hình thành ở một số loài thực vậtBộ thiết bị gồm: – Đèn cồn; Ống nghiệm; Cốc thủy tinh; Đĩa petri; Panh kẹp; (TBDC) – Lưới thép không gỉ: (Lưới bằng inox hoặc thép không gỉ, kích thước khoảng (100×10)mm, bo cạnh, chắc chắn.); – Kiềng 3 chân: Chất liệu Inox Ф5mm, uốn tròn, đường kính 100mm, có chân cao 105 mm, chân có nút nhựa. xBộ07 
3.9Sự thải oxygen trong quá trình quang hợpBộ thiết bị đo oxygen trong quá trình quang hợpĐo lường lượng oxygen trong quá trình quang hợp ở thực vật.Bộ thiết bị gồm: – Bộ thu nhận tín hiệu; Cốc thủy tinh, (TBDC); – Cảm biến oxygen hòa tan; – Đèn điện hoặc đèn pin (để làm nguồn sáng ). xBộ07 
3.10Hô hấp ở thực vật.Bộ thiết bị khảo sát khả năng hô hấp ở thực vậtKhảo sát khả năng hô hấp ở thực vật.Bộ thiết bị gồm: – Ống nghiệm; Cốc thủy tinh; (TBDC) – Nút cao su không khoan lỗ – Nút thủy tinh có khoan 2 lỗ vừa khít với Ống thủy tinh hình chữ U; – Phễu thủy tinh thân dài. xBộ07 
3.11Hệ tuần hoànBộ thiết bị khảo sát các chỉ số của hệ tuần hoànĐo huyết áp, nhịp tim, nhịp thở ở ngườiHuyết áp kế: Máy đo huyết áp cơ hoặc điện tử Loại thông dụng. xBộ02 
3.12Hoạt động của timBộ thiết bị tìm hiểu cấu trúc và hoạt động của timGiải phẫu tim và tìm hiểu quá trình hoạt động của tim ếchBộ thiết bị gồm: – Bộ đồ mổ (TBDC) – Máy kích điện. xBộ07 
 Lớp 12 
 Di truyền học 
3.13Di truyền phân tửBộ thí nghiệm tách chiết DNAThực hành tách chiết DNABộ thí nghiệm gồm: – Cối, chày sứ; Ống nghiệm; Giá để ống nghiệm; Đũa thủy tinh; Pipet; Đĩa đồng hồ; Găng tay; (TBDC) – Phễu (Loại thông dụng); – Lưới lọc hoặc vải màn (Loại thông dụng). xBộ07 
3.14Di truyền nhiễm sắc thểBộ thiết bị thí nghiệm làm tiêu bản quan sát đột biến trên tiêu bản cố định và tạm thờiThực hành làm tiêu bản và quan sát đột biến NST trên tiêu bản cố định và tạm thờiBộ thí nghiệm gồm: – Kính hiển vi quang học; Bộ đồ mổ; Lam kính; Lamen; Kim mũi mác; Dao cắt tiêu bản; Ống nhỏ giọt; Giấy thấm; Đĩa đồng hồ; Găng tay; Đèn cồn; (TBDC) – Tiêu bản đột biến NST (Tiêu bản cố định một số dạng đột biến NST). xBộ07 
 Sinh thái học 
3.15Sinh thái học quần thể, quần xãBộ thiết bị khảo sát đặc trưng cơ bản của quần thể, quần xãĐo lường kích thước của quần thể, xác định độ phong phú của loài, độ đa dạng của quần xã theo chỉ số ShannonBộ thiết bị gồm: – Ống nhòm: Ống nhòm hai mắt 16×32 nhỏ, với tiêu cự 135mm, độ phóng đại tối đa lên đến 16 lần, đường kính 32mm. – Thước đo: Thước mét, thước cuộn hoặc máy đo khoảng cách laser – Dây dù: Dây dù loại có đường kính nhỏ; – Khung hình vuông (buồng đếm): Trong khung chia ô bàn cờ 2cmx2cm bằng dây thép. xBộ07 
3.16Nghiên cứu về hệ sinh tháiBộ thiết bị đo chỉ tiêu môi trường trong hệ sinh tháiKhảo sát định lượng các chỉ tiêu của hệ sinh thái thủy sinh, hệ sinh thái trên cạnBộ thiết bị gồm: – Bộ thu nhận tín hiệu; Cảm biến độ pH; (TBDC). – Cảm biến carbon dioxide; – Nhiệt kế đo chất lỏng; – Nhiệt ẩm kế. xBộ07 
4HÓA CHẤT 
 Lớp 10 
 Sinh học tế bào 
4.1Thành phần hóa học của tế bàoBộ hóa chất xác định thành phần hóa học của tế bàoThực hành thí nghiệm xác định thành phần hóa học của tế bàoThuốc thử Lugol (150ml) Ethanol 96% (100ml) (TBDC) Sodium hydroxide NaOH (100g) CuSO4 (50g) Thuốc thử Benedic (300ml) Nước cất (1000ml) (TBDC) xBộ01 
4.2Cấu trúc tế bàoBộ hóa chất làm tiêu bản, quan sát cấu trúc tế bàoThực hành làm tiêu bản và quan sát tế bào nhân thực và tế bào nhân sơThuốc nhuộm Fuchsine (100ml) Thuốc nhuộm xanh methylene (100ml) Dung dịch KI (100ml) Dầu soi kính (100ml) Nước cất (1000ml) (TBDC) xBộ01 
4.3Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bàoBộ hóa chất xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt tính enzymeThực hành xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt tính enzymeNước cất (1000ml) (TBDC) NaCl (500g) Tinh bột biến tính (50g) Hydrochloride acid HCl (50ml) NaHCO3 (20g) Thuốc thử lugol (100ml) Thuốc nhuộm xanh Methylene (100ml) xBộ01 
4.4Chu kỳ tế bào và phân bàoBộ hóa chất làm tiêu bản NST, quan sát nguyên phân, giảm phânThí nghiệm làm tiêu bản NST, quan sát nguyên phân, giảm phânEthanol 96% (100ml) (TBDC) Thuốc nhuộm Schiff (100ml) Acetic acid (100ml) Hydrochloride acid HCl (50ml) Thuốc nhuộm carmine (100ml) Thuốc nhuộm orcein (100ml) xBộ01 
4.5Vi sinh vậtBộ hóa chất thực hành phương pháp nghiên cứu vi sinh vậtNhuộm tiêu bản vi sinh vậtThuốc nhuộm Fuchsin (100ml) Thuốc nhuộm xanh methylene (100ml) xBộ01 
 Lớp 11 
4.6Quang hợp ở thực vậtBộ hóa chất tách chiết sắc tố trong lá cây và sự hình thành tinh bột.Tách chiết sắc tố quang hợp, xác nhận sự có mặt của tinh bột sau quang hợp.n-Hecxan (200ml) Ethanol (100ml) (TBDC) Etylacetale (200ml) Potasium iodine KI (200 ml) Coban Clorua CoCl2 (500ml) NaCl 0.9% (2000 ml)xxBộ01 
4.7Thủy canhDung dịch dinh dưỡngThực hành thủy canhLoại thông dụng (số lượng phù hợp với yêu cầu sử dụng)xx   
4.8Hoạt động của timNaCl 0.65%Tạo dung dịch đẳng trươngLoại thông dụng xml500 
 Lớp 12 
 Di truyền học 
4.9Di truyền phân tửBộ hóa chất tách chiết DNATách chiết DNAEthanol 96% (100ml); Nước cất (100ml) (TBDC) Chất tẩy rửa (nước rửa bát chén) (100ml) xBộ01 
4.10Di truyền nhiễm sắc thểEthanol 96%Làm tiêu bản NSTLoại thông dụng (TBDC) xml100 
 Ghi chú: -Tất cả hóa chất được đựng trong chai nhựa hoặc chai thủy tinh có nắp đậy kín. Có tem nhãn ghi đầy đủ rõ ràng các nội dung: tên thông dụng, công thức hóa học, trọng lượng hoặc thể tích, nồng độ, độ tinh khiết, hạn sử dụng, đơn vị cung cấp và các cảnh báo về bảo quản an toàn (nhãn đảm bảo không bay màu, mất chữ, bám chắc trong suốt quá trình vận chuyển và sử dụng). – Các lọ đóng được đựng trong thùng (hộp) có tấm ngăn cách đảm bảo an toàn khi vận chuyển và sử dụng. – Qui cách đóng gói cần thuận lợi cho quá trình bảo quản và sử dụng
5VIDEO/CLIP 
 Lớp 10 
 Sinh học tế bào 
5.1Thông tin ở tế bàoQuá trình truyền tin giữa các tế bào trong cơ thể.Xác định quá trình truyền tin giữa các tế bào trong cơ thể.Video (dạng hoạt hình) mô tả các giai đoạn của quá trình truyền tin giữa các tế bào trong cơ thể (tiếp nhận, truyền tin, đáp ứng).xxBộ01/GV 
 Lớp 11 
 Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật 
5.2Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vậtMột số biểu hiện của cây do thiếu khoángXác định các biểu hiện của cây do thiếu khoángVideo mô tả một số biểu hiện của cây do thiếu khoáng (thiếu nitrogen, phosphorus, potasium,..)xxBộ01/GV 
 Vận chuyển các chất trong cơ thể động vật 
5.3Hệ tuần hoànVận chuyển máu trong hệ mạchXác định cấu tạo và cơ chế hoạt động của hệ mạchVideo mô tả cấu tạo của hệ mạch (tĩnh mạch, động mạch, mao mạch). Vận động của máu trong hệ mạch. Hiển thị rõ chuyển động của tế bào hồng cầu.xxBộ01/GV 
5.4Bài tiết và cân bằng nội môiCân bằng nội môiXác định cơ chế duy trì điều hòa nội môiVideo biểu diễn cơ chế duy trì điều hòa nội môi (Có thể biểu diễn cơ chế cân bằng nồng độ glucose trong máu hoặc điều hòa thân nhiệt).xxBộ01/GV 
 Cơ chế cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh 
5.5Hệ thần kinhTruyền tin qua synapseXác định cấu tạo synapse và quá trình truyền tin qua synapseVideo mô tả được cấu tạo synapse và quá trình truyền tin qua synapse.xxBộ01/GV 
5.6Cơ chế cảm ứng ở động vật có hệ thần kinhPhản xạ không điều kiệnXác định được cơ chế phản xạ không điều kiệnVideo mô tả cơ chế phản xạ không điều kiện. (có thể mô phỏng phản xạ của khớp gối khi chịu tác động của lực)xxBộ01/GV 
 Sinh trưởng và phát triển ở động vật 
5.7Sinh trưởng và phát triển ở động vậtCác giai đoạn phát triển của ngườiXác định các giai đoạn phát triển của con người từ hợp tử đến cơ thể trưởng thànhVideo mô tả quá trình phát triển của con người từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành.xxBộ01/GV 
5.8Quá trình sinh sản ở ngườiQuan sát quá trình sinh sản hữu tính ở động vậtVideo mô tả quá trình sinh sản hữu tính ở người từ khi hình thành giao tử đến lúc thụ tinh, hình thành hợp tử, phôi thai và sự đẻ.xxBộ01/GV 
5.9Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật có biến tháiQuan sát quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật có biến tháiVideo mô tả quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật (biến thái hoàn toàn, biến thái không hoàn toàn).xxBộ01/GV 
 Tập tính ở động vật 
5.10Tập tínhMột số tập tính ở động vậtXác định một số tập tính của động vậtVideo mô tả một số tập tính của động vật (Ví dụ: tập tính sinh sản, tập tính đánh dấu lãnh thổ,…)xxBộ01/GV 
 Sinh trưởng và phát triển ở thực vật 
5.11Sinh sản ở thực vậtQuá trình sinh sản ở thực vật có hoaQuan sát quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt, quảVideo mô tả quá trình sinh sản ở thực vật có hoa bắt đầu từ quá trình hình thành túi phôi, hạt phấn, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt và quả.xxBộ01/GV 
5.12Phát triển ở thực vậtPhát triển ở thực vật có hoaPhân biệt các giai đoạn phát triển ở thực vật có hoaVideo mô tả vòng đời ở thực vật có hoa (Hạt, nảy mầm, cây con, cây trưởng thành, ra hoa, kết trái).xxBộ01/GV 
 Lớp 12 
 Di truyền học 
5.13Di truyền nhiễm sắc thểThí nghiệm của MendelQuan sát cách bố trí thí nghiệm của MendelVideo mô tả về thí nghiệm của Mendel (từ P đến F2).xxBộ01/GV 
5.14Thí nghiệm MorganQuan sát thí nghiệm của MorganVideo mô tả về thí nghiệm của Morgan (liên kết gene, hoán vị gene).xxBộ01/GV 
5.15Kĩ thuật làm tiêu bản NST tạm thời ở châu chấuHướng dẫn kĩ thuật làm tiêu bản NST tạm thờiĐược mô tả ở phần thiết bị dùng chungxxBộ01/GV 
 Tiến hóa 
5.16Sự phát sinh loài ngườiCác giai đoạn phát sinh loài ngườiXác định các giai đoạn trong quá trình phát sinh loài ngườiVideo mô tả loài người hiện nay (H. sapiens) đã tiến hoá từ loài vượn người (Australopithecus) qua các giai đoạn trung gianxxBộ01/GV 
5.17Quá trình phát triển sinh vật qua các đại địa chấtXác định các đặc điểm của các đại địa chất và biến cố lớn thể hiện sự phát triển của sinh vật trong các đại đó.Video mô tả sự xuất hiện lần lượt và biến đổi của các đại địa chất và các biến cố lớn thể hiện sự xuất hiện, biến mất và phát triển của sinh vật trong các đại đó.xxBộ01/GV 
 Sinh thái học 
5.18Hệ sinh tháiDiễn thế sinh tháiPhân tích các giai đoạn của diễn thế sinh thái trong tự nhiên và trong thực tiễnVideo mô tả quá trình diễn thế sinh thái nguyên sinh và thứ sinh.xxBộ01/GV 
      
5.19Sự ấm lên toàn cầuXác định một số hiện tượng ảnh hưởng đến hệ sinh thái như: sự ấm lên toàn cầuVideo mô tả một số tác nhân chủ yếu gây nên sự ấm lên toàn cầu.xxBộ01/GV 
5.20Hướng dẫn thiết lập Hệ sinh tháiThiết lập một hệ sinh thái và đo lường các chỉ tiêu trong HST đó.Video mô tả nguyên vật liệu, cách tạo sinh cảnh, môi trường sống, cách duy trì sự ổn định của quần xã sinh vật. Cách xác định chỉ tiêu môi trường trong hệ sinh thái.xxBộ01/GV 
III.THIẾT BỊ THEO CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP
1. TRANH/SƠ ĐỒ
Lớp 10
 Công nghệ tế bào và một số thành tựu 
1.1 Sơ đồ quy trình sản xuất chất chuyển hóa thứ cấp trong công nghệ nuôi cấy tế bào thực vậtXác định các bước để sản xuất chất chuyển hóa thứ cấp trong công nghệ nuôi cấy tế bào thực vậtSơ đồ thể hiện được các bước của quy trình sản xuất chất chuyển hóa thứ cấp trong công nghệ nuôi cấy tế bào thực vậtxxTờ01/GV 
1.2Sơ đồ về quy trình công nghệ tế bào thực vật trong vi nhân giống cây trồngQuan sát các bước của quy trình công nghệ tế bào thực vật trong vi nhân giống cây trồngSơ đồ mô tả quy trình của công nghệ tế bào thực vật trong vi nhân giống cây trồngxxTờ01/GV 
1.3 Sơ đồ quy trình nuôi cấy mô tế bào động vậtXác định quy trình nuôi cấy mô tế bào động vậtSơ đồ mô tả các bước của quy trình nuôi cấy mô tế bào động vậtxxTờ01 /GV 
 Công nghệ enzyme và ứng dụng 
1.4 Sơ đồ quy trình sản xuất enzyme từ động vật, thực vật và vi sinh vậtXác định các bước để sản xuất enzyme từ động vật, thực vật và vi sinh vậtSơ đồ mô tả các bước của quy trình sản xuất enzyme từ động vật, thực vật và vi sinh vật.xxTờ01 /GV 
1.5 Sơ đồ các bước tạo dòng DNA tái tổ hợpXác định các bước tạo dòng DNA tái tổ hợpSơ đồ mô tả các bước để tạo dòng DNA tái tổ hợpxxTờ01/GV 
 Công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường 
1.6 Sơ đồ về quá trình phân giải các hợp chất trong xử lí môi trường bằng công nghệ vi sinh: phân giải hiếu khí, kị khí, lên men.Xác định các bước của quá trình phân giải các hợp chất trong xử lí môi trường bằng công nghệ vi sinhSơ đồ mô tả quá trình phân giải các hợp chất trong xử lí môi trường bằng công nghệ vi sinh: phân giải hiếu khí, kị khí, lên men.xxTờ01/GV 
Lớp 11 
 Dinh dưỡng khoáng – tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch 
1.7 Sơ đồ mô hình thủy canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạchXác định được các thành phần thiết lập nên mô hình thủy canh.Sơ đồ mô hình thủy canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch (Ví dụ: Trồng rau thủy canh theo công nghệ Isarel,…)xxTờ01/GV 
Lớp 12
 Sinh học phân tử 
1.8 Sơ đồ quy trình công nghệ gene ở thực vật và động vật.Xác định các bước trong quy trình công nghệ gene ở thực vật và động vật.Sơ đồ mô tả các bước trong quy trình công nghệ gene ở thực vật và động vật.xxTờ01 /GV 
2. DỤNG CỤ
Lớp 11
 Dinh dưỡng khoáng – tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch 
2.1 Bộ thiết bị khảo sát một số dữ liệu khi trồng câyNghiên cứu tác dụng của loại phân bón, cách bón, hàm lượng đối với cây trồng.Bộ thiết bị gồm: – Bộ thu nhận tín hiệu;Giấy đo pH; hoặc Cảm biến độ pH; Cảm biến độ ẩm; (TBDC) – Cân điện tử: Cân kỹ thuật, độ chính xác đến 0,01g. Khả năng cân tối đa 240g. – Thước nhựa xBộ07 
3HÓA CHẤT        
Lớp 11
 Dinh dưỡng khoáng – tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch 
3.1 Phân bón hóa họcNghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến cây trồng.Một số loại phân bón (N, K, P)xxkg15 
4VIDEO/CLIP
Lớp 10
 Công nghệ tế bào và một số thành tựu
4.1 Video công nghệ tế bào thực vật (thành tựu, quy trình, triển vọng).Xác định thành tựu, quy trình, triển vọng của công nghệ tế bào thực vậtVideo mô tả thành tựu, quy trình, triển vọng công nghệ tế bào thực vật (ví dụ: công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật, vi nhân giống cây trồng, sản xuất hạt nhân tạo,…)xxBộ01/GV 
4.2 Video công nghệ tế bào động vật (thành tựu, quy trình, triển vọng).Xác định thành tựu, quy trình, triển vọng của công nghệ tế bào động vậtVideo mô tả thành tựu, quy trình, triển vọng công nghệ tế bào động vật (ví dụ: sản xuất vaccine, sản xuất kháng thể đơn dòng,…)xxBộ01/GV 
4.3 Video về công nghệ tế bào gốcTìm hiểu về công nghệ tế bào gốcVideo mô tả về quy trình tạo tế bào gốc ở người hoặc ở thực vật.xxBộ01/GV 
 Công nghệ enzyme và ứng dụng
4.4 Video về cơ sở khoa học và quy trình công nghệ sản xuất enzyme.Xác định cơ sở khoa học và quy trình công nghệ sản xuất enzymeVideo mô tả về cơ sở khoa học và quy trình công nghệ sản xuất enzyme (ví dụ: sản xuất enzyme tái tổ hợp, ứng dụng enzyme trong công nghệ thực phẩm, trong y – dược học, trong kĩ thuật di truyền,)xxBộ01/GV 
 Công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường 
4.5 Video về công nghệ thu hồi khí sinh họcTìm hiểu về công nghệ thu hồi khí sinh họcVideo mô tả về công nghệ thu hồi khí sinh học (biogas).xxBộ01/GV 
4.6 Video về công nghệ ứng dụng vi sinh vật trong xử lí môi trường (xử lý ô nhiễm môi trường đất, nước, chất thải rắn)Tìm hiểu về công nghệ ứng dụng vi sinh vật trong xử lí môi trường (xử lý ô nhiễm môi trường đất, nước, chất thải rắn).Video về công nghệ ứng dụng vi sinh vật trong xử lí môi trường: môi trường đất, nước, chất thải rắnxxBộ01/GV 
Lớp 11
 Dinh dưỡng khoáng – tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch
4.7 Video về biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng nhằm tạo nền nông nghiệp sạch.Tìm hiểu về biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng nhằm tạo nền nông nghiệp sạchVideo về biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng nhằm tạo nền nông nghiệp sạch. Một số loại phân bón (N, K, P )xxBộ01/GV 
 Một số bệnh dịch người và cách phòng ngừa, điều trị
4.8 Video về một số dịch bệnh phổ biến ở người (cúm, tả, sốt xuất huyết, AIDS, Covid-19…).Tìm hiểu một số bệnh dịch ở ngườiVideo mô tả về tác nhân gây bệnh, cách lây truyền, hậu quả, biện pháp phòng tránh của một số dịch bệnh phổ biến ở người (cúm, tả, sốt xuất huyết, AIDS, Covid 19…)xxBộ01/GV 
 Vệ sinh an toàn thực phẩm 
4.9 Video về nguyên nhân, tác hại, biện pháp phòng và điều trị ngộ độc thực phẩm.Tìm hiểu thông tin về ngộ độc thực phẩmVideo mô tả về nguyên nhân, tác hại, biện pháp phòng và điều trị ngộ độc thực phẩm.xxBộ01/GV 
4.10 Video về biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm.Tìm hiểu về biện pháp đảm bảo an thực phẩmVideo mô tả quy trình sản xuất thực phẩm an toànxxBộ01/GV 
Lớp 12
 Sinh học phân tử 
4.11 Video về nguyên lí của phương pháp tách chiết ADN từ tế bào và nguyên tắc ứng dụng sinh học phân tử trong thực tiễn.Xác định được nguyên lý tách triết AND từ tế bào và nguyên tắc ứng dụng sinh học phân tửVideo mô tả nguyên lí của phương pháp tách chiết DNA từ tế bào và nguyên tắc ứng dụng sinh học phân tử trong thực tiễn.xxBộ01/GV 
4.12 Video về quá trình ứng dụng công nghệ gene và triển vọng trong tương laiTìm hiểu về quá trình ứng dụng công nghệ gene và triển vọng trong tương laiVideo mô tả về quá trình, cơ chế tạo ra một sản phẩm ứng dụng công nghệ gene và triển vọng trong tương lai (ví dụ: công nghệ tạo ra vaccine, tạo chế phẩm sinh học)xxBộ01/GV 
 Kiểm soát sinh học 
4.13 Video về cơ sở, vai trò của một số biện pháp kiểm soát sinh họcXác định cơ sở, vai trò của một số biện pháp kiểm soát sinh họcVideo mô tả về cơ sở và vai trò của một số biện pháp kiểm soát sinh học như: sử dụng thuốc trừ sâu bằng công nghệ vi sinh, dùng các loài thiên địch.xxBộ01/GV 
 Sinh thái nhân văn
4.14 Video về giá trị của sinh thái nhân văn trong việc phát triển bền vững ở một số lĩnh vực (nông nghiệp, phát triển đô thị, bảo tồn và phát triển, thích ứng với biến đổi khí hậu)Tìm hiểu giá trị của sinh thái nhân văn trong việc phát triển bền vững ở một số lĩnh vực (nông nghiệp, phát triển đô thị, bảo tồn và phát triển, thích ứng với biến đổi khí hậu)Video mô tả về giá trị của sinh thái nhân văn trong việc phát triển bền vững (Ví dụ: ảnh hưởng của xây dựng đập hồ thủy điện đến sự phát triển của nông thôn, miền núi; phục hồi suy thoái vùng trung du; quản lý rừng ngập mặn; cách thiết kế một đô thị xanh)xxBộ01/GV 

Ghi chú:

– Danh mục được tính cho 01 phòng học bộ môn;

– Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học;

– Các tranh/ảnh dùng cho giáo viên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng;

– Các Video/clip có thời lượng không quá 3 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280×720), hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;

– Đối với các thiết bị dành cho “GV”, “HS” được trang bị theo 01 phòng học bộ môn nêu trên đang được tính theo tiêu chuẩn 45 HS, căn cứ thực tế số lượng HS/lớp của trường, có thể điều chỉnh tăng/giảm số lượng thiết bị cho phù hợp, đảm bảo đủ cho HS thực hành;

– Các thiết bị, dụng cụ, hóa chất trong danh mục có ghi “(TBDC)” thì được hiểu là mô tả thông số kỹ thuật, số lượng được tính ở phần TBDC;

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các chữ viết tắt trong danh mục:

+ CTGDPT 2018: Chương trình giáo dục phổ thông 2018;

+ TBDC: Thiết bị dùng chung;

+ GV: Giáo viên;

+ HS: Học sinh.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – MÔN CÔNG NGHỆ
(Kèm theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

PHN I: ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHIỆP

S TTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bịĐối tượng sử dụngĐơn vịSlượngGhi chú
GVHS 
ATHIẾT BỊ DÙNG CHUNG
1 Bộ vật liệu cơ khíThực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.Bộ vật liệu cơ khí gồm: – Tấm nhựa Formex (khổ A3, dày 3 và 5mm), số lượng 10 tấm mỗi loại; – Tấm nhựa Acrylic (A4, trong suốt, dày 3mm), số lượng 10 tấm; – Thanh keo nhiệt (đường kính 10mm), số lượng 10 thanh; – Vít ren và đai ốc M3,100 cái; – Vít gỗ các loại, 100 cái; – Mũi khoan (đường kính 3mm), 5 mũi; – Bánh xe (đường kính 65mm, trục 5mm), 10 cái; – Hộp đựng dụng cụ làm bằng vật liệu nhựa cứng có độ bền cao, có tay xách, kích thước: (430x230x200)mm.xxBộ03Dùng cho lớp 10, 11, 12
2 Bộ dụng cụ cơ khíThực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.Bộ dụng cụ cơ khí gồm: – Thước lá (dài 300mm); – Thước cặp cơ (vật liệu: hợp kim thép, kích thước: 150mm, thang đo từ 0 đến 150mm; dung sai: 0,02mm); – Đầu vạch dấu (vật liệu: hợp kim thép HSS Độ cứng HRC58°~65; kích thước: 130mm, đường kính lỗ: 13mm); – Thước đo góc (vật liệu: thép không gỉ; Khoảng đo: 0-180°/145mm; Độ chia: 1°, Độ chính xác: +/- 20′); – Thước đo mặt phẳng (loại thông dụng); – Dao dọc giấy (loại thông dụng); – Dao cắt nhựa Acrylic (loại thông dụng); – Ê tô nhỏ (Kích thước tổng thể 195x163mm; Ngàm mở rộng tối đa: 50mm; Vật liệu: Gang, thép); – Dũa (dẹt, tròn)-mỗi loại một chiếc; – Cưa tay (vật liệu thép không gỉ, cán làm bằng nhựa hoặc bằng gỗ, lưỡi cưa làm bằng thép hợp kim carbon, chiều dài lưỡi cưa và tay cầm: 300mm); – Tuốc nơ vít mũi dẹt (cán làm bằng vật liệu cách điện, phần thân làm bằng vật liệu thép không gỉ, chiều dài: 250mm); – Tuốc nơ vít bốn cạnh (Cán làm bằng vật liệu cách điện, mũi và thân tròn làm bằng thép không gỉ, chiều dài: 250mm); – Mỏ lết cỡ nhỏ (vật liệu hợp kim thép cứng không gỉ, chiều dài 200mm); – Kìm mỏ vuông (mũi kìm làm bằng thép hợp kim cứng không gỉ, phần tay cầm làm bằng vật liệu cách điện, kích thước chiều dài: 180mm); – Búa cỡ nhỏ (Đầu búa làm bằng hợp kim cứng, cán búa làm bằng vật liệu cách điện chống trượt, chiều dài búa: 320mm); – Súng bắn keo (loại 10mm, công suất 60W).xxBộ04Dùng cho lớp 10, 11, 12
3 Bộ thiết bị cơ khí cỡ nhỏThực hành, vận dụng kiến thức vào các vấn đề trong thực tiễnBộ thiết bị cơ khí cỡ nhỏ gồm: – Máy in 3D cỡ nhỏ (Công nghệ in: FDM, Độ phân giải layer: 0,05~0,3mm, Đường kính đầu in: 0,4mm/1,75MM, Vật liệu in: PLA, ABS, Kích thước làm việc tối đa: (200x200x180)mm, Kết nối: Thẻ SD, Cổng USB); – Khoan điện cầm tay (sử dụng pin) 03 chiếc.xxBộ01Dùng cho lớp 10, 11, 12
4 Bộ vật liệu điệnThực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.Bộ vật liệu điện gồm: – Pin lithium (loại 3.7V, 1200 maH), 9 cục; – Đế pin Lithium (loại đế ba), 03 cái; – Dây điện màu đen, màu đỏ (đường kính 0.3mm), 20 m cho mỗi màu; – Dây kẹp cá sấu 2 đầu (dài 300mm), 30 sợi; – Gen co nhiệt (đường kính 2 và 3mm), mỗi loại 2m; – Băng dính cách điện 05 cuộn; – Phíp đồng một mặt (A4, dày 1,2mm), 5 tấm; – Muối FeCl3, 500g; – Thiếc hàn cuộn (loại 100 g), 03 cuộn; – Nhựa thông 300g; – Hộp đựng dụng cụ làm bằng vật liệu nhựa cứng có độ bền cao, có tay xách, kích thước: (430x230x200)mm.xxBộ04Dùng cho lớp 10, 11, 12
5 Bộ dụng cụ điệnThực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.Bộ dụng cụ điện gồm: – Sạc pin Lithium (khay sạc đôi, dòng sạc 600mA); – Đồng hồ vạn năng số (Độ phân giải hiển thị: 12.000 chữ số, Dải đo điện áp AC/DC/AC rms: 0 – 1000V; Sai số cơ bản: 0,5%, Dải đo dòng điện AC/DC: 0 – 10A; Sai số cơ bản: 1,5%, Tần số đo đến 1 MHz, Dải đo điện trở: 0-40 MΩ); – Bút thử điện (loại thông dụng); – Kìm tuốt dây điện (đầu kìm làm bằng hợp kim thép không gỉ, cán làm bằng vật liệu cách điện, Kích thước dây tuốt: 0.6; 0.8; 1.0, 1.3; 1.6; 2.0; 2.6mm, Kích thước chiều dài: 180x60mm); – Kìm mỏ nhọn (đầu kim làm bằng hợp kim thép không gỉ, cán làm bằng vật liệu cách điện); – Kìm cắt (đầu kìm làm bằng hợp kim thép không gỉ, cán làm bằng vật liệu cách điện, Kích thước: (150x55x15)mm; – Mỏ hàn thiếc (AC 220V, 60W), kèm đế mỏ hàn (loại thông dụng); – Hộp đựng dụng cụ làm bằng vật liệu nhựa cứng có độ bền cao, có tay xách, kích thước: (430x230x200)mm.xxBộ04Dùng cho lớp 10, 11, 12
6 Dụng cụ đo các đại lượng không điện.Thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.Bộ dụng cụ đo gồm; – Bộ thu thập dữ liệu: sử dụng để thu thập, hiển thị, xử lý và lưu trữ kết quả của các cảm biến tương thích trong danh mục. Có các cổng kết nối với các cảm biến và các cổng USB, SD để xuất dữ liệu. Được tích hợp màn hình màu, cảm ứng để trực tiếp hiển thị kết quả từ các cảm biến. Phần mềm tự động nhận dạng và hiển thị tên, loại cảm biến. Có thể kết nối với máy tính lưu trữ, phân tích và trình chiếu dữ liệu. Được tích hợp các công cụ để phân tích dữ liệu. – Cảm biến đo nồng độ khí C02 (thang đo: 0 ~ 50.000ppm, độ phân giải: 1ppm; độ chính xác: ±10%); – Cảm biến đo Lượng Oxi hòa tan trong nước (thang đo: 0 đến 20mg/L, độ chính xác: ±2%); – Cảm biến đo Nồng độ khí Oxi trong không khí (thang đo: 0 đến 27%, độ chính xác ±1% trên toàn thang đo, nhiệt độ hoạt động: -20 ~ 50oC, độ ẩm hoạt động: 0 ~ 99%); – Cảm biến đo Nhiệt độ (thang đo từ -20°c đến 120°C, độ phân giải ±0.03°C); – Cảm biến đo Độ ẩm (khoảng đo: 0 đến 100%, độ chính xác: ±3%); – Cảm biến đo Nồng độ mặn (thang đo: 0ppt ~ 50ppt, độ phân giải: ±0.1ppt, độ chính xác: ±1% trên toàn thang đo); – Cảm biến đo Độ pH (Thang đo: 0-14pH, độ phân giải: ±0,01pH, nhiệt độ hoạt động: 5-60°C); – Cảm biến đo Cường độ âm thanh (tùy chọn 2 thang đo: 40 – 100 dBA hoặc 80 – 130 dBA, độ chính xác: ±0.1 dBA trên toàn thang đo); – Cảm biến đo Áp suất khí (thang đo: 0 đến 250kPa, độ phân giải: ±0.1kPa trên toàn thang đo). – Hộp đựng dụng cụ làm bằng vật liệu nhựa cứng có độ bền cao, có tay xách, kích thước: (430x230x200)mmxxBộ02Dùng cho lớp 10, 11, 12
7 Bộ công cụ phát triển ứng dụng dựa trên vi điều khiển.Thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.Bộ dụng cụ bao gồm: – Mô đun hạ áp DC-DC (2A, 4 – 36 V); – Mô đun cảm biến: nhiệt độ (đầu ra số, độ chính xác: ± 0,5oC), độ ẩm (đầu ra số, độ chính xác: ± 2% RH), ánh sáng (đầu ra tương tự và số, sử dụng quang trở), khí gas (đầu ra tương tự và số), chuyển động (đầu ra số, góc quét: 120 độ), khoảng cách (đầu ra số, công nghệ siêu âm); – Nút ấn 4 chân, kích thước (6x6x5)mm; – Bảng mạch lập trình vi điều khiển mã nguồn mở (loại thông dụng); – Mô đun giao tiếp: Bluetooth (2.0, giao tiếp: serial port, tần số: 2,4 GHz), RFID (tần số sóng mang: 13,56 MHz, giao tiếp: SPI), Wifi (2,4 GHz, hỗ trợ chuẩn 802.11 b/g/n, hỗ trợ bảo mật: WPA/WPA2, giao tiếp: Micro USB); – Thiết bị chấp hành: Động cơ điện 1 chiều (9-12V, 0,2A, 150-300 vòng/phút), Động cơ servo (4,8V, tốc độ: 0,1s/600), Động cơ bước (12-24V, bước góc: 1,80, kích thước: 42x42x41,5mm), còi báo (5V, tần số âm thanh: 2,5 KHz); – Mô đun chức năng: Mạch cầu H (5-24V, 2A), Điều khiển động cơ bước (giải điện áp hoạt động 8- 45V, dòng điện: 1,5 A), rơ le (12V); – Linh, phụ kiện: board test (150x55mm), dây dupont (loại thông dụng), linh kiện điện tử (điện trở, tụ điện các loại, transistor, LED, diode, công tắc các loại). – Hộp đựng dụng cụ làm bằng vật liệu nhựa cứng có độ bền cao, có tay xách, kích thước (430x230x200)mmxxBộ04Dùng cho lớp 10, 11, 12
8 Máy tính (để bàn hoặc xách tay)Thiết kế, mô phỏng hệ thống cơ khí, mạch điện, in 3D– Loại thông dụng, tối thiểu phải cài đặt được các phần mềm phục vụ dạy học. Đảm bảo được các nhiệm vụ Thiết kế, mô phỏng hệ thống cơ khí, mạch điện, in 3D. – Có kết nối LAN, Wifi và Bluetooth.xxBộ01Dùng cho lớp 10, 11, 12
9 Biến áp nguồnSử dụng trong các bài thực hành, thí nghiệmĐiện áp vào 220V- 50Hz Điện áp ra: – Điện áp xoay chiều (5A): (3, 6, 9,12,15, 24) V. – Điện áp một chiều (3 A): điều chỉnh từ 0 đến 24 V. Có đồng hồ chỉ thị điện áp ra; có mạch đóng ngắt và bảo vệ quá dòng, đảm bảo an toàn về độ cách điện và độ bền điện trong quá trình sử dụng.xxBộ04Dùng cho lớp 10, 11, 12
10 Máy chiếu (hoặc Màn hình hiển thị)Dùng cho dạy học và hoạt động giáo dục.Máy chiếu: – Loại thông dụng; – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens; – Độ phân giải tối thiểu Full HD; – Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch; – Điều khiển từ xa; – Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có). Màn hình hiển thị: – Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD; – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt; – Điều khiển từ xa; – Nguồn điện: AC 90-220V/50Hz.xxBộ01 
11 Găng tay bảo hộ lao độngSử dụng khi thực hànhLoại thông dụng, đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn khi sử dụng.xxCái01/HSDùng cho lớp 10, 11, 12
12 Kính bảo hộSử dụng khi thực hànhLoại thông dụng, mắt kính rộng, có phần chắn bảo vệ mắt.xxCái01/HSDùng cho lớp 10, 11, 12
BTHIẾT BỊ THEO CÁC CHỦ ĐỀ
ITRANH ẢNH
1Vẽ thuật
1.1 Hình chiếu phối cảnhMinh họa, Khám pháThể hiện hệ thống xây dựng hình chiếu phối cảnh của ngôi nhà cấp 4 (bao gồm mặt phẳng vật thể, mặt tranh, điểm nhìn, mặt phẳng tầm mắt, đường chân trời);x Tờ01/GVDùng cho lớp 10
1.2 Bản vẽ chi tiếtMinh họa, Khám phá, thực hànhBản vẽ thể hiện hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh, hình cắt của chi tiết giá đỡ hình chữ V với thông số cơ bản như khung tên, hình biểu diễn, kích thước và yêu cầu kĩ thuật.x Tờ01/GVDùng cho lớp 10
1.3 Bản vẽ lắpMinh họa, Khám phá, thực hànhBản vẽ thể hiện hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh bản vẽ lắp của Bộ giá đỡ (bao gồm 02 giá đỡ hình chữ V, 01 tấm đỡ và 04 Vít M6x24 với các thông số kĩ thuật kèm theo);x Tờ01/GVDùng cho lớp 10
1.4 Bản vẽ xây dựngMinh họa, Khám phá, thực hànhBản vẽ thể hiện kích thước, hình dạng cấu tạo của ngôi nhà 2 tầng, trên bản vẽ thể hiện mặt đứng phía trước của ngôi nhà, mặt bằng tầng 1, mặt bằng tầng 2 và hình chiếu phối cảnh của ngôi nhà với những kí hiệu theo quy ước và thông số kĩ thuật;x Tờ01/GVDùng cho lớp 10
2Đng cơ đốt trong
2.1 Động cơ xăng 4 kỳ và Động cơ xăng 2 kỳMinh họa, Tìm hiểu, Khám pháThể hiện sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ xăng 4 kỳ và động cơ xăng 2 kỳ.x Tờ01/GVDùng cho lớp 11
2.2 Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mátMinh họa, Tìm hiểu, Khám pháBộ tranh gồm 2 tờ: mỗi tờ mô tả sơ đồ cấu tạo, nguyên lý làm việc của: (1) Hệ thống bôi trơn; (2) Hệ thống làm mát động cơ trên ô tô;x Bộ01/GVDùng cho lớp 11
3Ô tô
3.1 Cấu tạo của Ô tôMinh họa, Tìm hiểu, Khám pháThể hiện sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống truyền lực trên ô tô như vị trí đặt của hệ thống truyền lực trên ô tô bao gồm động cơ, li hợp, hộp số, truyền lực các đăng, truyền lực chính và bộ vi sai, bánh xe chủ động.x Tờ01/GVDùng cho lớp 11
4Điện t tương t
4.1 Sơ đồ mạch xử lý tín hiệu điện tử tương tựGiúp HS nhận biết nguyên lý hoạt động của mạch khuếch đại, mạch điều chế, mạch giải điều chế trong điện tử tương tự.Minh họa sơ đồ nguyên lý của mạch khuếch đại và sơ đồ khối nguyên lý của các mạch điều chế, mạch giải điều chế của điện tử tương tự.x Tờ01/GVDùng cho lớp 12
5Điện tử số
5.1 Sơ đồ mạch xử lý tín hiệu điện tử sốGiúp HS nhận biết nguyên lý hoạt động của mạch xử lý tín hiệu điện tử sốMinh họa sơ đồ mạch xử lý tín hiệu thuộc mạch tổ hợp và mạch dãy trong điện tử số.x Tờ01/GVDùng cho lớp 12
Ghi chú: Tranh có kích thước (790×540)mm, dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couche có định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ.
IIMÔ HÌNH, MẪU VẬT
1Công nghệ điện tử
1.1Hệ thống điện trong gia đìnhBộ thực hành lắp mạch điện gia đìnhGiúp HS thực hành lắp bảng mạch điện đơn giản.Bộ thực hành lắp mạch điện đơn giản bao gồm: – Bảng điện: chất liệu nhựa, khoan lỗ, kích thước (200×300)mm; – Aptomat: loại 2 tiếp điểm, 250V-10A; – Công tắc đơn: 2 cái, chất liệu nhựa, kích thước (35×50)mm; – Công tắc đảo chiều: 2 cái, chất liệu nhựa, kích thước 35x50mm; – Ổ cắm điện: ổ cắm đôi, 250V-10A; – Bóng đèn: loại búp LED 25W – 220V; – Dây điện nối: 3m; – Hộp bảo vệ: làm bằng vật liệu nhựa cứng có độ bền cao, có tay xách, kích thước phù hợp.xxBộ05Dùng cho lớp 12
2Công nghệ điện tử
2.1 Bộ thực hành lắp ráp mạch điện tửGiúp HS thực hành lắp ráp mạch điện tửBộ thực hành lắp ráp mạch điện tử bao gồm: – Điện trở than: 100Ω; 1kΩ; 470Ω; 4,7kΩ; 2,2kΩ; 330kΩ; 180Ω; 5,6kΩ, công suất 0.25W, sai số 5%, hiển thị trị số bằng vạch màu. – Điện trở kim loại: 100Ω, 470Ω, 1kΩ, 4,7kΩ, 10kΩ, 33kΩ, 47kΩ, 100kΩ, 330kΩ, 470kΩ, công suất 1W, sai số 10%, hiển thị trị số bằng số. – Điện trở sứ: 10Ω – 5W, 1Ω – 10W, 10Ω -10w, 15Ω – 10W, 20Ω – 10W, 22Ω – 10W, sai số 5%, hiển thị trị số bằng số. – Tụ xoay: một số loại tụ xoay có dải từ 10 pF đến 120 pF. – Tụ giấy: một số loại tụ giấy có dải từ 500 pF đến 50pF. – Tụ gốm: 0,01µF, 0,1µF, 0,22µF, 2,2µF sai số 5% – 10%, hiển thị trị số bằng số. – Tụ hóa: 1000µF – 25V, 100µF – 16V, sai số 5% – 10%, hiển thị trị số bằng số. – Chiết áp: loại màng than, loại tinh chỉnh, công suất 1W – Loa: 3 cái, loại công suất 1W – Đèn LED: 5 cái loại 5V – Lõi ferit điện áp đầu vào 220V, điện áp đầu ra 12V, có cường độ dòng điện 1A. – Tirixto: loại thông dụng NEC2P4M hoặc tương đương. – Triac: loại BTA 06-600 hoặc tương đương. – Diac: loại DB 3 hoặc tương đương. – Tran zi to: mỗi loại 1 cái: C828; A 546; H1061; A671 hoặc tương đương. – IC: loại IC 74xx, 78xx; 79xx; hoặc tương đương. – Bo mạch thử: kích thước (150×55)mm – Hộp bảo vệ: làm bằng vật liệu nhựa cứng có độ bền cao, có tay xách, kích thước phù hợp.xxBộ05Dùng cho lớp 12
IIIDỤNG CỤ
1Vẽ kĩ thuật
1.1 Bộ dụng cụ vẽ kĩ thuậtVẽ hình trên bảng.Thước T, Compa, Thước dài, Eke, thước cong. Kích thước phù hợp cho vẽ trên bảngx Bộ01/GVDùng cho lớp 10
IVBĂNG/ĐĨA/PHN MM/VIDEO
1Vẽ kĩ thuật
1.1 Phần mềm vẽ kỹ thuật cơ bảnThực hành, thiết kế vẽ kỹ thuậtPhần mềm vẽ vẽ kỹ thuật cơ bản 2D thông dụng với các lệnh vẽ đơn giản thể hiện kích thước và cấu tạo của vật thể dưới dạng 2D, sử dụng phần mềm không vi phạm bản quyền.xxBộ01Dùng cho lớp 10
2Các phương pháp gia công cơ khí
2.1 Các phương pháp gia công cơ khíGiới thiệu, tìm hiểu, khám pháGiới thiệu các phương pháp gia công cơ khí bao gồm: – Các phương pháp gia công không phôi: Đúc, rèn, dập nóng, dập nguội, cán, kéo, ép, hàn, gia công áp lực…; – Các phương pháp gia công cắt gọt: tiện, phay, bào, khoan, mài…x Bộ01Dùng cho lớp 11
3Sản xuất cơ khí
3.1 Tự động hóa trong sản xuất cơ khíGiới thiệu, tìm hiểu, khám pháGiới thiệu, mô tả nội dung của máy tự động, người máy công nghiệp, dây chuyền sản xuất tự động có sử dụng Robot công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao.x Bộ01Dùng cho lớp 11

PHN II: ĐỊNH HƯỚNG NÔNG NGHIỆP

S TTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả thiết bịĐối tượng sử dụngĐơn vịSlượngGhi chú
GVHS  
ATHIẾT BỊ DÙNG CHUNG
1 Thiết bị đo pHThực hành đo độ pH– Loại thông dụng, cầm tay; – Dải đo từ 0 -14 độ pH; – Độ phân giải: 0,01pH; – Độ chính xác: ± 0.01%; – Điều kiện làm việc: 0 ~ 50°C; – Hiển thị: số trên màn hình LCD; (Hoặc sử dụng cảm biến đo pH ở phần TBDC của môn học)xxCái02 
2 Cân kỹ thuậtThực hành cân mẫuĐộ chính xác 0,1 đến 0,01g. Khả năng cân tối đa 240 gamxxCái01 
3 Thiết bị đo nồng độ oxy hòa tan trong nướcThực hành đo nồng độ oxy hòa tan trong nước– Loại thông dụng, cầm tay; – Phạm vi đo: 0-19,9 mg/l; – Độ phân giải: 0.1 mg/l; – Độ chính xác tương đối: +/- 0,5 mg/l; – Tự động bù nhiệt: 5 ~ 45°C; – Điều kiện làm việc: 5 ~ 45°C; – Nhiệt độ đo: 5 ~ 99,9°C; (Hoặc sử dụng cảm biến đo nồng độ oxy ở phần TBDC của môn học).xxCái02 
4 Thiết bị đo hàm lượng amoni trong nướcThực hành đo nồng độ amoni trong nước– Loại thông dụng, cầm tay; – Thang đo: 0.00 – 9.99 ppm (mg/L) NH3-N (amoni-nito); – Độ phân giải: 0.01 ppm; – Độ chính xác: ± 0.05 ppm; – Môi trường đo: 0 đến 50°C; – Tự động tắt: sau 10 phút không sử dụng; (Hoặc sử dụng cảm biến ở phần TBDC của môn học).xxCái02 
5 Máy hút chân không miniThực hành bảo quản sản phẩm trồng trọt, thức ăn thủy sản, bảo quản thủy sản.– Điện áp: 220 v/50hz; – Công xuất: 220W; – Công suất hút: 0,12 Mpa; – Mức độ hàn: ≥ 6 mức; – Kích thước hàn: 50mm ~ 300mm.xxCái02 
6 Thiết bị đo độ mặnThực hành đo độ mặn của đất, nước– Loại thông dụng, cầm tay; – Phạm vi đo: 0.00ppt – 50.00ppt (chỉ số ppt số gam muối /1kg nước biển tương đương 1/1000); – Độ chính xác: ± 0,2%; – Phạm vi nhiệt độ đo: 0 ~ 60°C; – Hiển thị: số trên màn hình LCD; (Hoặc sử dụng cảm biến đo nồng độ mặn ở phần TBDC của môn học).xxCái02 
7 Bếp từThực hành chế biến sản phẩm chăn nuôi– Bếp đơn. Chất liệu mặt bếp: Kính chịu nhiệt; – Tính năng an toàn: Tự ngắt khi bếp nóng quá tải, khóa bảng điều khiển, cảnh báo dụng cụ nấu không phù hợp.xxCái01 
8 Kính lúp cầm tayThực hànhLoại thông dụng, độ phóng đại tối đa 10 lần.xxChiếc05 
9 Bình tam giác 250mlĐựng hóa chất khi tiến hành thí nghiệmThủy tinh trung tính, chịu nhiệt, đường kính đáy ɸ63mm, chiều cao bình 93mm (trong đó cổ bình dài 25mm, kích thước ɸ22mm).xxCái10 
10 Ống đong hình trụ 100mlĐong một lượng tương đối chất lỏng trong thực hànhThủy tinh trung tính, chịu nhiệt, có đế thủy tinh, độ chia nhỏ nhất 1ml. Dung tích 100ml. Đảm bảo độ bền cơ học.xxCái05 
11 Cốc thủy tinh 250mlPha, đựng hóa chất trong thực hànhThủy tinh trung tính, chịu nhiệt, hình trụ ɸ72mm, chiều cao 95mm, dung tích 250ml, độ chia nhỏ nhất 50ml, có miệng rót. Đảm bảo độ bền cơ học.xxCái05 
12 Bộ chày cối sứThực hành nghiền mẫuLàm bằng sứ nung, màu trắng. Cối có đường kính ≥ 100mm, độ sâu ≥ 60mm, thành cối dày chịu được va đập cơ học, bề mặt lòng cối có độ sần nhưng mịn để dễ dàng nghiền mẫu. Chày có chiều dài ≥ 100mm, đường kính ≥ 25mm, đầu chày bo tròn, mịn.xxBộ05 
13 RâyThực hành rây mẫuLàm bằng chất liệu không rỉ, chịu nước, chịu mặn, đường kính ≥ 150mm, lỗ rây 1mm.xxCái05 
14 Ống nghiệmThực hànhThủy tinh trung tính, chịu nhiệt, Φ16mm, chiều cao 160mm, bo miệng, đảm bảo độ bền cơ học.xxCái20 
15 Phễu lọc thủy tinh cuống ngắnLọc, di chuyển chất lỏng vào hình có miệng hẹpThủy tinh trung tính, chịu nhiệt, kích thước Φ80mm, dài 90mm (trong đó đường kính cuống Φ10, chiều dài 20mm).xxCái05 
16 Đũa thủy tinhKhuấy hỗn hợpThủy tinh trung tính, chịu nhiệt, hình trụ Φ6mm dài 250mm.xxCái05 
17 Thìa xúc hóa chấtDi chuyển lượng nhỏ hóa chất rắnThủy tinh dài 160mm, thân Φ5mm.xxCái05 
18 Đèn cồn thí nghiệmCung cấp nhiệtThủy tinh không bọt, nắp thủy tinh kín, nút xỏ bấc bằng sứ. Thân (75mm, cao 84mm, cổ 22mm).xxCái05 
19 Muỗng đốt hóa chấtĐựng một lượng nhỏ hóa chất trong thí nghiệm đốtBằng Inox. Kích thước Φ6mm, cán dài 250mm.xxCái05 
20 Kẹp đốt hóa chấtGắp hóa chấtInox, có chiều dài 250mm, Φ5,5mm.xxCái05 
BTHIẾT BỊ THEO CÁC CHỦ ĐỀ
ITRANH ẢNH
1Phân bón
  Một số loại phân bón hóa học phổ biếnMinh họa, tìm hiểu, khám phá về phân bón hóa họcTranh mô tả một số loại phân bón hóa học phổ biến: Phân đạm, phân lân, phân kali, phân NPK.x Tờ01/GVDùng cho lớp 10
2Công nghệ giống cây trồng
  Quy trình nhân giống cây trồngMinh họa, tìm hiểu, khám phá về nuôi cấy mô tế bào.Sơ đồ các bước trong quy trình nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào. Ở mỗi bước đều có hình ảnh minh họa.x Tờ01/GVDùng cho lớp 10
3Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng 
3.1 Sâu hại cây trồngMinh họa, khám phá, thực hànhTranh mô tả một số loại sâu hại cây trồng thường gặp: Rầy nâu hại lúa, sâu đục quả, sâu cuốn lá, sâu tơ hại rau. Mỗi loại sâu hại 1 tranh riêng thể hiện đầy đủ hình ảnh con trưởng thành, trứng, con non, nhộng (nếu có) và cây trồng bị sâu hại.x Tờ01/GVDùng cho lớp 10
3.2 Bệnh hại cây trồngMinh họa, khám phá, thực hànhTranh mô tả một số loại bệnh hại cây trồng thường gặp: Bệnh thán thư, bệnh sương mai, bệnh héo rũ, bệnh greening.x Tờ01/GVDùng cho lớp 10
4Trồng trọt công nghệ cao
4.1 Hệ thống thủy canh hồi lưuMinh họa, tìm hiểu, khám phá.Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống thủy hồi lưu.x Tờ01/GVDùng cho lớp 10
5Công nghệ giống vật nuôi
5.1 Một số phương pháp nhân giống vật nuôiMinh họa, tìm hiểu, khám phá quy trình nhân giống vật nuôi.Sơ đồ nhân giống thuần chủng và nhân giống ưu thế lai.x Tờ01/GVDùng cho lớp 11
5.2 Quy trình cấy truyền phôi bòMinh họa, tìm hiểu, khám phá quy trình cấy truyền phôi.Sơ đồ các bước trong quy trình cấy truyền phôi bò. Ở mỗi bước đều có hình ảnh minh họa.x Tờ01/GVDùng cho lớp 11
6Công nghệ thức ăn chăn nuôi 
6.1 Chế biến thức ăn chăn nuôi bằng phương pháp ủ chuaMinh họa, thực hành, khám phá quy trình chế biến thức ăn chăn nuôi từ các sản phẩm trồng trọt.Sơ đồ các bước trong quy trình chế biến thức ăn chăn nuôi từ sản phẩm trồng trọt bằng phương pháp ủ chua. Ở mỗi bước đều có hình ảnh minh họa.x Tờ01/GVDùng cho lớp 11
7Phòng, trị bệnh cho vật nuôi
7.1 Một số bệnh phổ biến ở lợnMinh họa, khám phá, nhận biết về một số bệnh phổ biến ở lợn.Tranh mô tả triệu chứng và bệnh tích một số bệnh phổ biến ở lợn: Bệnh dịch tả châu Phi, bệnh tai xanh, bệnh tụ huyết trùng.x Tờ01/GVDùng cho lớp 11
7.2 Một số bệnh phổ biến ở gia cầmMinh họa, khám phá, nhận biết về một số bệnh phổ biến ở gia cầm.Tranh mô tả triệu chứng và bệnh tích một số bệnh phổ biến ở gia cầm: Bệnh gà rù, bệnh cúm gia cầm, bệnh tụ huyết trùng.x Tờ01/GVDùng cho lớp 11
8Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
8.1 Mô hình xử lý chất thải bằng công nghệ biogasMinh họa, tìm hiểu, khám phá quy trình xử lý chất thải chăn nuôi bằng biogas.Tranh mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống biogas.x Tờ01/GVDùng cho lớp 11
9Công nghệ giống thủy sản 
9.1 Các giai đoạn phát triển phôi cá.Minh họa, tìm hiểu, khám phá.Tranh mô tả các giai đoạn phát triển của phôi cá. Mỗi bước đều có hình ảnh minh họa.x Tờ01/GVDùng cho lớp 12
9.2 Các giai đoạn phát triển của tôm.Minh họa, tìm hiểu, khám phá.Tranh mô tả các giai đoạn phát triển của tôm. Mỗi bước đều có hình ảnh minh họa.x Tờ01/GVDùng cho lớp 12
10Phòng, trị bệnh thủy sản
10.1 Một số loại bệnh phổ biến trên cáMinh họa, tìm hiểu, khám phá, thực hànhTranh mô tả một số loại bệnh phổ biến trên cá: bệnh do nhiễm vi khuẩn Aeromonas, Edwardsiella, Vibrio, Pseudomonas.x Tờ01/GVDùng cho lớp 12
10.2 Một số loại bệnh phổ biến trên tômMinh họa, tìm hiểu, khám phá, thực hànhTranh mô tả một số loại bệnh phổ biến trên tôm: bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh đốm đen.x Tờ01/GVDùng cho lớp 12
Ghi chú: – Tranh có kích thước (790×540)mm, dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couche có định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ.
IIDỤNG CỤ
1Công nghệ giống cây trồng
  Bộ dụng cụ ghép câyThực hành ghépDao, kéo chuyên dùng cho ghép cây làm bằng thép không rỉ; bình tưới cây ô zoa bằng nhựa tổng hợp có dung tích tối thiểu 3 lít; nilon tự hủy.xxBộ05Dùng cho lớp 10
2Trồng trọt công ngh cao
  Bộ trồng cây thủy canh tĩnhThực hành trồng cây thủy canhThùng đựng dung dịch dinh dưỡng có nắp đậy, thể tích 10-15 lít, mỗi thùng có 6 rọ trồng cây, làm bằng nhựa nguyên sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không bị ăn mòn bởi dung dịch thủy canh.xxBộ05Dùng cho lớp 10
IIIBĂNG/ĐĨA/PHẦN MỀM/VIDEO
1Giới thiệu chung về trồng trọt
  Video: Trồng trọt công nghệ cao.Minh họa, Tìm hiểu, Khám pháVideo giới thiệu công nghệ tự động hóa trong gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh và thu hoạch sản phẩm trồng trọt.x Bộ01/GVDùng cho lớp 10
2Công nghệ giống cây trồng 
  Video: Thực hành ghép.Minh họa, khám phá, hướng dẫn thực hành ghépVideo hướng dẫn, làm mẫu các bước trong quy trình ghép đoạn cành và quy trình ghép mắt nhỏ có gỗ.x Bộ01/GVDùng cho lớp 10
3Giới thiệu chung về chăn nuôi
  Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi.Minh họa, tìm hiểu, khám phá ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi.Video giới thiệu công nghệ tự động hóa trong nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trừ bệnh, thu hoạch sản phẩm và vệ sinh chuồng trại, xử lý chất thải trong chăn nuôi bò hoặc chăn gà.x Bộ01/GVDùng cho lớp 11
4Công nghệ chăn nuôi 
  Chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAPMinh họa, tìm hiểu, khám phá về chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.Video giới thiệu mô hình chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAP.x Bộ01/GVDùng cho lớp 11
5Giới thiệu chung về lâm nghiệp
  Các hoạt động lâm nghiệp cơ bảnMinh họa, tìm hiểu, khám phá về Các hoạt động lâm nghiệp cơ bảnVideo giới thiệu các hoạt động lâm nghiệp cơ bản: trồng rừng, chăm sóc rừng, bảo vệ rừng, khai thác lâm sản, chế biến và thương mại lâm sản.x Bộ01/GVDùng cho lớp 12
6Giới thiệu chung về thủy sản
6.1 Video: Nuôi cá công nghệ cao.Minh họa, Tìm hiểu, Khám pháVideo giới thiệu mô hình nuôi cá theo công nghệ Biofloc.x Bộ01/GVDùng cho lớp 12
6.2 Video: Nuôi tôm công nghệ caoMinh họa, khám pháVideo giới thiệu mô hình nuôi tôm công nghệ cao. mô hình nuôi tôm theo công nghệ CPF – Combine Model, mô hình nuôi tôm lót bạt đáyx Bộ01/GVDùng cho lớp 12

Ghi chú:

– Danh mục được tính cho 01 phòng học bộ môn;

– Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học;

– Các tranh/ảnh dùng cho giáo viên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng;

– Các Video/clip có thời lượng không quá 3 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280×720), hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;

– Đối với các thiết bị đo lường, căn cứ thực tiễn của địa phương có thể lựa chọn phương án sử dụng đo truyền thống (Ampe kế, nhiệt kế…),nhưng phải đảm bảo đồng bộ để thực hiện hoàn chỉnh các bài thí nghiệm cho học sinh;

– Số lượng thiết bị trong PHBM ở trên được tính cho một (01) PHBM với quy mô 45 HS, căn cứ thực tiễn về PHBM và số lượng HS có thể để điều chỉnh tăng/giảm số lượng cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho dạy và học;

– Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, “PHBM”, “GV”, “HS” căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp số lượng PHBM để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho các điểm trường;

– Các thiết bị, dụng cụ có ghi “(TBDC)” thì được hiểu là mô tả thông số kỹ thuật, số lượng được tính ở phần TBDC, không tính số lượng của thiết bị, dụng cụ này khi thống kê số lượng cần mua sắm;

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên;

+ PHBM: Phòng học bộ môn;

+ TBDC: Thiết bị dùng chung.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – MÔN TIN HỌC
(Kèm theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

S TTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bịĐối tượng sử dụngĐơn vịSố IượngGhi chú
GVHS 
IPHÒNG THỰC HÀNH TIN HỌC
1 Máy chủQuản lý, kết nối mạng cho các máy của học sinh và lưu trữ các phần mềm, học liệu phục vụ dạy và họcSử dụng một máy tính PC có cấu hình RAM, ổ cứng có dung lượng lớn hơn máy dùng cho học sinh để cài đặt làm máy chủ, cấu hình đảm bảo: + Lưu trữ bài thực hành của học sinh và các phần mềm dạy học; + Quản lý, kết nối tất cả máy tính và các thiết bị ngoại vi trong phòng máy. – Cài đặt được hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng phục vụ quản lý và tổ chức dạy học không vi phạm bản quyền. – Kết nối được Internetx Bộ01 
2 Máy tính để bàn hoặc máy tính xách tayDạy, học và thực hành– Cấu hình đảm bảo: + Cài đặt được các phần mềm dạy học của các môn học trong nhà trường; + Kết nối được mạng LAN và Internet. – Bao gồm: bàn phím, chuột, màn hình, tai nghe, Micro, Webcam (độ phân giải tối thiểu: 480p/30fps); – Cài đặt được hệ điều hành và phần mềm dạy học không vi phạm bản quyền. xBộ01/HS 
3 Thiết bị kết nối mạngĐể kết nối mạng LAN và dạy họcĐảm bảo kết nối mạng LAN đồng bộ các máy tính và thiết bị ngoại vi khác trong phòng học bộ môn Tin học và kết nối được Internet (có dây hoặc không dây)xxBộ01 
4 Thiết bị kết nối mạng và đường truyền InternetĐể kết nối Internet và dạy họcĐảm bảo đồng bộ thiết bị và tốc độ đường truyền để tất cả các máy vi tính trong phòng học bộ môn Tin học có thể truy cập Internet.xxBộ01 
5 Bàn để máy tính, ghế ngồi Bàn có thiết kế phù hợp để máy tính. Ghế không liền bànxxBộ Số lượng phù hợp với HS và máy tính được trang bị
6 Hệ thống điệnCung cấp điện cho các máy tính và các thiết bị khácHệ thống điện đảm bảo cung cấp ổn định điện áp, đủ công suất cho tất cả các máy tính và các thiết bị khác trong phòng, đồng bộ và an toàn trong sử dụng.xxHệ thống01 
7 Tủ lưu trữLưu trữLoại thông dụng, dùng để lưu trữ các thiết bị, đồ dùng trong phòng học tin học.x Cái01 
8 Máy in LaserHỗ trợ dạy và họcĐộ phân giải tối thiểu: 600x600dpi. Tốc độ in tối thiểu: 10 trang/phútxxChiếc01 
9 Máy chiếu (hoặc Màn hình hiển thị)Hỗ trợ dạy và họcMáy chiếu: – Loại thông dụng; – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens; – Độ phân giải tối thiểu XGA; – Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100inch; – Điều khiển từ xa; – Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có). Màn hình hiển thị: – Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD; – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt; – Điều khiển từ xa; – Nguồn điện: AC 90-220V/50Hz.xxChiếc01 
10 Điều hòa nhiệt độ hoặc Quạt điệnỔn định nhiệt độ cho phòng máy và đảm bảo sức khỏe cho giáo viên, học sinh.Loại thông dụng, đảm bảo đủ công suất cho 01 phòng thực hànhxx   
11 Thiết bị lưu trữ ngoàiDùng để sao lưu các dữ liệu quan trọng, phần mềm cơ bản, thiết yếuLoại thông dụng, đảm bảo đủ dung lượng để lưu trữ.x Cái01 
12 Bộ dụng cụ sửa chữa, bảo dưỡng máy tính cơ bảnDùng để bảo trì và sửa chữa máy tínhGồm bộ tuốc nơ vít các loại, kìm bấm dây mạng RJ45, RJ11, bút thử điện.xxBộ01 
13 Máy hút bụi Loại thông dụngxxCái01 
14 Bộ lưu điệnLưu điện dự phòng cho máy chủCông suất phù hợp với máy chủx Bộ01 
BTHIẾT B THEO CÁC CHỦ ĐỀ CƠ BẢN
IPHẦN MỀM
1Tất cả các chủ đề
1.1 Hệ điều hànhDạy và học, quản lý hoạt động máy tínhPhiên bản cập nhật và không vi phạm bản quyền.xxBộ01Dùng cho lớp 10, 11, 12
1.2 Phần mềm tin học văn phòngDạy và học và phục vụ các công việc chungPhiên bản cập nhật và không vi phạm bản quyền.xxBộ01Dùng cho lớp 10, 11, 12
1.3 Phần mềm duyệt webDạy và họcThông dụng, không vi phạm bản quyềnxxBộ01Dùng cho lớp 10, 11, 12
1.4 Phần mềm diệt virusBảo vệ hoạt động máy tínhThông dụng, không vi phạm bản quyềnxxBộ01Dùng cho lớp 10, 11, 12
1.5 Các loại phần mềm ứng dụng khácKhai thác, sử dụng phần mềm ứng dụng trong quá trình dạy, họcPhần mềm ứng dụng, phần mềm dạy học, học liệu điện tử, không vi phạm bản quyền.xxBộ01Dùng cho lớp 10, 11, 12
2Chủ đề: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
  Phần mềm tìm kiếm thông tinDạy và họcThông dụng, không vi phạm bản quyềnxxBộ01Dùng cho lớp 10, 11, 12
3Chủ đề: Ứng dụng tin học
3.1 Phần mềm thiết kế đồ họaDạy và họcThông dụng, không vi phạm bản quyềnxxBộ01Dùng cho lớp 10, 11
3.2 Phần mềm chỉnh sửa ảnhDạy và họcThông dụng, không vi phạm bản quyềnxxBộ01Dùng cho lớp 11
3.3 Phần mềm làm phim hoạt hình, videoDạy và họcThông dụng, không vi phạm bản quyềnxxBộ01Dùng cho lớp 11
3.4 Phần mềm thiết kế webDạy và họcThông dụng, không vi phạm bản quyềnxxBộ01Dùng cho lớp 12
4Chủ đề: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
4.1 Phần mềm lập trìnhDạy và họcThông dụng, không vi phạm bản quyềnxxBộ01Dùng cho lớp 10, 11
4.2 Phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệuDạy và họcThông dụng, không vi phạm bản quyềnxxBộ01Dùng cho lớp 11
4.3 Phần mềm mô phỏngDạy và họcThông dụng, không vi phạm bản quyềnxxBộ01Dùng cho lớp 12
IIDỤNG CỤ
 Chủ đề: Mạng máy tính và Internet
1 Switch/HubDạy, học và thực hànhDùng cho học sinh thực hành, loại thông dụngxxChiếc01Dùng cho lớp 12
2 Cáp mạng UTPDạy, học và thực hànhCáp UTP cat 5e, cat 6xxMét100Dùng cho lớp 12
3 Đầu bấm mạngDạy, học và thực hànhĐầu bấm mạng RJ45xxCái100Dùng cho lớp 12
CTHIẾT BỊ THEO CÁC CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP TỰ CHỌN
IPHẦN MỀM 
1Chuyên đề: Thực hành sử dụng phần mềm vẽ trang tríPhần mềm vẽ trang tríDạy và họcThông dụng, không vi phạm bản quyềnxxBộ01Dùng cho lớp 11
2Chuyên đề: Thực hành sử dụng phần mềm quản lí dự ánPhần mềm quản lí dự ánDạy và họcThông dụng, không vi phạm bản quyềnxxBộ01Dùng cho lớp 12
3Chuyên đề học tập định hướng Khoa học máy tínhPhần mềm hỗ trợ và lập trình điều khiển robot giáo dụcDạy và họcThông dụng, không vi phạm bản quyền, đảm bảo: – Phần mềm hỗ trợ kết nối robot với máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh thông qua giao tiếp Bluetooth, Wifi hay USB. – Phần mềm lập trình để lập trình điều khiển robot thực hiện tối thiểu được một số thao tác đơn giản như di chuyển tiến/lùi, cử động cánh tay.xxBộ01Dùng cho lớp 10
IIDỤNG CỤ
1Chuyên đề học tập định hướng Khoa học máy tínhRobot giáo dụcDạy, học và thực hànhDùng cho học sinh thực hành, đảm bảo: – Robot thực hiện được chức năng tối thiểu như di chuyển tiến/lùi, cử động cánh tay. – Nguồn cấp điện: Pin sạc (kèm bộ sạc pin) hoặc pin đũa, pin tiểu, pin cục. – Mô đun cảm biến (có thể lựa chọn 1 hoặc nhiều mô đun): nhiệt độ (đầu ra số, độ chính xác: ± 0,5°C), độ ẩm (đầu ra số, độ chính xác: ± 2% RH), ánh sáng (đầu ra tương tự và số, sử dụng quang trở), chuyển động (đầu ra số, góc quét: 120 độ), khoảng cách (đầu ra số, công nghệ siêu âm). – Bảng mạch lập trình vi điều khiển mã nguồn mở (loại thông dụng). – Mô đun giao tiếp: Bluetooth, Wifi hay USB. – Thiết bị chấp hành và linh kiện (có thể lựa chọn 1 hoặc nhiều thiết bị, linh kiện để phù hợp với từng nội dung dạy học): động cơ điện 1 chiều, động cơ servo, động cơ bước, đèn LED, loa, còi, dây cáp, bánh xe, thiết bị điều khiển từ xa.xxBộ07Robot giáo dục có thể được sử dụng chung với các môn học khác (như môn Công nghệ, Vật lí)

Ghi chú:

– Danh mục thiết bị được tính cho 01 phòng học bộ môn;

– Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học;

– Các tranh/ảnh dùng cho giáo viên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng;

– Đối với các thiết bị được trang bị theo 01 PHBM nêu trên đang được tính theo tiêu chuẩn 45 HS, căn cứ thực tế số lượng HS/lớp của trường, có thể điều chỉnh tăng/giảm số lượng thiết bị cho phù hợp, đảm bảo đủ cho HS thực hành;

– Thiết bị trong PHBM Tin học có thể được sử dụng chung với các môn học khác;

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên;

+ PHBM: Phòng học bộ môn.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – MÔN ÂM NHẠC
(Kèm theo Thông số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bịĐối tượng sử dụngĐơn vịSlượngGhi chú
GVHS 
INhc cthể hiện tiết tấu
1 BongoHS luyện tập tiết tấuTheo mẫu của nhạc cụ thông dụng, gồm hai chiếc trống có chân đế, được gắn với nhau. Một chiếc có đường kính mặt trống là 190mm, một chiếc có đường kính mặt trống là 165mm.xxBộ01/GV 
2 CajonHS luyện tập tiết tấuTheo mẫu của nhạc cụ thông dụng. Loại trống hình hộp, thân làm bằng gỗ, có chiều cao là 470mm, chiều rộng và chiều dài là 300mm.xxCái01/GV 
3 TriangleHS luyện tập tiết tấuTheo mẫu của nhạc cụ thông dụng, gồm triangle và thanh gỗ đều bằng kim loại. Loại phổ biến có chiều dài mỗi cạnh của tam giác là 180mm.xxBộ05/GV 
4 TambourineHS luyện tập tiết tấuTheo mẫu của nhạc cụ thông dụng. Loại phổ biến, đường kính 270mm, chiều cao 50mm.xxCái05/GV 
5 MaracasHS luyện tập tiết tấuTheo mẫu của nhạc cụ thông dụng, gồm hai bầu rỗng bằng nhựa hoặc gỗ, có tay cầm, bên trong đựng những hạt đậu hoặc viên đá nhỏ.xxCặp05/GV 
6 WoodblockHS luyện tập tiết tấuTheo mẫu của nhạc cụ thông dụng, gồm ống gỗ được gắn với tay cầm và dùi gỗ. Ống gỗ có một phần tạo ra âm thanh thấp, một phần tạo ra âm thanh cao.xxCái03/GV 
7 Bộ trống JazzHS luyện tập theo nhóm nhạcTheo mẫu của bộ trống thông dụng, gồm: bass-drum, snare-drum, tom-toms, cymbal hi-hat, ride cymbal, crash cymbal, 2 dùi gỗ.xxBộ01/GV 
IINhạc cụ thể hiện giai điệu, hòa âm
1 Sáo trúcHS luyện tập giai điệuTheo mẫu nhạc cụ thông dụng của Việt Nam, loại sáo ngang có 1 lỗ thổi và 6 lỗ bấm.xxCái10/GV 
2 Đàn tranhHS luyện tập giai điệuTheo mẫu nhạc cụ thông dụng của Việt Nam, loại đàn tranh cải tiến có trên 17 dây.xxCái01/GV 
3 Đàn bầuHS luyện tập giai điệuTheo mẫu nhạc cụ thông dụng của Việt Nam, đàn chỉ có 1 dây.xxCái01/GV 
4 Đàn nhịHS luyện tập giai điệuTheo mẫu nhạc cụ thông dụng của Việt Nam, đàn có 2 dây, dùng cung vĩ để kéo.xxCái01/GV 
5 Đàn nguyệtHS luyện tập giai điệuTheo mẫu nhạc cụ thông dụng của Việt Nam, đàn có 2 dây, hộp đàn bình tròn.xxCái01/GV 
6 Đàn T’rưngHS luyện tập giai điệuTheo mẫu nhạc cụ thông dụng của Việt Nam, đàn gồm nhiều ống tre lồ ô hoặc nứa có kích cỡ khác nhau, dùng dùi gõ.xxCái01/GV 
7 Tính tẩuHS luyện tập giai điệuTheo mẫu nhạc cụ thông dụng của Việt Nam, loại đàn có 2 dây hoặc 3 dây.xxCái01/GV 
8 Kèn phímHS luyện tập giai điệu, hòa âmTheo mẫu của nhạc cụ thông dụng, có 32 phím. Nhạc cụ này có nhiều tên gọi như: melodica, pianica, melodeon, blow-organ, key harmonica, free-reed clarinet, melodyhorn.xxCái05/GV 
9 RecorderHS luyện tập giai điệu, hòa âmTheo mẫu của nhạc cụ thông dụng. Loại sáo dọc soprano recorder làm bằng nhựa, dài 330mm, phía trước có 7 lỗ bấm, phía sau có 1 lỗ bấm, dùng hệ thống bấm Baroque.xxCái20/GV 
10 HarmonicaHS luyện tập , giai điệu, hòa âmTheo mẫu của nhạc cụ thông dụng, loại diatonic harmonica làm bằng kim loại, có từ 10 đến 12 lỗ thổi.xxCái02/GV 
11 XylophoneHS luyện tập giai điệu, hòa âmTheo mẫu của nhạc cụ thông dụng. Gồm những thanh kim loại hoặc gỗ (loại có 32 thanh) được gắn với nhau vào giá đỡ, có hai dùi gõ.xxCái01/GV 
12 UkuleleHS luyện tập giai điệu, hòa âmTheo mẫu của nhạc cụ thông dụng, loại ukulele concert làm bằng gỗ, có 4 dây.xxCây05/GV 
13 GuitarHS luyện tập giai điệu, hòa âmTheo mẫu của nhạc cụ thông dụng, loại đàn làm bằng gỗ, có 6 dây.xxCây03/GV 
14 Electric keyboard (đàn phím điện tử) hoặc piano kĩ thuật sốGV thực hành, làm mẫu, giảng dạyTheo mẫu của nhạc cụ thông dụng; có tối thiểu 61 phím cỡ chuẩn; có tối thiểu 100 âm sắc và tối thiểu 100 tiết điệu. Đàn có bộ nhớ để thu âm, ghi âm; có đường kết nối với các thiết bị di động (smartphone, tablet).x Cây01/GV 
IIIThiết bị dùng chung cho các nội dung
1 Thiết bị âm thanh đa năng di độngGV và HS sử dụng khi nghe nhạc và các hoạt động âm nhạc khác– Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc phát các định dạng tối thiểu ghi trên SD, USB trên thiết bị; – Kết nối line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh; – Công suất phù hợp với lớp học; – Kèm theo micro; – Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc.xxBộ01/GV 

Ghi chú:

– GV có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học;

– Chỉ chọn những nhạc cụ, thiết bị phù hợp với GV và điều kiện thực tiễn của nhà trường;

– Nhà trường có thể thay thế những nhạc cụ trên bằng nhạc cụ phổ biến ở địa phương hoặc nhạc cụ tự làm, cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi vùng miền;

– Đối với các thiết bị dành cho “GV”, được tính theo tiêu chuẩn 45 HS, căn cứ thực tế số lượng HS/lớp của trường, có thể điều chỉnh tăng/giảm số lượng thiết bị cho phù hợp, đảm bảo đủ cho HS thực hành;

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – MÔN MĨ THUẬT
(Kèm theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số TTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bịĐối tượng sử dụngĐơn vịSlượngGhi chú
GVHS 
I. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ DÙNG CHUNG
1Mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụngMáy tínhDùng cho GV, tìm kiếm tư liệu. Thực hành thiết kế và trình chiếu hình ảnh– Loại thông dụng, tối thiểu phải cài đặt được các phần mềm phục vụ dạy và học; – Có kết nối LAN, Wifi và Bluetooth.x Bộ01Dùng cho lớp 10, 11, 12
2 Máy chiếu (hoặc Màn hình hiển thị)Dùng cho GV, trình chiếu, thuyết trình.Máy chiếu: – Loại thông dụng; – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens; – Độ phân giải tối thiểu XGA; – Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch; – Điều khiển từ xa; – Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có). Màn hình hiển thị: – Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD; – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt; – Điều khiển từ xa; – Nguồn điện: AC 90-220V/50Hz.x Bộ01Dùng cho lớp 10, 11, 12
3 Đèn chiếu sángChiếu sáng mẫu vẽ cho HS.Loại đèn thông dụng có chao; chân cao có điều chỉnh được các góc độ chiếu sáng khác nhau; dây điện dài; ánh sáng vàng; công suất khoảng 200W. xBộ02Dùng cho lớp 10, 11, 12
4 Giá để mẫu vẽ và dụng cụ học tậpBảo quản mẫu vẽ, dụng cụ và sản phẩm học tập.– Giá có nhiều ngăn, bằng vật liệu cứng dễ tháo lắp và an toàn trong sử dụng; – Kích thước: Phù hợp với diện tích phòng học bộ môn và chiều cao trung bình của HS.xxCái02Dùng cho lớp 10, 11, 12
5 Bàn, ghế học mĩ thuậtDùng cho HS vẽ, in, nặn, thiết kế– Mặt bàn phẳng và chân chịu lực, chịu nước, có thể gấp gọn; Kích thước phù hợp với HS trung học phổ thông (600×1200)mm cao 850mm; – Ghế đơn không có tựa, điều chỉnh được cao/thấp. xBộ01/02HSDùng cho lớp 10, 11, 12
6 Bục, bệLàm bục, bệ đặt mẫu cho HS vẽ.– Bộ bục, bệ gồm 3 loại có kích thước như sau: Loại (1) dài 800mm, rộng 800mm, cao 1000mm; Loại (2) dài 200mm, rộng 300mm, cao 200mm; – Chất liệu: Bằng gỗ có khung (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, an toàn trong sử dụng. Màu trắng hoặc màu sáng. xBộ01Dùng cho lớp 10, 11, 12
7 Tủ/giáBảo quản sản phẩm đồ dùng, công cụ học tập.Chất liệu bằng sắt hoặc bằng gỗ; Kích thước (1760x1060x400)mm; ngăn đựng có thể thay đổi được chiều cao, cửa có khóa; chắc chắn, bền vững, đảm bảo an toàn khi sử dụng.xxCái03Dùng cho lớp 10, 11, 12
8 Mẫu vẽLàm mẫu vẽ cho HS.Bộ mẫu vẽ gồm có 6 khối – Khối cơ bản 3 khối: + 01 khối lập phương kích thước: (250×250)mm. + 01 khối cầu đường kính 200mm. + 01 khối hình chóp tam giác cân, đáy hình vuông, kích thước: các cạnh đáy (200×200)mm; cao 400mm. – Khối biến thể 3 khối: + 01 khối hộp chữ nhật kích thước: dài 300mm, rộng 150mm; cao 100mm. + 01 khối trụ kích thước: cao 300mm; đường kính 150mm. + 01 khối chóp nón kích thước: chiều cao 350mm, đường kính đáy 250mm. – Vật liệu: Bằng gỗ, (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, an toàn trong sử dụng. Màu trắng hoặc ghi sáng. xBộ01Dùng cho lớp 10, 11, 12
9 Giá vẽ (3 chân hoặc chữ A)Đặt bảng vẽ cá nhân.– Chiều cao phù hợp với HS – Có thể tăng giảm chiều cao phù hợp tầm mắt HS khi đứng hoặc ngồi vẽ. – Có thể di chuyển, xếp gọn trong lớp học. – Chất liệu: Bằng gỗ cứng (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương) không cong vênh, chịu được nước, an toàn trong sử dụng. xCái01/HSDùng cho lớp 10, 11, 12
10 Bảng vẽDùng cho HS vẽ, thiết kế.– Chất liệu gỗ (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương) không cong vênh, chịu được nước, an toàn trong sử dụng; kích thước (850×650)mm; độ dày tối thiểu 50mm xCái01/HSDùng cho lớp 10, 11, 12
11 Bút lôngDùng cho HS vẽBộ bút lông loại tròn hoặc dẹt thông dụng, số lượng: 6 cái (từ 1 đến số 6 hoặc 2,4,6,8,10,12). xBộ01/HSDùng cho lớp 10, 11, 12
12 Bảng pha màuDùng cho HS pha màu.– Chất liệu: Bằng nhựa màu trắng (hoặc vật liệu khác tương đương) không cong, vênh, an toàn trong sử dụng. – Kích thước tối thiểu: (200x300x2,5)mm xCái01/HSDùng cho lớp 10, 11, 12
13 Ống rửa bútDùng cho HS rửa bút.Chất liệu: Bằng nhựa, không cong vênh, có quai xách, an toàn trong sử dụng. Kích thước: Dung tích khoảng 2 lít nước xCái01/03HSDùng cho lớp 10, 11, 12
14 Lô đồ họa (tranh in)Dùng để lăn mực, in tranh.Lô có tay cầm (cán gỗ), lõi thép (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương) bọc cao su; kích thước bề mặt lô: 150mm, đường kính 30mm xCái05Dùng cho lớp 10, 11, 12
15 Màu oát (Gouache colour)Dùng cho HS vẽ, in, thiết kế.– Bộ màu loại thông dụng, an toàn trong sử dụng, không có chất độc hại. Gồm 12 màu, đóng gói riêng cho từng màu: – Gồm các màu: đỏ, vàng, tím, xanh cô ban, xanh lá cây, xanh lục, cam, hồng, đen, trắng, nâu, xanh da trời. – Mỗi loại màu có dung tích tối thiểu 200ml, các màu được đóng gói đảm bảo an toàn và thuận lợi trong sử dụng. xHộp01/HSDùng cho lớp 10, 11, 12
16 Đất nặnDùng cho HS nặn, tạo hình 3D.Loại thông dụng, số lượng 12 màu: – Gồm các màu: đỏ, vàng, tím, xanh cô ban, xanh lá cây, xanh lục, cam, hồng, đen, trắng, nâu, xanh da trời. – Mỗi màu có trọng lượng 02 kilogam – Mỗi màu được đóng gói đảm bảo an toàn và thuận lợi trong sử dụng, không có chất độc hại. xHộp01/HSDùng cho lớp 10, 11, 12.
II. TRANH NH/VIDEO/PHN MM PHC VỤ KIN THỨC CƠ BẢN
1. Lí luận và lịch sử mĩ thuật
1.1 Bộ tranh/ ảnh về di sản văn hóa nghệ thuật Việt Nam thời kì Tiền sử và Cổ đạiHS hiểu được di sản văn hóa nghệ thuật Việt Nam thời kì Tiền sử và Cổ đạiBộ tranh/ảnh gồm có 02 tờ: – Tờ 1: Phiên bản mô tả một số hình ảnh di sản văn hóa nghệ thuật tiêu biểu của Việt Nam thời kì Tiền sử – Tờ 2: Phiên bản mô tả một số hình ảnh di sản văn hóa nghệ thuật tiêu biểu của Việt Nam thời kì cổ đại Kích thước (790×540)mm.xxBộ01Dùng cho lớp 10, 11
1.2 Bộ tranh/ ảnh về di sản văn hóa nghệ thuật thế giới thời kì Tiền sử và Cổ đạiHS hiểu được di sản văn hóa nghệ thuật thế giới thời kì Tiền sử và Cổ đạiBộ tranh/ảnh gồm có 02 tờ: -Tờ 1: Phiên bản mô tả một số hình ảnh di sản văn hóa nghệ thuật tiêu biểu của thế giới thời kì Tiền sử – Tờ 2: Phiên bản mô tả một số hình ảnh di sản văn hóa nghệ thuật thế giới thời kì cổ đại Kích thước (790×540)mm.xxBộ01Dùng cho lớp 10, 11
1.3 Tranh/ ảnh về mĩ thuật Việt Nam thời kì trung đạiHS hiểu được mĩ thuật Việt Nam thời kì trung đại– 01 tờ tranh phiên bản mô tả một số hình ảnh mĩ thuật tiêu biểu của Việt Nam thời kì Trung đại Kích thước (790×540)mm.xxTờ01Dùng cho lớp 10, 11
1.4 Tranh/ ảnh về mĩ thuật thế giới thời kì trung đạiHS hiểu được mĩ thuật thế giới thời kì trung đại– 01 tờ tranh phiên bản mô tả một số hình ảnh mĩ thuật tiêu biểu của thế giới thời kì Trung đại Kích thước (790×540)mm.xxTờ01Dùng cho lớp 10, 11
1.5 Tranh/ ảnh về mĩ thuật Việt Nam thời kì hiện đạiHS hiểu được mĩ thuật Việt Nam thời kì hiện đại– 01 tờ tranh phiên bản mô tả một số hình ảnh mĩ thuật tiêu biểu của Việt Nam thời kì hiện đại Kích thước (790×540)mm.xxTờ01Dùng cho lớp 10, 11
1.6 Tranh/ ảnh về mĩ thuật thế giới thời kì hiện đạiHS hiểu được mĩ thuật thế giới thời kì hiện đại– 01 tờ tranh phiên bản mô tả một số hình ảnh mĩ thuật tiêu biểu của thế giới thời kì hiện đại Kích thước (790×540)mm.xxTờ01Dùng cho lớp 10, 11
2. Hi họa
2.1Chất liệu chì hoặc thanTranh hướng dẫn cách vẽ chất liệu chì hoặc thanHS tìm hiểu cách vẽ tranh bằng chất liệu chì hoặc than– 01 tờ tranh mô tả, hướng dẫn 4 bước vẽ tranh bằng chất liệu chì (3B): + Bước 1: Dùng bút chì vẽ phác bố cục hình mảng chính – phụ (nét phác mờ); + Bước 2: Dùng bút chì vẽ hình ảnh vào mảng chính – phụ (nét phác đậm hơn); + Bước 3: Dùng bút chì vẽ chi tiết từng hình ảnh; + Bước 4: Dùng bút chì diễn tả các sắc độ đậm nhạt của hình ảnh và hoàn thiện. – Kích thước (790×540)mm.xxTờ01Dùng cho lớp 10
2.2Chất liệu màu nướcTranh hướng dẫn cách vẽ chất liệu màu nướcHS tìm hiểu cách vẽ tranh bằng chất liệu màu nước– 01 tờ tranh mô tả, hướng dẫn 4 bước vẽ tranh bằng chất liệu màu nước: + Bước 1: Dùng màu nước vẽ phác bố cục hình mảng chính – phụ (màu nước có sắc độ: nhạt) + Bước 2: Dùng màu nước vẽ hình ảnh vào mảng chính – phụ (màu nước có sắc độ: đậm hơn bước 1); + Bước 3: Dùng màu nước vẽ chi tiết hình ảnh (màu nước có sắc độ: đậm hơn bước 2); + Bước 4: Dùng màu nước diễn tả các sắc độ đậm nhạt của hình ảnh và hoàn thiện (màu nước có sắc độ: đậm hơn bước 3). – Kích thước (790×540)mm.xxTờ01Dùng cho lớp 11
2.3Chất liệu màu bộtTranh hướng dẫn cách vẽ chất liệu màu bộtHS tìm hiểu cách vẽ tranh bằng chất liệu màu bột– 01 tờ tranh mô tả, hướng dẫn 4 bước vẽ tranh bằng chất liệu màu bột: + Bước 1: Dùng màu bột vẽ phác bố cục hình mảng chính – phụ + Bước 2: Dùng màu bột vẽ hình ảnh vào mảng chính – phụ + Bước 3: Dùng màu bột vẽ chi tiết hình ảnh + Bước 4: Dùng màu bột diễn tả các sắc độ đậm nhạt của hình ảnh và hoàn thiện – Kích thước (790×540)mm.xxTờ01Dùng cho lớp 12
3. Đồ họa (tranh in)
3.1Kĩ thuật in bản dậpVideo hướng dẫn kĩ thuật in bản dậpHS tìm hiểu kĩ thuật in bản dập trước khi thực hành– Video giới thiệu kĩ thuật in bản dập, thể hiện các nội dung chính và kèm lời hướng dẫn; – Video thể hiện từ khâu chuẩn bị đến công đoạn cuối cùng hoàn thành sản phẩm tranh in bản dập. Có giới thiệu thêm một vài mẫu hình in bản dập khác để tham khảo.xxBộ01Dùng cho lớp 10
3.2Kĩ thuật in nổiVideo hướng dẫn kĩ thuật in nổiHS tìm hiểu kĩ thuật in nổi– Video giới thiệu kĩ thuật in nổi, thể hiện các nội dung chính và kèm lời hướng dẫn; – Video thể hiện từ khâu chuẩn bị đến công đoạn cuối cùng hoàn thành sản phẩm tranh in nổi. Có giới thiệu thêm một vài mẫu hình khác để tham khảo.xxBộ01Dùng cho lớp 11
3.3Kĩ thuật in độc bảnVideo hướng dẫn kĩ thuật in độc bảnHS tìm hiểu kĩ thuật in độc bản– Video giới thiệu kĩ thuật in độc bản. Thể hiện các nội dung chính và kèm lời hướng dẫn; – Video thể hiện từ khâu chuẩn bị đến công đoạn cuối cùng hoàn thành sản phẩm tranh in độc bản. Có giới thiệu thêm một vài mẫu sản phẩm in độc bản khác để tham khảo.xxBộ01Dùng cho lớp 12
4. Thiết kế công nghiệp
4.1Thiết kế công nghiệpPhần mềm thiết kế thông dụngHS thực hành thiết kế: đồ chơi; đồ trang sức; tạo dáng công nghiệpPhần mềm thông dụng thiết kế: đồ chơi; đồ trang sức; tạo dáng công nghiệp, không vi phạm bản quyềnxxBộ01Dùng cho lớp 10, 11, 12
5. Điêu khắc
5.1Kĩ thuật làm phù điêuVideo kĩ thuật làm phù điêuHS tìm hiểu kĩ thuật làm phù điêuVideo giới thiệu kĩ thuật làm phù điêu, thể hiện các nội dung chính và kèm lời hướng dẫn về kĩ thuật làm phù điêu. Video thể hiện từ khâu chuẩn bị đến công đoạn cuối cùng hoàn thành phù điêu. Có giới thiệu thêm một vài mẫu phù điêu khác để tham khảo.xxBộ01Dùng cho lớp 10
5.2Kĩ thuật làm tượng trònVideo kĩ thuật làm tượng trònHS tìm hiểu kĩ thuật làm tượng trònVideo giới thiệu kĩ thuật làm tượng tròn, thể hiện các nội dung chính và kèm lời hướng dẫn. Video thể hiện từ khâu chuẩn bị đến công đoạn cuối cùng hoàn thành tượng. Có giới thiệu thêm một vài mẫu tượng khác để tham khảo.xxBộ01Dùng cho lớp 11
6. Thiết kế đồ họa
6.1Thiết kế logo; tranh áp phích; xuất bản phẩmPhần mềm thiết kế thông dụngHS thực hành thiết kế logo; tranh áp phích; xuất bản phẩmCác phần mềm thông dụng thiết kế logo; tranh áp phích; xuất bản phẩm. Sử dụng phần mềm không vi phạm bản quyền.xxBộ01Dùng cho lớp 10, 11, 12
7. Thiết kế thời trang
7.1Thiết kế thời trangPhần mềm hướng dẫn thiết kế thời trangHS tìm hiểu về các bước thiết kế thời trangPhần mềm hướng dẫn thiết kế thời trang (phụ kiện, trang phục đơn giản, trang phục nghệ thuật). Sử dụng phần mềm không vi phạm bản quyềnxxBộ01Dùng cho lớp 10, 11, 12
8. Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện
8.1Thiết kế ảnhPhần mềm thông dụng thiết kế ảnhHS thực hành thiết kế ảnhPhần mềm thông dụng thiết kế ảnh. Sử dụng phần mềm không vi phạm bản quyền.xxBộ01Dùng cho lớp 10
8.2Thiết kế video/clipPhần mềm thông dụng thiết kế video/clipHS thực hành thiết kế video/ clipPhần mềm thông dụng thiết kế video/clip. Sử dụng phần mềm không vi phạm bản quyền.xxBộ01Dùng cho lớp 11
8.3Thiết kế trang WebsitePhần mềm thông dụng thiết kế trang WebsiteHS thực hành thiết kế trang WebsitePhần mềm thông dụng thiết kế trang Website. Sử dụng phần mềm không vi phạm bản quyền.xxBộ01Dùng cho lớp 12
9. Kiến trúc
9.1Thiết kế kiến trúc và nội thấtPhần mềm thông dụng thiết kế kiến trúc và nội thấtHS thực hành thiết kế kiến trúc và nội thấtPhần mềm thông dụng thiết kế kiến trúc và nội thất. Sử dụng phần mềm không vi phạm bản quyền.xxBộ01Dùng cho lớp 10, 11
9.2Di sản kiến trúc cần bảo vệVideo giới thiệu về các di sản kiến trúc cần bảo vệHS lựa chọn công trình, di sản kiến trúc cần bảo tồnVideo giới thiệu một số công trình, di sản kiến trúc của Việt Nam và thế giới cần được bảo tồn. Video thể hiện các di sản kiến trúc cần bảo vệ và kèm lời giới thiệu về công trình, di sản kiến trúc cần bảo vệ.x Bộ01Dùng cho lớp 12
III. THIẾT BỊ THEO CÁC CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP (3 CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP)
1. Hình họa
1.1Hình họa khối cơ bảnTranh hướng dẫn cách vẽ hình họa khối cơ bảnHS tìm hiểu các bước vẽ khối cơ bản.– 01 tờ tranh hướng dẫn các bước vẽ hình họa khối cơ bản bằng chì. Gồm các bước: + Bước 1: Vẽ phác khung hình chung toàn bộ nhóm mẫu khối cơ bản. + Bước 2: Xác định tỉ lệ. Vẽ phác khung hình riêng từng vật mẫu khối cơ bản và hoàn thiện phần hình. + Bước 3: Phân định mảng sáng tối/đậm nhạt lớn của nhóm mẫu, của từng mẫu và diễn tả sáng tối/đậm nhạt của khối. + Bước 4: Hoàn thiện bài vẽ (hình và đậm nhạt) theo tương quan chung. – Kích thước (790×540)mm.xxTờ01Dùng cho lớp 10
1.2Hình họa tượng phạt mảngTranh hướng dẫn cách vẽ tượng phạt mảngHS tìm hiểu các bước vẽ tượng phạt mảng.– 01 tờ tranh hướng dẫn các bước vẽ tượng phạt mảng bằng chì. Gồm các bước: + Bước 1: Vẽ phác khung hình chung toàn bộ đầu tượng và trục mặt (trục ngang và trục dọc) + Bước 2: Xác định tỷ lệ và phác hình các mảng/diện lớn của tượng, các bộ phận: trán, mắt, mũi, miệng, cằm, tai. + Bước 3: Vẽ chi tiết và diễn tả sáng tối/đậm nhạt theo diện mảng của tượng + Bước 4: Hoàn thiện bài vẽ (hình và đậm nhạt) theo tương quan chung. – Kích thước (790×540)mm.xxTờ01Dùng cho lớp 11
1.3Hình họa tượng chân dungTranh hướng dẫn cách vẽ tượng chân dungHS tìm hiểu các bước vẽ tượng chân dung.– 01 tờ tranh hướng dẫn các bước vẽ tượng chân dung bằng chì (hoặc than). Gồm các bước: + Bước 1: Vẽ phác khung hình chung toàn bộ đầu tượng và trục mặt (trục ngang và trục dọc) + Bước 2: Xác định tỷ lệ và phác hình các các bộ phận: trán, mắt, mũi, miệng, cam, tai. + Bước 3: Vẽ chi tiết và diễn tả sáng tối/đậm nhạt của tượng. + Bước 4: Hoàn thiện bài vẽ (hình và đậm nhạt) theo tương quan chung. – Kích thước (790×540)mm.xxTờ01Dùng cho lớp 12
2. Trang trí
2.1Trang trí hình vuôngTranh hướng dẫn cách trang trí hình vuôngHS tìm hiểu các bước vẽ trang trí hình vuông– 01 tờ tranh hướng dẫn các bước vẽ trang trí hình vuông bằng màu bột hoặc màu nước. Gồm các bước: + Bước 1: Kẻ các đường trục và sắp xếp bố cục mảng chính, mảng phụ trong hình vuông. + Bước 2: Tìm đậm nhạt của các mảng chính, mảng phụ. + Bước 3: Tìm họa tiết phù hợp với hình mảng và vẽ họa tiết vào mảng chính, mảng phụ của hình vuông. + Bước 4: Vẽ màu và hoàn thiện bài (lưu ý màu sắc cần có đậm nhạt, nổi rõ trọng tâm). Cuối tờ hình hướng dẫn có hai bài trang trí hình vuông hoàn thiện có bố cục, màu sắc và họa tiết khác nhau. – Kích thước (790×540)mm.xxTờ01Dùng cho lớp 10
2.2Trang trí hình trònTranh hướng dẫn cách trang trí hình trònHS tìm hiểu các bước vẽ trang trí hình tròn– 01 tờ tranh hướng dẫn các bước vẽ trang trí hình tròn bằng màu bột hoặc màu nước. Gồm các bước: + Bước 1: Kẻ các đường trục và sắp xếp bố cục mảng chính, mảng phụ trong hình tròn. + Bước 2: Tìm đậm nhạt của các mảng chính, mảng phụ trong hình tròn. + Bước 3: Tìm họa tiết phù hợp với hình mảng và vẽ họa tiết vào mảng chính, mảng phụ của hình tròn. + Bước 4: Vẽ màu và hoàn thiện bài (lưu ý màu sắc cần có đậm nhạt, nổi rõ trọng tâm). Cuối tờ hình hướng dẫn có hai bài trang trí hình tròn hoàn thiện có bố cục, màu sắc và họa tiết khác nhau. – Kích thước (790×540)mm.xxTờ01Dùng cho lớp 11
2.3Trang trí đường diềmTranh hướng dẫn cách trang trí đường diềmHS tìm hiểu các bước vẽ trang trí đường diềm– 01 tờ tranh hướng dẫn các bước vẽ trang trí đường diềm bằng màu bột hoặc màu nước. Gồm các bước: + Bước 1: Chia các khoảng cách đều nhau trên hai đường thẳng song song; + Bước 2: Kẻ đường trục trong các ô của đường diềm; + Bước 3: Tìm mảng chính, mảng phụ và vẽ họa tiết vào các ô của đường diềm; + Bước 4: Vẽ màu và hoàn thiện bài (lưu ý: màu sắc cần có đậm nhạt, nổi rõ trọng tâm); Cuối tờ hình hướng dẫn có thêm hai đường diềm đã hoàn thiện: một đường diềm được sắp xếp nhắc lại; một đường diềm được sắp xếp xen kẽ. – Kích thước (790×540)mm.xxTờ01Dùng cho lớp 12
3. Bcục
3.1Bố cục tranh phong cảnhTranh hướng dẫn cách vẽ tranh phong cảnh (bằng chất liệu màu bột hoặc màu nước)HS tìm hiểu các bước vẽ tranh phong cảnh bằng chất liệu màu bột hoặc màu nước– 01 tờ tranh hướng dẫn các bước vẽ tranh bố cục phong cảnh bằng chất liệu màu bột hoặc màu nước. Gồm các bước: + Bước 1: Chọn hình ảnh phong cảnh tiêu biểu phù hợp nội dung tranh. Vẽ phác bố cục mảng chính, mảng phụ cho bức tranh. + Bước 2: Sắp xếp hình ảnh phong cảnh vào mảng chính, mảng phụ. + Bước 3: Vẽ màu vào hình ảnh phong cảnh. Màu sắc có đậm – nhạt, thể hiện được không gian phong cảnh. + Bước 4: Hoàn thiện tranh. – Kích thước (790×540)mm.xxTờ01Dùng cho lớp 10
3.2Bố cục tranh nhân vậtTranh hướng dẫn cách vẽ tranh bố cục nhân vật bằng chất liệu màu bột hoặc màu nướcHS tìm hiểu các bước vẽ bố cục nhân vật bằng chất liệu màu bột hoặc màu nước– 01 tờ tranh hướng dẫn các bước vẽ tranh bố cục nhân vật bằng chất liệu màu bột hoặc màu nước. Gồm các bước: + Bước 1: Chọn hình ảnh nhân vật tiêu biểu phù hợp nội dung tranh. Vẽ phác bố cục mảng chính, mảng phụ cho bức tranh. + Bước 2: Sắp xếp hình ảnh nhân vật vào mảng chính, mảng phụ. + Bước 3: Vẽ màu vào hình ảnh. Màu sắc có đậm – nhạt, thể hiện được nội dung của tranh. + Bước 4: Hoàn thiện tranh. – Kích thước (790×540)mm.xxTờ01Dùng cho lớp 11
3.3Bố cục tranh từ những hình khối cơ bảnTranh hướng dẫn cách vẽ tranh bố cục từ những hình khối cơ bản bằng chất liệu màu bột hoặc màu nướcHS tìm hiểu các bước vẽ tranh bố cục từ những hình khối cơ bản bằng chất liệu màu bột hoặc màu nước– 01 tờ tranh hướng dẫn các bước vẽ tranh bố cục từ các hình khối cơ bản bằng chất liệu màu bột hoặc màu nước. Gồm các bước: + Bước 1: Chọn hình khối phù hợp ý tưởng. Vẽ phác bố cục mảng chính, mảng phụ cho bức tranh. + Bước 2: Sắp xếp hình khối vào mảng chính, mảng phụ. + Bước 3: Vẽ màu vào hình ảnh. Màu sắc có đậm – nhạt, thể hiện được trọng tâm tranh. + Bước 4: Hoàn thiện tranh. – Kích thước (790×540)mm.xxTờ01Dùng cho lớp 12
IV. MÔ HÌNH, MẪU VẬT
1Tượng trònPhiên bản tượng trònLàm mẫu cho HS quan sát, tìm hiểuBộ tượng gồm 2 tác phẩm điêu khắc: – 01 Phiên bản mô tả một tác phẩm điêu khắc tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam – 01 Phiên bản mô tả một tác phẩm điêu khắc tiêu biểu của mĩ thuật thế giới Kích thước: chiều cao từ 600mm đến 700mm Vật liệu: Bằng nhựa Composit, (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, an toàn trong sử dụng. Màu theo phiên bản mẫu.xxBộ01Dùng cho lớp 11
2Đầu tượngTượng chân dungLàm mẫu vẽ cho HSBộ mẫu gồm ba đầu tượng: + Tượng phạt mảng (mẫu nam trẻ) + Tượng chân dung nam trẻ. + Tượng chân dung nữ trẻ. Mỗi tượng có phần: đế tượng, phần cổ tượng và phần đầu chân dung người. Tỷ lệ 1/1 (theo mẫu đầu tượng hiện hành). Chất liệu thạch cao hoặc vật liệu có độ cứng tương đương. xBộ01Dùng cho lớp 10, 11, 12

Ghi chú:

– Danh mục thiết bị được tính cho 01 phòng học bộ môn;

– GV có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học;

– Các tranh/ảnh dùng cho GV có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng;

– Các tranh/ảnh được có dung sai 10mm, in offset 4 màu trên giấy couche có định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ.

– Các video/clip có thời lượng không quá 3 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280×720), hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;

– Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, với trường có nhiều điểm trường, căn cứ thực tế số điểm trường để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho các điểm trường;

– Đối với các thiết bị dành cho “GV”, “HS” được trang bị theo 01 PHBM nêu trên đang được tính theo tiêu chuẩn 45 HS, căn cứ thực tế số lượng HS/lớp của trường, có thể điều chỉnh tăng/giảm số lượng thiết bị cho phù hợp, đảm bảo đủ cho HS thực hành;

– Đối với các thiết bị dành cho HS (bàn, ghế học mĩ thuật, giá vẽ, bảng vẽ…) được trang bị theo 01 PHBM, căn cứ thực tế số lượng HS của trường, có thể điều chỉnh tăng/giảm số lượng thiết bị cho phù hợp, đảm bảo đủ cho HS thực hành.

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên;

+ PHBM: Phòng học bộ môn.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP
(Kèm theo Thông số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

STTChủ đề dạy họcTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả chi tiết thiết bịĐối tượng sử dụngĐơn vịSố lượngGhi chú
GVHS   
ATHIẾT B DÙNG CHUNG
1 Bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viênGiúp giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động (giáo án) điện tử, chuẩn bị bài giảng điện tử, chuẩn bị các học liệu điện tử, chuẩn bị các bài tập, bài kiểm tra, đánh giá điện tử phù hợp với Chương trình.Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cấp THPT (CTGDPT 2018), có hệ thống học liệu điện tử (hình ảnh, sơ đồ, video, các câu hỏi) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận lợi cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng được trên máy tính trong môi trường không kết nối internet. Phải đảm bảo tối thiểu các chức năng: – Chức năng hỗ trợ soạn giáo án điện tử; – Chức năng hướng dẫn chuẩn bị bài giảng điện tử; – Chức năng hướng dẫn và chuẩn bị, chỉnh sửa sử dụng học liệu điện tử (hình ảnh, sơ đồ, video…); – Chức năng tương tác giữa giáo viên và học sinh; – Chức năng hướng dẫn và chuẩn bị các bài tập; – Chức năng hỗ trợ chuẩn bị công tác đánh giá. Bộ học liệu điện tử bao gồm các video, hình ảnh minh họa, hướng dẫn tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp như: Hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa; diễn đàn, sân khấu hóa, hội thảo, hội thi, trò chơi; các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích, tuyên truyền; hoạt động khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu, sáng tạo công nghệ, nghệ thuật.x Bộ01/GVDùng cho lớp 10, 11, 12
BTHIẾT BỊ THEO CÁC CHỦ ĐỀ
ITRANH ẢNH
1Hoạt động hướng nghiệpBộ tranh về Các nhóm nghề cơ bảnHọc sinh phân loại các nhóm nghề Xác định được những hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương và nêu được thông tin, yêu cầu cơ bản về các nhóm nghề này Phân loại được các nhóm nghề cơ bản; chỉ ra được đặc trưng, yêu cầu của từng nhóm nghề Trình bày được xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội hiện đại. Chỉ ra được những phẩm chất và năng lực cần có của người lao động trong xã hội hiện đạiBộ tranh rời, kích thước (290×210)mm, in offset 4 màu trên giấy couche, định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ (hoặc in màu trên nhựa). Bộ tranh minh họa các hình ảnh: Nhóm Quản lý – Quản lý nhân sự; – Quản lý giáo dục; – Huấn luyện viên; – Tiếp thị và bán hàng; – Quản lý tài chính; – Quản lý khách sạn; – Cảnh sát; – Thanh tra; – Nhà sản xuất truyền hình; – Nhân viên bất động sản; – Du lịch; – Đại lý kinh doanh/phân phối sản phẩm; – Bảo hiểm; – Chính trị gia. Nhóm Kỹ thuật – Phi công; – Tài xế; – Thuyền trưởng; – Nuôi trồng thủy sản; – Lập trình viên; – Kỹ sư máy tính; – Phát triển website; – Lính cứu hỏa; – Đầu bếp; – Nhân viên pha chế rượu; – Thợ sửa chữa; – Huấn luyện viên thể thao; – Thợ mộc; – Vận động viên; – Nhà sản xuất. Nhóm Nghiên cứu – Kiến trúc sư; – Kỹ sư; – Nhà khoa học; – Công nghệ thực phẩm; – Khí tượng thủy văn; – Bác sĩ dinh dưỡng; – Bác sỹ; – Dược sĩ; – Chuyên gia vật lý trị liệu; – Bác sĩ đa khoa; – Bác sĩ thú y; – Luật sư; – Nhà kinh tế học; – Nhà phân tích tài chính; – Nhà động vật học. Nhóm Nghệ thuật – Họa sĩ phim hoạt họa; – Thiết kế thời trang; – Họa sĩ đồ họa; – Nhiếp ảnh gia; – Diễn viên; – Nhạc sĩ; – Diễn viên múa; – Người mẫu thời trang; Nhóm Xã hội – Chăm sóc sức khỏe; – Huấn luyện viên; – Giáo viên; – Tư vấn viên; – Luật sư; – Nhân viên công tác xã hội; – Thợ làm tóc; – Tiếp viên hàng không; – Nhà thẩm mỹ học; – Chăm sóc khách hàng; – Trị liệu tâm lí; – Y tá; – Điều dưỡng; – Nhà ngoại giao. Nhóm Nghiệp vụ – Nhân viên tòa án; – Thư ký; – Nhân viên lưu giữ hồ sơ; – Kế toán; – Kiểm toán; – Thu ngân; – Chuyên gia phân tích tín dụng/ngân sách; – Nhà định giá bất động sản; – Nhân viên kiểm soát không lưu; – Giám sát nhà kho; – Hành chính văn phòng; – Nhân viên xử lý dữ liệu; xBộ01/4HS- 6HSDùng cho lớp 10, 11, 12
IIVideo/clip
1Hoạt động hướng nghiệp
1.1 Video về nhóm ngành quản lýXác định được những hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương và nêu được thông tin, yêu cầu cơ bản về các nhóm nghề này Phân loại được các nhóm nghề cơ bản; chỉ ra được đặc trưng, yêu cầu của từng nhóm nghề Trình bày được xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội hiện đại. Chỉ ra được những phẩm chất và năng lực cần có của người lao động trong xã hội hiện đạiVideo hình ảnh thực tế, giới thiệu về đặc điểm của các ngành nghề trong nhóm ngành quản lý, bao gồm: – Quản lý nhân sự; – Quản lý giáo dục; – Huấn luyện viên; – Tiếp thị và bán hàng; – Quản lý tài chính; – Quản lý khách sạn; – Cảnh sát; – Thanh tra;xxBộ01/GVDùng cho lớp 10, 11, 12
1.2 Video về nhóm ngành kỹ thuậtVideo hình ảnh thực tế, giới thiệu về đặc điểm của các ngành nghề trong nhóm ngành kỹ thuật, bao gồm: – Phi công; – Thuyền trưởng; – Nuôi trồng thủy sản; – Lập trình viên; – Phát triển website; – Lính cứu hỏa; – Đầu bếp; – Nhân viên pha chế rượu; – Thợ sửa chữa.x Bộ01/GVDùng cho lớp 10, 11
1.3 Video về nhóm ngành nghiên cứuVideo hình ảnh thực tế, giới thiệu về đặc điểm của các ngành nghề trong nhóm ngành nghiên cứu, bao gồm: – Kiến trúc sư; – Kỹ sư; – Nhà khoa học; – Công nghệ thực phẩm; – Khí tượng thủy văn; – Dược sĩ; – Nha sĩ; – Bác sĩ đa khoa; – Bác sĩ thú y.x Bộ01/GVDùng cho lớp 11
1.4 Video về nhóm ngành nghệ thuậtVideo hình ảnh thực tế, giới thiệu về đặc điểm của các ngành nghề trong nhóm ngành nghệ thuật, bao gồm: – Thiết kế thời trang; – Họa sĩ đồ họa; – Nhiếp ảnh gia; – Diễn viên; – Nhạc sĩ; – Người mẫu thời trang.x Bộ01/GVDùng cho lớp 11
1.5 Video về nhóm ngành xã hộiVideo hình ảnh thực tế, giới thiệu về đặc điểm của các ngành nghề trong nhóm ngành xã hội, bao gồm: – Giáo viên; – Tư vấn viên; – Luật sư; – Nhân viên xã hội; – Tiếp viên hàng không.x Bộ01/GVDùng cho lớp 12
1.6 Video về nhóm ngành nghiệp vụVideo hình ảnh thực tế, giới thiệu về đặc điểm của các ngành nghề trong nhóm ngành nghiệp vụ, bao gồm: – Truyền thông và hồ sơ; – Nhân viên lưu giữ hồ sơ; – Kế toán/kiểm toán; – Thu ngân; – Nhân viên kiểm soát không lưu.x Bộ01/GVDùng cho lớp 11
1.7 Video về an toàn lao động nghề nghiệpTìm hiểu được những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.Video hình ảnh thực tế, giới thiệu về an toàn lao động nghề nghiệp mô tả khái niệm, các quy định của pháp luật, lợi ích của an toàn lao động.x Bộ01/GVDùng cho lớp 10, 11, 12
2Hoạt động xây dựng cộng đồng
2.1 Video về thực trạng văn hóa ứng xử nơi công cộng Video hình ảnh thực tế, nội dung về thực trạng văn hóa ứng xử nơi công cộng.x Bộ01/GVDùng cho lớp 10, 11, 12
IIIDNG C
3.1 Bộ dụng cụ lao động sân trườngGiúp học sinh trải nghiệm với lao độngBộ công cụ lao động: – Bộ dụng cụ làm vệ sinh trường học, bao gồm: chổi rễ, ky hốt rác có cán bằng nhựa, găng tay lao động phù hợp với học sinh, khẩu trang y tế; x  Bộ05/trườngDùng cho lớp 10, 11, 12
    – Bộ công cụ làm vệ sinh lớp học, bao gồm: chổi đót (hoặc chổi nhựa), khăn lau, ky hốt rác có cán bằng nhựa, khẩu trang y tế, giỏ đựng rác bằng nhựa có quai xách; xBộ02/lớp
    – Bộ dụng cụ chăm sóc hoa, cây trồng thông thường, bao gồm: xẻng, bình tưới cây 4 lít bằng nhựa, kéo cắt cành. xBộ05/trường

Ghi chú:

– Tất cả các tranh/ảnh dùng cho GV nêu trên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc các video/clip;

– Các video/clip có thời lượng không quá 3 phút. Hình ảnh và âm thanh rõ nét, độ phân giải HD (tối thiểu 1280×720), có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;

– Giáo viên có thể tham khảo các phần mềm, tài liệu khác để phục vụ dạy học;

– Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, “GV”, “HS”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho HS thực hành;

– Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ CTGDPT 2018: Chương trình giáo dục phổ thông 2018;

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên.

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – THIẾT BỊ DÙNG CHUNG
(Kèm theo Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số TTTên thiết bịMục đích sử dụngMô tả thiết bịĐối tượng sử dụngĐơn vịSlượngGhi chú
GVHS 
1Bảng nhómDùng cho dạy học và hoạt động giáo dục.Kích thước (400x600x0,5)mm, một mặt màu trắng kẻ li ô li dùng để viết bút dạ xóa được; một mặt màu xanh, dòng kẻ ô vuông trắng dùng để viết phấn. xChiếc12/trường 
2Tủ đựng thiết bịĐựng thiết bịKích thước (1760x1060x400)mm; ngăn đựng có thể thay đổi được chiều cao; cửa có khóa; chắc chắn, bền vững, đảm bảo an toàn khi sử dụng.xxChiếc03/trường 
3Giá để thiết bịĐể thiết bịBằng kim loại hoặc gỗ, kích thước phù hợp với thiết bị.x Chiếc03/trường 
4Nam châmGắn tranh, ảnh lên bảngLoại gắn bảng thông dụngxxChiếc100/trường 
5Nẹp treo tranhNẹp tranh, bản đồ, lược đồKhuôn nẹp ống dạng dẹt; kích cỡ dày 6mm, rộng 13mm, dài (1090mm, 1020mm, 790mm, 720mm, 540mm, 290mm), bằng nhựa PVC hoặc tương đương, có 2 móc để treo.x Chiếc50/trường 
6Giá treo tranhBảo quản tranhLoại thông dụng.x Chiếc03/trường 
7Thiết bị thu phát âm thanhDùng chung cho toàn trường, các môn học và hoạt động giáo dục (căn cứ điều kiện thực tế của nhà trường để lựa chọn các thiết bị dưới đây cho phù hợp)   01 bộ (hoặc chiếc)/5 lớp 
7.1Đài đĩaDùng cho dạy học và hoạt động giáo dục.– Phát các loại đĩa CD có các định dạng phổ thông; – Có cổng USB và/hoặc thẻ nhớ; – Có chức năng nhớ, tua tiến, tua lùi, tạm dừng; – Đài AM, FM; – Nguồn điện: AC 110-220V/50 Hz, sử dụng được pin.x Chiếc  
7-2Loa cầm tayDùng cho các hoạt động ngoài trờiLoại thông dụngx Chiếc  
7.3Thiết bị âm thanh đa năng di độngDùng cho dạy học và hoạt động giáo dục.– Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc phát các định dạng tối thiểu ghi trên SD, USB trên thiết bị; – Kết nối line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh; – Công suất phù hợp với lớp học; – Kèm theo micro; – Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc.x Bộ  
8Thiết bị trình chiếuDùng chung cho toàn trường, các môn học và hoạt động giáo dục (căn cứ điều kiện thực tế của nhà trường để lựa chọn các thiết bị dưới đây cho phù hợp)  01 bộ (hoặc chiếc)/5 lớp  
8.1Máy tính (để bàn hoặc xách tay) – Loại thông dụng, tối thiểu phải cài đặt được các phần mềm phục vụ dạy học – Có kết nối LAN, Wifi và Bluetooth.x Bộ/Chiếc  
8.2Máy chiếu (hoặc Màn hình hiển thị)Trình chiếuMáy chiếu: – Loại thông dụng; – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens; – Độ phân giải tối thiểu XGA; – Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch; – Điều khiển từ xa; – Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có); Màn hình hiển thị: – Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD; – Có đủ cổng kết nối phù hợp; – Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt; – Điều khiển từ xa; – Nguồn điện: AC 90-220V/50Hz.x Bộ  
8.3Đầu DVDDùng cho dạy học và hoạt động giáo dục.– Loại thông dụng; – Đọc đĩa DVD, VCD/CD, CD – RW và các chuẩn thông dụng khác; – Có cổng kết nối USB, thẻ nhớ; – Tín hiệu ra dưới dạng AV, HDMI; – Chức năng tua tiến, tua lùi, tạm dừng; – Điều khiển từ xa; – Nguồn điện: 90V – 240V/50 Hz.x Chiếc  
8.4Máy chiếu vật thểDạy học– Loại thông dụng, Full HD; – Cảm biến hình ảnh tối thiểu 5MP; – Zoom quang học tối thiểu 10x; – Phụ kiện kèm theo.xxChiếc  
9Máy in Loại thông dụng, công nghệ laze, tốc độ tối thiểu 16 tờ khổ A4/phút.x Chiếc02/trường 
10Máy ảnh (hoặc Máy quay)Dùng cho dạy học và hoạt động giáo dụcMáy ảnh: Kỹ thuật số, loại thông dụng, độ phân giải tối thiểu 15MP; Máy quay: Loại thông dụng, Full HD, màn hình LCD 2,7inch, bộ nhớ trong tối thiểu 8GB; zoom quang học tối thiểu 30x, zoom kĩ thuật số tối thiểu 30x.xxChiếc01/trường 
11CânDùng để đo khối lượng cơ thể học sinhCân bàn điện tử, loại thông dụngxxChiếc02/trường 
12Nhiệt kế điện tửDùng để đo nhiệt độ cơ thể học sinhLoại thông dụng xCái02/trường 

Ghi chú:

– Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, “GV”, “HS”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho HS thực hành;

– Các từ viết tắt trong danh mục:

+ HS: Học sinh;

+ GV: Giáo viên.

You may also like

Leave a Comment

Copyright @2021  All Right Reserved – Designed and Developed by MINHPHUC